- Dịch vụ vận tải đƣờng thuỷ nội địa: Trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, ngành dịch vụ này thuộc độc quyền Nhà nước Chủ trương phát
2.3 Cơ chế giải quyết tranh chấp trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
chuyển hàng hoá bằng đƣờng biển
Hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là cơ sở pháp lý ràng buộc trách nhiệm của những người tham gia ký kết (người vận chuyển, người thuê vận chuyển). Trước và sau khi ký kết, cũng như trong quá trình thực hiện hợp đồng, nói chung, các bên đều mong muốn hợp đồng được thực hiện một cách suôn sẻ và đạt được hiệu quả trong kinh doanh. Nhưng trong quá trình thực hiện hợp đồng, do bị tác động của nhiều yếu tố nên những tranh chấp phát sinh là không tránh khỏi, chúng thường thường rất đa dạng và không giống nhau. Vấn đề đặt ra là khi có tranh chấp, làm thế nào để tìm ra nguyên nhân và từ đó để có biện pháp giải quyết tranh chấp tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi của mình.
Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp thường có nhiều, song về cơ bản có thể chia ra thành hai loại đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan.
Nguyên nhân khách quan: là những nguyên nhân xảy ra nằm ngoài ý muốn của con người, con người không lường trước và kiểm soát được chúng. Trên thực tế, rất nhiều tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng là do nguyên nhân khách quan, đó là thiên tai, tai nạn bất ngờ, các hiện tượng chính trị xã hội và các trường hợp bất khả kháng như: phương tiện chuyên chở không đến được cảng (nhận/giao hàng) theo đúng thời hạn do trên hành trình gặp phải bão phải lánh nạn; hàng hóa không thể giao cho phương tiện vận chuyển do lệnh cấm của Chính phủ đối với hàng hóa...
Tất cả những tranh chấp phát sinh từ những vụ việc trên đều xuất phát từ những nguyên nhân mang tính khách quan và thường được ghi vào vận đơn, hoặc trong hợp đồng vận tải tại điều khoản miễn trách. Do vậy, để miễn trách nhiệm, hoặc yêu cầu bồi thường thiệt hại, các bên phải chứng minh
86
nguyên nhân khách quan của sự việc (đối với người vận chuyển) hoặc phải chứng minh đó không phải là nguyên nhân khách quan (đối với người thuê vận chuyển, chủ hàng).
Trong các nguyên nhân khách quan thì các trường hợp bất khả kháng thường phức tạp hơn cả. Bất khả kháng là những rủi ro bất ngờ xảy ra, con người không thể lường trước được, không thể khắc phục được, ví dụ chiến tranh, đình công... Khi đã được công nhận là bất khả kháng thì các bên liên quan có quyền hủy bỏ hợp đồng. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì thiệt hại đến với bên nào, bên đó phải chịu. Trên thực tế, cũng có những trường hợp trong hoàn cảnh này thì được coi là bất khả kháng, nhưng trong điều kiện và hoàn cảnh khác lại không được coi là bất khả kháng. Ví dụ: Cùng là một sự việc máy tàu bị hỏng trên đường hành trình nhưng có hai trường hợp có thể xảy ra:
Thứ nhất: Trước lúc hành trình khi khởi động máy, máy chạy bình
thường ổn định nhưng dọc đường gặp sự cố bất ngờ dẫn đến hỏng máy. Đây được coi là bất khả kháng;
Thứ hai: Trước lúc hành trình, khi khởi động máy, người ta có nghe thấy tiếng kêu khác lạ của máy nhưng vẫn cho tàu hành trình, dẫn đến dọc đường máy hỏng. Trường hợp này không được coi là bất khả kháng.
Như vậy, khi có tranh chấp mà nguyên nhân trực tiếp là do bất khả kháng thì các bên phải thu thập đầy đủ các chứng cứ để chứng minh.
Nguyên nhân chủ quan: Nếu nguyên nhân khách quan là những trường hợp xảy ra bất ngờ, không lường trước được và ngoài sự kiểm soát của con người thì nguyên nhân chủ quan lại là những trường hợp do chính con người tạo ra hoặc trong tầm kiểm soát của con người.
