Trách nhiệm, giới hạn trách nhiệm và miễn trách của các bên trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 31)

trong hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đƣờng biển

Trách nhiệm của người thuê vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

Khi có tổn thất xảy ra về thiệt hại đối với hàng hóa, bên thuê vận chuyển bao giờ cũng là người chịu thiệt đầu tiên. Họ không bao giờ mong muốn hàng của mình không đến hoặc đến mà bị mất mát, hư hỏng khi đến tay người nhận hàng. Do vậy, đôi khi thực hiện tốt những nghĩa vụ tối thiểu do pháp luật quy định cũng chính là bảo vệ cho quyền lợi của mình.

Điều 81, khoản 1, BLHH năm 2005 "Người gửi hàng phải bảo đảm hàng hoá được đóng gói và đánh dấu ký, mã hiệu theo quy định. Người vận

31

chuyển có quyền từ chối bốc lên tàu biển những hàng hóa không bảo đảm các tiêu chuẩn đóng gói cần thiết". Người vận chuyển có thể miễn trách nhiệm nếu chứng minh được rằng do lỗi của bên thuê vận chuyển đóng gói hàng không cẩn thận, sai tiêu chuẩn, ký mã hiệu bị sai, bị mờ không nhìn rõ, do đó hàng bị giao sai, giao nhầm.

"Người gửi hàng phải cung cấp trong một thời gian thích hợp cho người vận chuyển các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết đối với hàng hoá dễ nổ, dễ cháy và các loại hàng hoá nguy hiểm khác hoặc loại hàng hoá cần phải có biện pháp đặc biệt khi bốc hàng, vận chuyển, bảo quản và dỡ hàng".

"Người gửi hàng phải bồi thường các tổn thất phát sinh do việc cung cấp chậm trễ, thiếu chính xác hoặc không hợp lệ các tài liệu và chỉ dẫn cần thiết". Bên vận chuyển không có nghĩa vụ phải kiểm tra sự chính xác hay đầy đủ của các thông tin đó.

"Người gửi hàng hoặc người giao hàng dù cố ý hoặc vô ý đều phải chịu trách nhiệm đối với người vận chuyển, hành khách, thuyền viên và các chủ hàng khác về những tổn thất phát sinh do khai báo hàng hoá không chính xác hoặc không đúng sự thật, nếu người vận chuyển chứng minh được là người gửi hàng hoặc người giao hàng có lỗi gây ra tổn thất đó".

Công ước Hamburg cũng quy định về các trường hợp trên nhưng mở rộng ra rằng người gửi hàng sẽ không chịu trách nhiệm về thiệt hại trừ khi hư hỏng đó là do lỗi của người gửi hàng, người làm công hoặc đại lý của người gửi hàng gây ra.

Trách nhiệm của người vận chuyển trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển

Chế độ trách nhiệm:

Trong vận chuyển hàng hoá có sự khác biệt rất lớn về trách nhiệm của người vận chuyển theo hợp đồng và trách nhiệm của người vận chuyển thực

32

tế. Pháp luật về vận chuyển hàng hoá nói chung đều quy định người vận chuyển theo hợp đồng phải chịu trách nhiệm đối với toàn bộ việc vận chuyển thoả thuận trong hợp đồng còn người vận chuyển thực tế chỉ phải chịu trách nhiệm đối với phần vận chuyển mà mình thực hiện

Thời hạn trách nhiệm (period of responsibility):

Theo điều 75 Bộ luật Hàng hải năm 2005 quy định “Người vận chuyển chịu trách nhiệm về việc bốc hàng, dỡ hàng cẩn thận và thích hợp, chăm sóc chu đáo hàng hoá trong quá trình vận chuyển.” Từ khi người chuyên chở nhận hàng từ cảng bốc hàng và xuyên suốt tới khi giao hàng cho người nhận hàng tại cảng dỡ hàng.

Theo Điều 4 Quy tắc Hamburg thì thời hạn trách nhiệm đối với hàng hoá của người vận chuyển bao gồm khoảng thời gian mà người vận chuyển chịu trách nhiệm về hàng hóa ở cảng xếp hàng, trong quá trình vận chuyển và ở cảng dỡ hàng: Người vận chuyển coi là chịu trách nhiệm về hàng hoá:

Kể từ khi người vận chuyển đã nhận hàng từ:

- Người gửi hàng hoặc người thay mặt người gửi hàng hoặc

- Một cơ quan có thẩm quyền hoặc người thứ ba mà theo luật hoặc quy định ở cảng bốc hàng, hàng hóa phải được giao cho họ để gửi đi

Cho đến khi người vận chuyển đã giao hàng: - Bằng cách giao hàng cho người nhận, hoặc

- Trong trường hợp người nhận không nhận hàng từ người vận chuyển thì bằng cách đặt hàng hóa dưới quyền định đoạt của người nhận hàng phù hợp với hợp đồng hoặc luật hoặc tập quán buôn bán tại cảng dỡ, hoặc

- Bằng cách chuyển giao cho một cơ quan có thẩm quyền hoặc cho một người tứ ba khác, mà theo luật hoặc quy định áp dụng ở cảng dỡ hàng, hàng hóa phải được chuyển giao cho họ.

33

Điều đó có nghĩa rằng bắt đầu từ khi nhận hàng tại cảng xếp hàng tới khi họ giao hàng cho người nhận hàng tại cảng dỡ hàng thì người vận chuyển mới hết trách nhiệm với hàng hóa. Người vận chuyển phải nỗ lực và có trách nhiệm hơn với hàng hóa mà họ nhận chuyên chở.

Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo quy tắc Hague-Visby hẹp hơn so với quy tắc Hamburg: bao trùm khoảng thời gian từ khi hàng được bốc lên tàu cho đến khi được dời khỏi tàu. Như vậy là hàng hóa thuộc trách nhiệm của người chuyên chở khi cần cẩu móc vào lô hàng ở cảng bốc hàng và kết thúc khi cần cẩu rời khỏi lô hàng ở cảng dỡ hàng. Trong thương mại hàng hải, người ta gọi trách nhiệm đó là tackle to tackle, nghĩa là “từ móc cẩu đến móc cẩu”

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)