Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 70)

- Dịch vụ vận tải đƣờng thuỷ nội địa: Trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, ngành dịch vụ này thuộc độc quyền Nhà nước Chủ trương phát

2.1.2.2.2 Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm

Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 có hiệu lực thi hành ngày 1/1/2006 gồm 18 chương, 261 điều. Bộ luật dành toàn bộ Chương V (từ Điều 70 đến Điều 122) và được chia thành 4 mục quy định về hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 đã bao quát được đầy đủ mọi khía cạnh của hoạt động hàng hải nói chung và hợp đồng vận chuyển hàng hóa nói riêng. Trước đó, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 1990 cũng được đánh giá là có nhiều quy định phù hợp, tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động hàng hải. Tuy nhiên, Bộ luật cũng còn nhiều bất cập, không phù hợp với tình hình hội nhập kinh tế thế giới. Vì vậy Bộ luật Hàng hải năm 2005 đã ra đời. Ngoài ra, phải kể đến hệ thống các văn bản hướng dẫn cấp Chính phủ và cấp Bộ đã ra đời tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành Bộ luật trên thực tế.

Bộ luật Hàng hải năm 2005 cũng là nguồn luật được ưu tiên áp dụng trong những trường hợp có sự khác nhau đối với các quy định giữa các nguồn luật trong cùng nội dung liên quan đến hoạt động hàng hải ở Việt Nam. Bộ

70

luật vừa góp phần bảo vệ quyền và lợi ích của các doanh nghiệp vừa giúp các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tự chủ và điều chỉnh hoạt động kinh doanh phù hợp với các quy định của pháp luật.

So với Luật hàng hải của nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 là bộ luật chuyên ngành khá đồ sộ điều chỉnh tất cả các hoạt động hàng hải, bao gồm các quy định về tàu biển, thuyền bộ, cảng biển, luồng hàng hải, vận tải biển, an toàn hàng hải... Bộ luật cũng đã có những thay đổi toàn diện cả về cấu trúc cũng như nội dung so với Bộ luật Hàng hải năm 1990, cụ thể:

- Hàng hoá vận chuyển theo quy định của Bộ luật đa dạng và phong phú nhưng lại rất cụ thể, tất cả các loại hàng hoá kể cả súc vật sống hay vỏ container hoặc các dụng cụ vận tải khác được sử dụng khi vận chuyển hàng mà không do người vận chuyển cung cấp.

- Quy định hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được chia thành hai loại: Hợp đồng vận chuyển theo chứng từ vận chuyển và hợp đồng vận chuyển theo chuyến. Khi phân biệt rõ hai loại hợp đồng thì quyền và nghĩa vụ của các bên trong mỗi loại hợp đồng khác nhau sẽ khác nhau:

- Thực tế đối với hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chứng từ vận chuyển thường được áp dụng khi vận chuyển hàng hoá bằng tàu chợ. Khi có nhu cầu gửi hàng bằng tàu chợ, người có nhu cầu chỉ cần gửi Giấy lưu cước tàu chợ (liner booking note) tới hãng tàu để đặt chỗ cho hàng hoá cần vận chuyển. Căn cứ vào kết quả lưu cước và lịch tàu, chủ hàng vận chuyển hàng hoá ra cảng và giao cho người vận chuyển. Người vận chuyển nhận hàng và phát hành vận đơn theo yêu cầu của người gửi hàng. Khi vận đơn đường biển (Ocean Bill of Lading) được phát hành thì coi như hợp đồng vận chuyển hàng hoá đã được ký kết. Vận chuyển hàng hoá bằng chứng từ vận chuyển thường

