2.1 Pháp luật điều chỉnh hợp đồng vận Chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
2.1.1 Pháp luật quốc tế
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển được điều chỉnh không chỉ bởi pháp luật quốc gia mà còn cả các Điều ước quốc tế và Tập quán hàng hải trong lĩnh vực liên quan. Hiện nay, Việt Nam mới chỉ tham gia những Công ước chung nhất về hoạt động hàng hải. Những Công ước trong phạm vi quốc tế điều chỉnh hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển tiêu biểu nhất là: Công ước Hamburg, Quy tắc Hague, Hague- Visby, Quy tắc Work- Anwtep, Công ước Brussel 1924... thì Việt Nam vẫn chưa tham gia. Chính vì vậy, nội dung của những Công ước đó không được áp dụng trực tiếp vào hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Các bên liên quan không bắt buộc phải áp dụng nội dung Công ước.
Theo bản tin từ Cục Hàng hải Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam đã là thành viên của 16 Công ước quốc tế và khu vực về hàng hải và ký Hiệp định song phương về vận tải biển với 20 quốc gia. Các Công ước quốc tế về hàng hải trong số đó bao gồm cả những Công ước chung về lĩnh vực hàng hải và những công ước riêng điều chỉnh cụ thể hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường biển. Mỗi Công ước đều có phạm vi áp dụng khác nhau, do đó, dựa trên phạm vi áp dụng Công ước và thỏa thuận của các bên, các bên có quyền dẫn chiếu áp dụng các quy định của các Công ước nói trên.
63
2.1.1.1 Công ƣớc quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đƣờng biển (Quy tắc Hague 1924) đƣờng biển (Quy tắc Hague 1924)
Quy tắc Hague năm 1924 áp dụng cho hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển được thể hiện bằng một vận đơn hoặc một chứng từ sở hữu tương tự.
Tại Điều 10 quy định “Những quy định trong Công ước này sẽ áp dụng cho mọi vận đơn được phát hành tại bất kỳ nước nào là thành viên của Công ước”.
2.1.1.2 Nghị định thƣ sửa đổi Công ƣớc quốc tế thống nhất một số quy tắc về vận đơn đƣờng biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague - Visby 1968) quy tắc về vận đơn đƣờng biển, Visby 1968 (Quy tắc Hague - Visby 1968)
Tại Điều X quy định những quy định của Quy tắc này “áp dụng cho mọi vận đơn liên quan đến vận chuyển hàng hóa giữa các cảng nằm trong hai quốc gia khác nhau nếu:
a) Vận đơn được ký phát ở một quốc gia thành viên Quy tắc này, hoặc b) Việc vận chuyển bắt đầu từ một cảng nằm trong một quốc gia thành viên Quy tắc này, hoặc
c) Hợp đồng/ vận đơn hoặc bằng chứng bởi vận đơn quy định áp dụng Quy tắc hoặc luật của bất kỳ nước nào thừa nhận hiệu lực của Quy tắc này để điều chỉnh hợp đồng đó, bất kể quốc tịch của tàu, người vận chuyển, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan.
Người vận chuyển cần cẩn trọng khi sử dụng vận đơn phát hành dẫn chiếu Quy tắc Hague hay Quy tắc Hague-Visby vì có sự khác nhau cơ bản về các vấn đề nêu trên.
Ví dụ : Vụ Tập đoàn C.D.C. kiện hãng P. Container đòi bồi thường tổn
thất qua vận chuyển bằng đường biển.
- Sau khi từ Pháp đến Cảng Everglades (Bang Florida, Mỹ), container chứa hàng đã bị mất
64
- Hàng gồm 42 pallets với 2.270 thùng (cartons) nước hoa/mỹ phẩm - Chủ hàng đòi bồi thường, tính mỗi carton là một kiện (package) theo Luật Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển của Mỹ (COGSA) về giới hạn bồi thường.
Sau khi phân tích điều khoản của B/L và lịch sử định nghĩa của từ package, Toà án phán quyết: hàng phần lớn được vận chuyển bằng pallet, do vậy mỗi pallet là một package theo COGSA với giới hạn bồi thường tương ứng đã được quy định [16, tr.64]
2.1.1.3 Công ƣớc của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển, 1978 (Quy tắc Hamburg) đƣờng biển, 1978 (Quy tắc Hamburg)
Công ước Hamburg năm 1978 sẽ được áp dụng với mọi hợp đồng chuyên chở hàng hóa bằng đường biển giữa hai quốc gia nếu:
+ Cảng bốc/dỡ hàng quy định trong hợp đồng hoặc một trong các cảng dỡ hàng lựa chọn, quy định trong hợp đồng vận chuyển đường biển là cảng dỡ hàng thực tế nằm ở một nước thành viên Công ước hoặc
+ Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển được phát hành tại một nước thành viên Công ước hoặc
+ Vận đơn hoặc chứng từ khác làm bằng chứng cho hợp đồng vận chuyển quy định rằng những quy định của Công ước này hoặc luật lệ của bất cứ quốc gia nào cho thi hành những quy định của Công ước này là luật điều chỉnh hợp đồng.
+ Những quy định của Công ước được áp dụng không phụ thuộc vào quốc tịch của tàu, của người vận chuyển, người vận chuyển thực tế, người gửi hàng, người nhận hàng hoặc bất kỳ người nào khác có liên quan. Nhưng không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu.
65
Như vậy, trong hoạt động hàng hải thương mại quốc tế hiện nay đang cùng tồn tại ba Quy tắc Hague, Quy tắc Hague-Visby và Quy tắc Hamburg là nguồn luật điều chỉnh các quan hệ pháp lý về vận đơn. Đáng chú ý là tuy Quy tắc Hamburg chưa phải là phổ biến (hầu hết các quốc gia hàng hải lớn đều chưa ký Công ước này, số lượng tàu của các quốc gia thành viên chỉ chiếm khoảng 5% tổng trọng tải thế giới - nguồn:OECD) [16, tr.67-68], nhưng một số hãng tàu đã đưa vào vận đơn những điều khoản quy định của Quy tắc này mà người vận chuyển nên xem xét kỹ vận đơn khi giao dịch. Mặc dù Việt Nam không là thành viên của các Công ước điều chỉnh vấn đề này nhưng một cách gián tiếp, do các bên thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thỏa mãn các yếu tố thuộc phạm vi áp dụng thì các Công ước trên vẫn được áp dụng.
2.1.1.4 Công ƣớc của Liên hợp quốc về vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phƣơng thức quốc tế vận tải đa phƣơng thức quốc tế
Công ước này được thông qua tại hội nghị của Liên hợp quốc ngày 24/5/1980 tại Geneva (Thuỵ Sĩ) gồm 84 nước tham gia. Cho đến nay, Công ước này vẫn chưa có hiệu lực do chưa đủ số nước cần thiết để phê chuẩn, gia nhập. Đây cũng là một nguồn luật được các nước áp dụng trong hoạt động vận chuyển hàng hoá bằng vận tải đa phương thức có bao gồm phương thức vận chuyển bằng đường biển .
2.1.2 Pháp luật Việt Nam
2.1.2.1 Các cam kết của Việt Nam trong Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) giới (WTO)
Chính thức trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã đưa ra những cam kết của mình trong đó có nội dung liên quan đến :
66