Điều khoản về cảng bốc/dỡ hàng hoá

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

Hai bên thoả thuận tên một cảng hoặc một vài cảng xếp hàng (loading port) và tên một hay một vài cảng dỡ hàng (discharging port). Cảng bốc dỡ quy định trong hợp đồng phải là cảng an toàn (safe port) đối với tàu về mặt hàng hải và chính trị xã hội. Khi ký kết hợp đồng, ta nên đưa vào thuật ngữ "always afloat" (luôn luôn đậu nổi) và "or safe aground" (chạm đất an toàn) nhất là khi cảng bốc/dỡ chịu ảnh hưởng của phù sa bồi lấp và thuỷ triều.

Cảng bốc hàng do người thuê vận chuyển chỉ định. Cảng bốc dỡ hàng phải đảm bảo an toàn cho tàu ra vào và lưu lại cảng cùng với hàng (đủ độ sâu, mớn nước thích hợp sao cho tàu luôn luôn nổi hoặc an toàn) cũng như an toàn về mặt chính trị xã hội (không có bạo động, đình công, vũ trang...). Nếu chưa xác định chính xác cảng bốc dỡ thì có thể quy định theo sự lựa chọn của bên thuê vận chuyển. Có thể quy định chung chung một hoặc một vài cảng xếp hàng, cũng có thể quy định cụ thể. Trong trường hợp có nhiều người thuê vận chuyển mà họ không thoả thuận được về nơi bốc hàng hoặc khi người thuê vận chuyển không chỉ định rõ nơi bốc hàng thì người vận chuyển đưa tàu biển đến địa điểm được coi là nơi bốc hàng theo tập quán địa phương.

Theo Bộ luật Hàng hải Việt Nam, nơi bốc hàng phải an toàn, không gây trở ngại cho việc tàu biển vào, ra, chờ đợi cùng với hàng hoá.

Tuy nhiên cần đưa thêm điều khoản "luôn luôn có thể rời bến", các cuốn sách về hàng hải cũng như các Công ước hầu như không đề cập đến việc rời bến. Và điều này cũng đã dẫn tới những thiệt hại và tranh chấp giữa các bên trong hợp đồng.

28

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)