Nội dung hoạt động giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 28)

1.2.3.1. Quy hoạch và tạo lập môi trường phát triển kinh tế - xã hội

Để giảm nghèo bền vững, việc quy hoạch và tạo lập môi trường phát triển KT-XH là nội dung quan trọng hàng đầu, nó không chỉ có tác dụng định hướng cho sự nghiệp giảm nghèo, mà còn có tác dụng đảm bảo việc giảm nghèo diễn ra một cách vững chắc và lâu dài. Đó là vì, nhờ sự phát triển KT-XH sẽ có nguồn lực vật chất to lớn để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động nói chung, cho người nghèo nói riêng. Bên cạnh đó, việc tiến hành Qui hoạch và tạo lập môi trường phát triển KT-XH sẽ là cơ sở để định ra luận chứng mục tiêu, quan điểm và phương hướng phát triển KT-XH phù hợp với

quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH trên từng địa bàn; theo đó sẽ có định hướng để chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng khai thác triệt để lợi thế. Khi có được một cơ cấu kinh tế hợp lý và hiệu quả thì sẽ có định hướng phát triển và phân bố các ngành, lĩnh vực then chốt, các sản phẩm quan trọng và lựa chọn cơ cấu đầu tư một cách hợp lý, cho phép khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo. Kết quả của quá trình này sẽ góp phần to lớn vào sự nghiệp GNBV.

1.2.3.2. Xây dựng các chương trình dự án phát triển sản xuất, hỗ trợ người nghèo

Để giảm nghèo bền vững cần có một chương trình giảm nghèo chung, bền vững và toàn diện, bao gồm hệ thống các chính sách giảm nghèo; lồng ghép và chỉ đạo thực hiện tập trung, thống nhất các chương trình, dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo trong đó tập trung vào 4 lĩnh vực:

- Hỗ trợ sản xuất tạo thu nhập cho hộ nghèo

Chính sách tín dụng cho hộ nghèo, tạo điều kiện thuận lợi cho người nghèo tiếp cận các nguồn vốn, gắn với việc hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất; thực hiện có hiệu quả chính sách tín dụng ưu đãi đối với hộ nghèo, nhất là hộ có người khuyết tật, chủ hộ là phụ nữ.

Chính sách hỗ trợ sản xuất, hướng dẫn cách làm ăn, khuyến nông, khuyến công và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất.

Chính sách tạo việc làm cho người nghèo, gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo. Mở rộng diện áp dụng chính sách hỗ trợ xuất khẩu lao động đối với lao động nghèo.

- Hỗ trợ về giáo dục - đào tạo và dạy nghề cho người nghèo

Thực hiện chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ học bổng, trợ cấp xã hội và hỗ trợ chi phí học tập đối với học sinh nghèo ở các cấp học, nhất là bậc mầm non; thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên, nhất là sinh viên nghèo. Thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút đối với giáo

viên công tác ở địa bàn khó khăn; ưu tiên đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở trường, lớp học ở các xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ dạy nghề cho người nghèo, ưu tiên nguồn lực đầu tư cơ sở trường, lớp học, thiết bị, đào tạo giáo viên dạy nghề; gắn dạy nghề với tạo việc làm đối với lao động nghèo.

- Hỗ trợ y tế, văn hóa và các dịch vụ

Thực hiện chính sách cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế đối với người thuộc hộ cận nghèo; xây dựng chính sách hỗ trợ người nghèo mắc bệnh nặng, bệnh hiểm nghèo. Nghiên cứu chính sách hỗ trợ việc cung cấp dinh dưỡng cho phụ nữ, trẻ em nghèo ở địa bàn nghèo; Tăng cường chính sách ưu đãi, thu hút đối với cán bộ y tế công tác ở địa bàn nghèo. Ưu đãi đầu tư trước để đạt chuẩn cơ sở bệnh viện, trạm y tế ở các huyện, xã nghèo.

Hỗ trợ người nghèo tiếp cận các dịch vụ trợ giúp pháp lý, thực hiện có hiệu quả chính sách trợ giúp pháp lý miễn phí cho người nghèo, tạo điều kiện cho người nghèo hiểu biết quyền, nghĩa vụ của mình, chủ động tiếp cận các chính sách trợ giúp của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo.

Hỗ trợ người nghèo hưởng thụ văn hoá, thông tin, đưa văn hóa, thông tin về cơ sở; đa dạng hóa các hoạt động truyền thông, giúp người nghèo tiếp cận các chính sách giảm nghèo, phổ biến các mô hình giảm nghèo có hiệu quả, gương thoát nghèo.

- Hỗ trợ An sinh xã hội

Hỗ trợ các đối tượng bảo trợ xã hội, xem xét giải quyết kịp thời các chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội, người già cô đơn, trẻ em mồ côi, người tàn tật nặng, gia đình đơn thân nghèo nuôi con nhỏ, người và gia đình bị thiệt hại do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn rủi ro, thiếu đói giáp hạt... theo các chính sách hiện hành của Nhà nước, đảm bảo ổn định đời sống các đối tượng khó khăn yếu thế.

Hỗ trợ đất sản xuất, nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ nghèo khu vực nông thôn, miền núi để cải thiện điều kiện sống, ưu tiên hộ nghèo ở người cao tuổi, người khuyết tật.

Ngoài ra, đối với các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn nhà nước có thêm các chính sách đặc thù nhằm huy động nguồn lực để tập trung giảm nghèo nhanh và bền vững, cụ thể như:

Chương trình 30a: Chính sách, cơ chế đầu tư cơ sở hạ tầng ở cả thôn, bản, xã và huyện; Hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập; Chính sách giáo dục, đào tạo, dạy nghề nâng cao dân trí; Chính sách cán bộ đối với các huyện nghèo; Hỗ trợ của các doanh nghiệp.

Chương trình 135: Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất; Dự án án hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; Dự án đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bộ xã, thôn bản và cộng đồng; Chính sách hỗ trợ các dịch vụ, cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, trợ giúp pháp lý để nâng cao nhận thức pháp luật.

1.2.3.3. Thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững

- Nâng cao năng lực và truyền thông giảm nghèo

Đây là biện pháp quan trọng để chính quyền các cấp thực hiện GNBV. Biện pháp này được thực hiện thông qua việc tổ chức đối thoại chính sách, xác định năng lực tham gia của người dân, nâng cao năng lực cộng đồng; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác giảm nghèo, tổ chức tham quan, trao đổi kinh nghiệm. Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về XĐGN, kinh nghiệm, mô hình XĐGN thành công của các địa phương, cộng đồng và người nghèo.

- Tổ chức nhân rộng các mô hình giảm nghèo điển hình

Thực chất đó là việc nhà nước tiến hành hