Giới hạn trách nhiệm (Limits of liability)

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 34)

Việc áp dụng trách nhiệm bồi thường thiệt hại nói chung và trong vận chuyển hàng hoá thường được xác định trên cơ sở thiệt hại thực tế đã xảy ra.

Bộ luật Hàng hải Việt Nam quy định về giới hạn bồi thường của người chuyên chở đối với tổn thất do hư hỏng, mất mát hàng hóa xảy ra trong thời gian người chuyên chở chịu trách nhiệm về hàng hóa và lỗi đó do chính họ gây nên như sau:

Trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa chưa được khai báo trước khi bốc hàng hoặc nêu rõ trong vận đơn: giới hạn tối đa tương đương với 666,67 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc cho mỗi đơn vị hàng hoá hoặc 2 đơn vị tính toán cho mỗi kilôgam trọng lượng cả bì của số hàng hoá bị mất mát, hư hỏng tuỳ theo giá trị hàng hoá. Quy tắc Hague thì quy định không quá 100 Bảng Anh. Giá trị này được nhận xét là không còn phù hợp vì bản thân nước Anh đã nâng giá trị này lên 200 Bảng Anh. Quy tắc Hague- Visby đã nâng giới hạn này lên là 666,67 SDR/kiện hay đơn vị hoặc 2 SDR/kg hàng hóa cả

34

bì bị mất. Với Quy tắc Hamburg (Điều 5) thì giới hạn này cao hơn, tương đương 835 đơn vị tính toán cho mỗi kiện hoặc tương đương 2,5 đơn vị tính toán cho mỗi kg trọng lượng cả bì của hàng hóa bị mất mát hoặc hư hỏng, tuỳ theo cách tính nào cao hơn.

Trường hợp chủng loại và giá trị hàng hóa đã được khai báo trước khi bốc hàng hoặc nêu rõ trong vận đơn thì người vận chuyển chịu trách nhiệm bồi thường mất mát, hư hỏng hàng hoá thì bồi thường bằng hay theo tỷ lệ chênh lệch giữa giá trị khai báo và giá trị còn lại của hàng.

Trách nhiệm của người vận chuyển trong việc chậm giao hàng theo quy định của Điều 5 trong Công ước Hamburg được giới hạn bởi số tiền tương đương bằng 2,5 lần số tiền cước phải trả cho số hàng giao chậm nhưng không vượt quá tổng số tiền cước theo hợp đồng.

Pháp luật Việt Nam cũng như các Công ước đều quy định về các trường hợp bên vận chuyển mất quyền được hưởng giới hạn trách nhiệm trong việc giao hàng. Đó là trường hợp bên vận chuyển có hành vi hay thiếu sót cố ý trong việc làm mất mát, hư hỏng hàng hóa hoặc chậm giao hàng.

Những quy định pháp luật như vậy vừa tránh được cho người chuyên chở trách nhiệm quá nặng nề nhưng cũng vừa tạo hàng rào để ngăn cản sự thiếu mẫn cán trong hoạt động vận chuyển.

Một phần của tài liệu Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển theo pháp luật Việt Nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)