71

người ta không giao kết hợp đồng vận chuyển mà chỉ dùng chứng từ vận đơn đường biển đã được in sẵn các điều kiện vận chuyển làm bằng chứng của hợp đồng vận chuyển. Toàn bộ nội dung của vận đơn đường biển sẽ là cơ sở pháp lý để giải quyết tất cả những tranh chấp phát sinh sau này giữa người phát hàng và người cầm giữ vận đơn. Các bên không được tự do thỏa thuận về các điều khoản của vận đơn và cũng không có sự thỏa thuận về trách nhiệm của mỗi bên. Vì là chứng từ được dùng phổ biến trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển cho nên trong hàng hải quốc tế cũng có những nguồn luật dành riêng để điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng hoá theo vận đơn đường biển như Công ước Brussels 1924 hay Công ước Hamburg 1978. Mỗi Công ước đều có chế định bảo vệ quyền lợi của các bên khác nhau. Ví dụ: Quy tắc Hague thiên về bảo vệ quyền lợi của chủ tàu (chặng đường thuộc phạm vi trách nhiệm của chủ tàu thì ngắn mà giới hạn trách nhiệm cũng thấp), Quy tắc Hamburg lại nghiêng về bảo vệ quyền lợi của người gửi hàng- tương tự như Bộ luật Hàng hải năm 2005, Quy tắc Hague- Visby thì hài hòa hơn ở chỗ đã nâng cao giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển...

- Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo chuyến được quy định trong Bộ luật HHVN 2005, thực tế thường được gọi là "hợp đồng thuê tàu chuyến", loại hợp đồng này phải được giao kết bằng văn bản cam kết giữa người thuê tàu và người cho thuê tàu. Trong hợp đồng vận chuyển, người ta quy định rất rõ và cụ thể quyền và nghĩa vụ của các bên thể hiện bằng những điều khoản của hợp đồng do hai bên thương lượng, thoả thuận ký kết. Trong quá trình thực hiện hợp đồng, nếu bên nào thực hiện không đúng hoặc sai so với quy định của hợp đồng phương hai tới quyền lợi của bên kia thì phải có nghĩa vụ bồi thường. Nguồn luật điều chỉnh hợp đồng vận chuyển theo chuyến là luật quốc gia chứ không phải các quy tắc quốc tế điều chỉnh vận đơn.

72

Hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển theo chuyến là loại hợp đồng khá phức tạp và liên quan tới nhiều vấn đề khi tổ chức vận chuyển. Vì vậy, khi có nhu cầu giao kết hợp đồng vận chuyển, người vận chuyển và người thuê vận chuyển thường dùng mẫu hợp đồng vận chuyển để đàm phán, ký kết. Mục đích là để đơn giản hoá các thủ tục hành chính, giảm bớt thời gian giao dịch đàm phán, đồng thời hạn chế các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện, các tổ chức hàng hải quốc tế và quốc gia, các luật sư đã quan tâm đặc biệt đến việc tiêu chuẩn hoá hợp đồng thuê tàu, phát hành những hợp đồng thuê tàu chuyến mẫu để sử dụng trong vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Trên thị trường hàng hải hiện nay, phân thành hai loại mẫu hợp đồng: mẫu hợp đồng có tính tổng hợp và mẫu hợp đồng có tính chuyên dùng.

- Mẫu hợp đồng tổng hợp dùng trong thuê tàu chuyến để chở hàng bách hoá (general cargo), phổ biến là các loại mẫu sau:

Mẫu hợp đồng Gencon được sử dụng từ nhiều năm để chuyên chở hàng bách hóa. GENCON do BIMCO (Công hội Hàng hải quốc tế và Bantic) phát hành năm 1922, đã qua nhiều lần sửa đổi và gần đây nhất là năm 1994 nhằm hoàn thiện và loại trừ tới mức tối đa những chỗ mập mờ, nước đôi dễ dẫn đến tranh chấp giữa người thuê và người cho thuê tàu.

Mẫu hợp đồng NUVOY do Hội nghị Đại diện các bên thuê tàu và chủ tàu các nước trong Hội đồng Tương trợ Kinh tế phát hành năm 1964.

Mẫu hợp đồng SCANCON do Công hội Hàng hải quốc tế và Bantic phát hành năm 1956.