Giải quyết những tranh chấp phát sinh từ những nguyên nhân chủ quan thường rất phức tạp vì ở đó có yếu tố con người. Các nguyên nhân chủ quan cũng rất đa dạng có thể do bên thuê vận chuyển hoặc bên vận chuyển cố ý vi
87
phạm, do hợp đồng không quy định hoặc không quy định rõ ràng hoặc do trình độ nghiệp vụ, kiến thức pháp lý của người tham gia ký hợp đồng...Cụ thể là:
- Sự đối lập về quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng vận chuyển chính là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự tranh chấp giữa hai bên. Nhiều khi vì mục đích riêng, bên nào đó sẵn sàng vi phạm nghĩa vụ cam kết làm ảnh hưởng đến quyền lợi của bên kia.
- Thực tế thương mại cho thấy nhiều khi tranh chấp phát sinh do các điều khoản của hợp đồng không quy định đầy đủ, rõ ràng. Ví dụ như trong điều khoản về trọng tài có ghi “ Mọi tranh chấp phát sinh (nếu có) sẽ được xét xử tại trung tâm trọng tài quốc tế”. Thiếu sót ở đây là không nói rõ trung tâm trọng tài quốc tế nào. Đến khi tranh chấp xảy ra đòi hỏi phải giải quyết thì lại nảy sinh xung đột mới về pháp luật điều chỉnh.
- Hạn chế về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ pháp lý của những người tham giao kết ký kết hợp đồng, trước hết ảnh hưởng đến việc tìm hiểu đối tác. Do không thông thạo về thị trường vận tải nên bên thuê vận chuyển, nhiều khi đã thuê phải tàu già, tàu không đủ khả năng đi biển hoặc tàu ma dẫn đến mất cả hàng hóa lẫn tiền cước phí. Ngoài ra, tàu không thực hiện đầy đủ chế độ bảo dưỡng, sửa chữa và trang bị bổ sung duy trì trạng thái kỹ thuật, thuyền viên và sỹ quan thiếu khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh, thiếu tính mẫn cán, tinh thần trách nhiệm trong công việc, hệ thống quản lý an toàn và an ninh không được duy trì một cách tự giác... Điều này đẫn đến những thiệt hại không nhỏ không chỉ cho những người vận chuyển mà cả chủ hàng, cũng là nguyên nhân của những tranh chấp sau đó.
Trong quá trình thực hiện hợp đồng, sự thiếu hiểu biết của nhà xuất khẩu Việt Nam về vận đơn đôi khi mang lại cho người xuất khẩu những thiệt hại không đáng có. Một vận đơn đích danh sau khi được cấp phát sẽ là bằng
88
chứng cho thấy người có tên trong vận đơn là người có quyền sở hữu đối với hàng hóa đó dù ai khác là người cầm giữ. Vì vậy, nếu có thiệt hại xảy ra người cầm giữ vận đơn không có tên trong vận đơn đích danh lúc này cũng sẽ không có quyền khởi kiện người vận chuyển.
Trình độ của thẩm phán trong giải quyết tranh chấp còn kém, sự thiếu hiểu biết về pháp luật cũng như thực tiễn. Có trường hợp chủ hàng tranh chấp với chủ tàu vì hàng hóa bị tổn thất trong quá trình chuyên chở đã đưa ra trọng tài kinh tế Nhà nước để xét xử bồi thường. Một trọng tài viên đã bác bỏ khiến nại của chủ hàng với tuyên bố “vì chủ hàng không cấp vận đơn cho lô hàng đó nên khiếu nại bị bác bỏ”. Hay trường hợp khác Trọng tài kinh tế Nhà nước lại tuyên bố “Việt Nam không áp dụng bộ luật GENCON”. Sự thiếu hiểu biết của những người tiến hành tố tụng này càng làm cho các bên e ngại việc sử dụng luật Việt Nam làm luật để giải quyết tranh chấp và cơ quan giải quyết tranh chấp của Việt Nam.
