Hình thức của hợp đồng

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 66 - 67)

Đặc thù của phương thức giao dịch mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch là khách hàng uỷ thác cho thành viên kinh doanh của Sở giao dịch thực hiện các hoạt động mua bán cho mình. Việc uỷ thác của khách hàng cho các thành viên kinh doanh được thực hiện trên cơ sở hợp đồng uỷ thác giao dịch và lệnh uỷ thác giao dịch được thực hiện cho từng lần giao dịch cụ thể. Thành viên kinh doanh thực hiện các yêu cầu theo lệnh ủy thác giao dịch bằng cách gửi các lệnh giao dịch đến Sở.

Như vậy, khơng có một bản hợp đồng kỳ hạn, quyền chọn cụ thể được ký kết giữa các bên mua và bán, chỉ có các điều khoản theo mẫu mà Sở giao dịch đã xây dựng và các hợp đồng uỷ thác giao dịch, lệnh uỷ thác giao dịch và các lệnh giao dịch.

Do đó, bàn đến hình thức của hợp đồng giao sau chính là bàn đến hình thức của hợp đồng uỷ thác giao dịch, lệnh uỷ thác giao dịch và lệnh giao dịch. Hình thức của các hợp đồng và lệnh nêu trên được quy định là:

- Hợp đồng uỷ thác giao dịch phải bằng văn bản (Khoản 2 Điều 45 NĐ 158/2006/NĐ-CP);

- Lệnh uỷ thác giao dịch có thể được lập bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể lưu giữ được do các bên thoả thuận (Khoản 3 Điều 45 NĐ 158/2006/NĐ-CP);

- Riêng lệnh giao dịch của thành viên kinh doanh trên Sở giao dịch hàng hoá chưa được Luật Thương mại 2005 hay NĐ 158/2006/NĐ-CP quy định cụ thể. Quy định về lệnh giao dịch, NĐ 158/2006/NĐ-CP chỉ giao Sở giao dịch quy định cụ thể về “nội dung lệnh giao dịch cho từng loại giao dịch và từng loại hàng hố” mà chưa quy định về hình thức lệnh giao dịch. Có lẽ đó là một điểm mà luật cịn bỏ sót. Theo quan điểm cá nhân, nên quy định bổ sung cho Sở giao dịch hàng hố quy định về hình thức cụ thể của lệnh giao dịch, nhưng phải bằng văn bản hoặc các hình thức khác có thể lưu giữ được, giống như lệnh uỷ thác giao dịch của khách hàng cho thành viên kinh doanh.

Một phần của tài liệu Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa (Trang 66 - 67)