- Mẫu hợp đồng thuê tàu chuyến có tính chất chuyên dùng được dùng trong thuê tàu chuyến chuyên chở hàng có khối lượng lớn như : Ngũ cốc, than, quặng, xi măng…, có nhiều mẫu chuyên dụng như:

Mẫu hợp đồng NORGRAIN năm 1989 của Hiệp hội môi giới và đại lý Mỹ dùng để chở ngũ cốc

73

Mẫu hợp đồng POLCOAL của Ba Lan năm 1971 dùng để chở than Mẫu hợp đồng EXONVOY, SHELL VOY của Mỹ dùng để chở dầu… Các quy định trong hợp đồng mẫu chỉ có tính tham khảo, nó có giá trị bắt buộc khi được các bên công nhận quy định trong hợp đồng vận chuyển. Các bên cũng có thể thỏa thuận việc sửa đổi hợp đồng mẫu cho phù hợp với điều kiện thực tế. Một điều cần lưu ý với các doanh nghiệp Việt Nam là trong các hợp đồng mẫu, việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thường quy định xét xử tại London theo luật Anh Quốc hoặc tại New York theo luật Mỹ. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam thường không giỏi về luật quốc tế (một phần do trình độ ngoại ngữ kém). Vì vậy, nên theo ý kiến của các chuyên gia, cần tìm cách đàm phán để luật giải quyết tranh chấp là luật Việt Nam và xét xử tại Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt nam.

Song cũng cần lưu ý là sử dụng mẫu hợp đồng vận chuyển để đàm phán, ký kết hợp đồng không phải là quy phạm bắt buộc mà hoàn toàn là quy phạm tuỳ ý.

Như vậy, có thể thấy nguyên tắc tự do thoả thuận tạo nên sự khác nhau cơ bản giữa hai loại hợp đồng nói trên.

Ngoài ra cũng cần đề cập tới chế định giải quyết tranh chấp giữa các bên trong mỗi loại hợp đồng là khác nhau. Với hợp đồng vận chuyển theo chuyến, cơ quan giải quyết tranh chấp là do các bên thống nhất lựa chọn: Trọng tài hoặc Tòa án. Do đó, khi tranh chấp không giải quyết được bằng thương lượng, hòa giải, một trong hai bên kiện ra cơ quan giải quyết tranh chấp, thẩm quyền của cơ quan này được mặc nhiên thừa nhận với bị đơn. Còn hợp đồng vận chuyển theo chứng từ, cơ quan giải quyết tranh chấp được bên vận chuyển đơn phương áp đặt và được in trực tiếp trên vận đơn. Trong một số trường hợp, khi nguyên đơn là chủ hàng khiếu nại tại Tòa án nước ngoài

74

(Toà án này không được ghi trong vận đơn), Tòa án đó vẫn có quyền xét xử theo thông lệ quốc tế.

Hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một dạng của hợp đồng thuê tàu. Nhưng Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Trên thực tế, cũng như vận chuyển hàng hóa theo chứng từ, hợp đồng vận chuyển chuyến thông thường phát hành vận đơn và chứng từ vận chuyển. Quan hệ giữa bên vận chuyển và người nhận hàng cũng được điều chỉnh bởi vận đơn.

Tóm lại, qua phân tích ở trên ta thấy mặc dù hợp đồng vận chuyển chuyến là một dạng hợp đồng thuê tàu nhưng cũng có sự khác biệt cơ bản giữa hợp đồng thuê tàu và hợp đồng vận chuyển hàng hóa theo chuyến. Vì vậy, Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 2005 khẳng định hợp đồng vận chuyển theo chuyến là một loại hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển.

Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định rõ về ba chức năng của vận đơn (Điều 73). Mặt khác, Bộ luật cũng đã sửa đổi về việc quy định vận đơn đích danh không được phép chuyển nhượng, người có tên đích danh trong vận đơn là người nhận hàng hợp pháp. Điều này phù hợp với quy định trong các Công ước quốc tế (Bộ luật Hàng hải năm 1990 quy định cả ba loại vận đơn đều có thể được chuyển nhượng).