Các biện pháp giải quyết tranh chấp
Các bên trong hợp đồng dù có cố gắng đến mấy thì trong quá trình thực hiện hợp đồng cũng không thể tránh khỏi những tranh chấp phát sinh. Vì vậy, khi có tranh chấp xảy ra thì tìm một giải pháp để giải quyết tranh chấp có hiệu quả có một ý nghĩa rất lớn.
Các Công ước quốc tế cũng như Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2005 đều đưa ra các biện pháp giải quyết tranh chấp để các bên có thể lựa chọn. Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra, các bên liên quan có thể giải quyết bằng thương lượng hoặc thỏa thuận đưa ra giải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc khởi kiện ra tòa án. Qua thực tiễn giải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng vận chuyển hàng hóa bằng đường biển ta có thể đưa ra các giải pháp cơ bản sau:
Thứ nhất: Giải quyết tranh chấp bằng con đường hòa giải;
Thứ hai: Giải quyết bằng trọng tài
89
Giải quyết tranh chấp bằng hòa giải
Trước một vụ việc phát sinh hai bên cần nghiêm túc, khách quan trong việc đánh giá mức độ lỗi của mình và mức độ lỗi của đối phương.
Giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng, hòa giải bao giờ cũng là giải pháp tốt nhất, tối ưu nhất. Khi hoà giải được tiến hành theo một quy tắc hoà giải của một tổ chức Trọng tài thương mại và hoà giải thành công thì các bên hoà giải có thể đề nghị tổ chức Trọng tài đó thừa nhận văn bản hoà giải như là một quyết định của Trọng tài. Trường hợp hoà giải bất thành, tranh chấp phải đưa ra giải quyết tại Toà án hay Trọng tài thương mại thì các bên đương sự không có quyền viện dẫn đến các ý kiến, tuyên bố, thừa nhận của bên kia đưa ra trong quá trình hoà giải để làm bằng chứng trừ khi các bên có thoả thuận khác.
Giải quyết bằng con đƣờng trọng tài
Khi việc giải quyết tranh chấp bằng con đường thương lượng không thành thì người khiếu nại khởi kiện đối phương ra Trọng tài nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Xu hướng hiện nay các bên đương sự thường giao tranh chấp cho Trọng tài thương mại xét xử, vì vậy giải quyết tranh chấp bằng Trọng tài so với việc xét xử của Toà án thương mại có những điểm lợi thế sau:
- Đảm bảo được bí mật kinh doanh của hai bên;
- Thủ tục đơn giản. Các Trọng tài viên tinh thông nghiệp vụ về thương mại hàng hải nên giải quyết nhanh, kết quả xét xử có thể thoả đáng, hợp lý; Phán quyết của Trọng tài có giá trị chung thẩm cho nên không phải đi kiện theo thủ tục phúc thẩm.
- Đặc biệt là, mặc dù đã khiếu kiện nhau tại Toà, nhưng khả năng hòa giải vẫn tồn tại cho đến ngày xét xử, các bên có thời gian tìm kiếm cơ hội để dung hòa, tránh mâu thuẫn.
90
Trong hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, các bên đều thỏa thuận một điều khoản về giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, được lập dưới hai hình thức:
- Trọng tài đặc biệt (trọng tài vụ việc): Do hai bên đương sự lập ra để giải quyết một tranh chấp cụ thể, sau khi giải quyết xong thì không còn tồn tại nữa.
- Trọng tài thường trực (trọng tài quy chế): Trọng tài được thành lập ra hoạt động thường xuyên theo một quy chế nhất định. Hiện nay, ở hầu hết các nước có Trọng tài thường trực. Chẳng hạn, ở Nhật Bản có Hiệp hội Trọng tài thương mại Nhật Bản, Hồng Kông có Trung tâm trọng tài quốc tế Hồng Kông, Thái Lan có Uỷ ban Trọng tài thương mại Thái Lan, ở Anh có Toà trung tâm quốc tế Luân Đôn.
