Tiêu chí đánh giá giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 32)

Để đánh giá mức độ giảm nghèo bền vững, người ta dụng nhiều thước đo khác nhau, trong đó, một số tiêu chí cơ bản được phân thành 2 nhóm như sau:

1.2.4.1. Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ giảm nghèo - Khoảng cách nghèo (Ci)

Khoảng cách nghèo hay còn gọi là sự thiếu hụt thu nhập, chi tiêu hay một khía cạnh nào đó dùng để phản ánh nghèo của một cá nhân hay hộ so với chuẩn nghèo;

Ci = Z-Yi (1.1)

Trong đó: Ci là khoảng cách nghèo của người/hộ i, Yi là thu nhập, chi tiêu hay một khía cạnh nào đó phản ánh nghèo bình quân của người hay hộ i, Z là chuẩn nghèo. Ví dụ, thu nhập bình quân của cá nhân i là 450.000 đồng/tháng, chuẩn nghèo quy định là 500.000 đồng, như vậy khoảng cách nghèo hay mức độ thiếu hụt so với chuẩn nghèo của cá nhân i là 50.000 đồng.

Khoảng cách Ci càng lớn thì hộ đó càng nghèo và khoảng cách càng nhỏ thì hộ đó nghèo ít nghiêm trọng hơn và khả năng thoát nghèo sẽ dễ hơn.

- Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo

Tỷ lệ thiếu hụt so với chuẩn nghèo được tính bằng tỷ lệ % của khoảng cách nghèo so với chuẩn nghèo;

Trong đó: Ci là khoảng cách nghèo của người/hộ i, Z là chuẩn nghèo. Ví dụ, mức độ thiếu hụt so với chuẩn nghèo của cá nhân i là 50.000 đồng, chuẩn nghèo quy định là 500.000 đồng, như vậy tỷ lệ thiếu hụt là 50.000/500.000*100%=10%;

Tỷ lệ thiếu hụt càng nhỏ thì khả năng thoát nghèo càng lớn và ngược lại, tỷ lệ thiếu hụt càng lớn thì khả năng thoát nghèo càng khó khăn hơn.

- Quy mô nghèo

Quy mô nghèo là tổng số người nghèo hay hộ có mức thu nhập hay chi tiêu bình quân thấp hơn chuẩn nghèo tại một thời điểm nhất định;

Yi<Z (1.3)

Trong đó: Yi là thu nhập hay chi tiêu bình quân của người hay hộ i, Z là chuẩn nghèo. Ví dụ, quy mô nghèo của huyện A năm 2009 (tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009) là 1600 hộ;

Quy mô nghèo lớn phản ánh địa phương có nhiều người nghèo, hộ nghèo, quy mô nhỏ phản ánh địa phương có ít người nghèo, hộ nghèo.

- Chỉ số đếm đầu (Po)

Chỉ số đếm đầu hay còn gọi là tỷ lệ nghèo : được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) của quy mô hay tổng số hộ/người nghèo trên quy mô hay tổng số hộ/người của một cộng đồng dân cư;

Po=Np/N*100% (1.4)

Trong đó: Po là chỉ số Po hay tỷ lệ nghèo, Np là tổng số hộ/người nghèo, N là tổng số hộ/người. Ví dụ, tỷ lệ hộ nghèo của xã A năm 2009 (tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009) là 10%;

Tỷ lệ hộ nghèo lớn thì thể hiện địa phương càng nghèo, tỷ lệ hộ nghèo nhỏ, phản ánh địa phương ít nghèo.

1.2.4.2. Nhóm tiêu chí phản ánh mức độ giảm nghèo bền vững - Tăng trưởng mức thu nhập

Tăng trưởng mức thu nhập và duy trì mức tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người là yếu tố cơ bản đảm bảo thoát nghèo đối với hộ. Do vậy khả năng duy trì thu nhập bình quân đầu người cao hơn chuẩn nghèo sau khi thoát nghèo cũng là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh thoát nghèo/giảm nghèo bền vững.

