Có sự quy định khác nhau giữa luật Việt Nam và các điều ước quốc tế, giữa các điều ước quốc tế với nhau.
Về nghĩa vụ “cần mẫn hợp lý”:
Luật Việt Nam quy định nghĩa vụ của người vận chuyển là phải có một sự “cần mẫn hợp lý” hay phải có sự “chăm sóc chu đáo hàng hóa”, “giữ hàng cẩn thận và thích hợp”. Tức là trách nhiệm của người vận chuyển về thất thoát
35
của hàng hóa phải xuất phát từ nghĩa vụ cẩn trọng, chăm sóc chu đáo hàng hóa mà bất kỳ một người vận chuyển thông thường nào trong điều kiện nhất định đều phải và có thể làm được. Tương tự trong quy tắc Hague - Visby, điều quy định này có nghĩa rằng, trong trường hợp khi có thiệt hại xảy ra, chủ hàng phải có nghĩa vụ chứng minh rằng người vận chuyển đã không thực hiện nghĩa vụ mẫn cán cần phải có để làm cho tàu đủ khả năng đi biển và để đảm bảo cho tàu được bố trí, trang bị và cung ứng thích đáng.
Theo quy tắc Hamburg, người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về thiệt hại xảy ra với hàng hóa hoặc chậm giao hàng xảy ra trong khi hàng hóa thuộc trách nhiệm của mình, trừ khi họ chứng minh được việc đã áp dụng mọi biện pháp hợp lý, cần thiết để tránh sự cố và hậu quả của nó.
Chậm giao hàng:
Về việc chậm giao hàng, trong quy tắc Hague không nói đến nhưng Bộ luật Hàng hải Việt Nam và quy tắc Hamburg thì việc chậm giao hàng cũng là lỗi của người vận chuyển. Chậm trả hàng là việc hàng hoá không được giao ở cảng dỡ hàng trong khoảng thời gian đã thoả thuận theo hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian hợp lý cần thiết mà người vận chuyển mẫn cán có thể trả hàng đối với trường hợp không có thoả thuận.
Theo Điều 78, khoản 2, Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định trường hợp miễn trách của người vận chuyển: “Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu”.
Quy tắc Hamburg đã loại bỏ điều khoản miễn trách về lỗi điều khiển tàu này.
Bộ luật quản lý an toàn quốc tế ISM (International Safety Management) là một trong những nguồn luật khác liên quan đến chuyên chở hàng hóa bằng
36
đường biển. Các quy định trong bộ luật làm giảm bớt phạm vi trách nhiệm về lỗi do điều khiển và quản trị tàu. Khi nguyên nhân cơ bản dẫn tới sơ suất của thuyền viên và gây ra tai nạn, sự cố là do thiếu sót trong việc thực hiện các yêu cầu của ISM code thì chủ tàu khó có thể được miễn trách nhiệm.