Giải quyết tranh chấp bằng tòa án
Việc giải quyết tranh chấp còn có thể do Tòa án thương mại giải quyết. Toà án thương mại chỉ có thẩm quyền xét xử khi các bên đương sự thoả thuận thống nhất giao tranh chấp cho thẩm quyền xét xử của Toà án đó.
Các bên có thể kiện nhau ra tòa án trong những trường hợp sau:
Thứ nhất: Khi đã thỏa thuận trong hợp đồng một điều khoản tòa án và
luật xét xử. Các bên có quyền phát đơn kiện tại tòa án cụ thể đó trừ trường hợp hai bên có sự nhất trí thay đổi bằng văn bản;
Thứ hai: Trong trường hợp hợp đồng không có sự thỏa thuận của các
bên về trọng tài và toà án thì khi có phát sinh tranh chấp các bên có thể kiện nhau ra tòa án;
Thứ ba: Khi phát sinh tranh chấp các bên nhất trí với nhau chọn tòa án
là nơi giải quyết tranh chấp.
Khi kiện ra tòa án, nguyên đơn phải chuẩn bị hồ sơ đầy đủ. Hồ sơ khởi kiện bao giờ cũng phải có đơn khởi kiện và các chứng cứ kèm theo. Đơn
91
kiện là bản khai trình sự việc. Nội dung và hình thức của đơn kiện phải theo đúng quy định của luật tố tụng nơi có tòa án xét xử.
Việc chọn tòa án nào để gửi đơn kiện, nguyên đơn phải căn cứ vào quy định của hợp đồng và cả điều ước có liên quan hoặc luật quốc gia. Trường hợp không có quy định trong hợp đồng thì việc lựa chọn tòa án là một vấn đề khá phức tạp. Thông thường nguyên đơn có thể đến một trong các tòa án sau: - Nơi kinh doanh của bên bị hoặc nơi cư trú thường xuyên của bên bị nếu bên bị không có trụ sở kinh doanh chính, hoặc;
- Nơi ký kết hợp đồng với điều kiện là tại đó bên bị có trụ sở kinh doanh, chi nhánh hoặc đại lý qua đó hợp đồng được ký kết, hoặc;
- Cảng dỡ hàng hoặc xếp hàng.
Ngoài ra, khi có tranh chấp xảy ra các bên muốn khởi kiện phải xem xét đến thời hiệu. Vấn đề thời hiệu được quy định khác nhau trong các Công ước cũng như luật của các quốc gia. Tuy nhiên, có sự khác nhau trong quy định thời hiệu giữa các hợp đồng vận tải khác nhau. Chẳng hạn như thời hiệu giữa hợp đồng thuê tàu chuyến khác với vận chuyển bằng chứng từ. Đối với trường hợp khiếu nại liên quan đến thực hiện hợp đồng vận chuyển hàng hóa là một năm tính từ ngày thanh toán cước phí; đối với mất mát hư hỏng hàng hóa vận chuyển theo chứng từ là một năm tính từ ngày trả hàng hoặc lẽ ra phải trả hàng cho người nhận. Công ước Brussels 1924 quy định thời hiệu tố tụng là 1 năm tính từ ngày giao hàng xong (Điều 3, khoản 6). Quy tắc Hague- Visby 1968 quy định thời hiệu tố tụng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 15 tháng sau khi kết thúc dỡ hàng. Công ước Hamburg quy định thời hiệu là 2 năm kể từ ngày giao hàng hoặc từ ngày đáng lẽ phải giao hàng. Như vậy, luật dẫn chiếu đến khác nhau, thời hiệu khởi kiện là khác nhau, nên khi có tranh chấp xảy ra các bên cần chú ý đến thời hạn khiếu kiện để việc khiếu kiện được kịp thời. Việc công nhận và thi hành bản án nước
92
ngoài ở mỗi nước được thực hiện theo các Điều ước song phương hoặc đa phương giữa các nước. Công ước NewYork 1958 về công nhận và thi hành bản án nước ngoài là một trong những Điều ước quốc tế đa phương đang được rất nhiều nước áp dụng.
93
Chương 3