Yi-Z>0 (1.5)

Trong đó: Yi là thu nhập bình quân đầu người hộ i, Z chuẩn nghèo; Mức tăng trưởng mức thu nhập càng cao thì khả năng thoát khỏi hộ nghèo càng lớn; ngược lại, mức tăng trưởng mức thu nhập nhỏ, khả năng thoát nghèo càng thấp.

- Quy mô thoá t nghèo (Ne)

Quy mô thoát nghèo là tổng số hộ/người thoát nghèo được xác định tại thời điểm cụ thể cho một giai đoạn nhất định. Ví dụ, quy mô thoát nghèo của huyện A năm 2009 (tính tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009) là 160 hộ;

Quy mô thoát nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt, quy mô thoát nghèo nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.

- Biến động tỷ lệ nghèo

Biến động tỷ lệ nghèo là sự chênh lệch chỉ số đếm đầu của một cộng đồng dân cư tại các thời điểm khác nhau. Ví dụ, tỷ lệ hộ nghèo của xã A năm 2008 là 12% và năm 2009 là 10%. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo của xã A năm 2009 giảm 2% so với năm 2008;

Biến động tỷ lệ thoát nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt, ngược lại, biến động tỷ lệ thoát nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.

- Quy mô tái nghèo (Nr) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Quy mô tái nghèo là tổng số hộ/người tái nghèo (theo khái niệm hộ tái nghèo) được xác định tại thời điểm cụ thể. Ví dụ, quy mô tái nghèo của xã A năm 2009 (tính tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009) là 16 hộ;

Quy mô tái nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả kém, quy mô tái nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo tốt.

- Tỷ lệ tái nghèo (Pr)

Tỷ lệ tái nghèo tính bằng tỷ lệ % giữa quy mô hay tổng số hộ/người tái nghèo với quy mô hay tổng số hộ /người thoát nghèo , phản ánh mức độ bền vững trong giảm nghèo tại một cộng đồng trong một thời kỳ;

Pr = Nr/Ne*100% (1.6)

Trong đó: Pr là tỷ lệ tái nghèo (%), Nr là số hộ/người tái nghèo, Ne là số hộ/người thoát nghèo. Ví dụ: tỷ lệ tái nghèo của xã A năm 2009 (tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009) là 10%.

Biến động tỷ lệ tái nghèo càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả kém, ngược lại, biến động tỷ lệ tái nghèo càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo tốt.

- Quy mô thoát nghèo bền vững (Ns)

Quy mô thoát nghèo bền vững là tổng số hộ/người thoát nghèo bền vững (theo khái niệm thoát nghèo bền vững) được xác định tại thời điểm cụ thể. Ví dụ, quy mô thoát nghèo bền vững của xã A giai đoạn 2006 tính tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009 là 130 hộ;

Quy mô thoát nghèo bền vững càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt; ngược lại, quy mô thoát nghèo bền vững càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.

- Tỷ lệ thoát nghèo bền vững (Pse)

Tỷ lệ thoát nghèo bền vững là tỷ lệ % giữa quy mô hay tổng số hộ/người thoát nghèo bền vững (Ns) với quy mô hay tổng số hộ/người thoát nghèo (Ne) được xác định tại thời điểm cụ thể trong cùng một giai đoạn;

Pse=Ns/Ne*100% (1.7)

Ví dụ, quy mô thoát nghèo bền vững của xã A giai đoạn 2006 tính tại thời điểm khảo sát tháng 11/2009 là 130 hộ, quy mô thoát nghèo của xã A

năm 2006 là 260 hộ. Như vậy, tỷ lệ thoát nghèo bền vững là 130/260*100%=50%.

Biến động tỷ lệ thoát nghèo bền vững càng lớn phản ánh giảm nghèo đạt hiệu quả tốt; ngược lại, biến động tỷ lệ thoát nghèo bền vững càng nhỏ, phản ánh hiệu quả giảm nghèo kém.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 32)