Bộ luật Hàng hải năm 2005 (Điều 72) cũng đã thêm vào quy định phân biệt người vận chuyển và người vận chuyển thực tế, quyền và trách nhiệm của người vận chuyển và người vận chuyển thực tế phù hợp với thông lệ quốc tế.

Bộ luật Hàng hải năm 2005 đã quy định thêm một điều về việc chậm trả hàng và cũng quy định thêm trường hợp miễn trách cũng như giới hạn trách nhiệm trong việc chậm trả hàng. Quy định này là hoàn toàn hợp lý, đúng đắn; vừa bảo vệ được lợi ích của chủ hàng, vừa tránh được những tổn thất quá lớn cho người vận chuyển.

75

Bộ luật Hàng hải năm 2005 thể hiện quan điểm của Nhà nước về việc vận chuyển các loại hàng hóa đặc biệt (bao gồm cả động vật tươi sống, hàng chở trên boong). Quy định này đã áp dụng tinh thần của Công ước Hamburg trong khi Bộ luật năm 1990 không đưa ra khái niệm hàng hoá.

Bên cạnh đó, Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định đồng tiền tính mức giới hạn trách nhiệm của người vận chuyển là "Quyền rút vốn đặc biệt”(SDR) thay thế cho đồng Frăng vàng trước kia. Điều này phù hợp với xu thế chung của pháp luật hàng hải các nước trên thế giới.

Nhìn chung, Bộ luật Hàng hải năm 2005 áp dụng một cách có chọn lọc cả ba Công ước đã nêu về chế định hợp đồng vận chuyển hàng hóa đường biển.

Thêm nữa, các quy định hợp đồng vận tải đa phương thức trong Bộ luật 2005 mới chỉ dừng ở việc áp dụng đối với vận tải đa phương thức, trong đó có một phương thức vận tải bằng đường biển. Trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức được xác định theo nguyên tắc: hàng hóa bị hư hỏng, mất mát xảy ra ở một phương thức vận tải nhất định của quá trình vận chuyển, các quy định của pháp luật tương ứng điều chỉnh phương thức vận tải đó của vận tải đa phương thức được áp dụng đối với trách nhiệm và giới hạn trách nhiệm của người kinh doanh vận tải đa phương thức, ví dụ mất mát, hư hỏng xảy ra ở chặng vận tải hàng không thì áp dụng Luật Hàng không dân dụng; khi không thể áp dụng mất mát, hư hỏng hàng hóa xảy ra ở chặng vận tải nào thì áp dụng theo quy định tại Điều 121, khoản 2, Bộ luật Hàng hải năm 2005. Đồng thời, người kinh doanh vận tải đa phương thức vẫn phải chịu trách nhiệm trên suốt chặng đường từ khi nhận hàng tới khi trả hàng, quy định này giống như quy định của Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức, Hiệp định vận tải qua biên giới GMS mà Việt Nam là một thành viên ký

76

kết, Hiệp định Cartagena về vận tải đa phương thức của các nước Nam Mỹ và Luật Hàng hải của Trung Quốc, nhưng thấp hơn quy định của Công ước quốc tế về vận tải đa phương thức. Quy định về vận tải đa phương thức tạo khung pháp lý giúp các bên tận dụng tốt nhất thời gian, chi phí và quãng đường vận chuyển mà không gặp trở ngại, vướng mắc về thủ tục. Vận tải đa phương thức cũng đang là một xu thế phổ biến hiện nay trên thế giới thúc đẩy thương mại quốc tế phát triển.

Ngoài quy định trong Bộ luật Hàng hải về hợp đồng vận tải đa phương thức, Chính phủ đã ban hành Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phương thức. Nghị định chỉ điều chỉnh vận tải đa phương thức quốc tế không điều chỉnh vận tải đa phương thức nói chung. Đây là văn bản quy định chi tiết về kinh doanh vận tải đa phương thức của Việt Nam. Nội dung Nghị định đã dựa trên các điều khoản của Hiệp định khung ASEAN về vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)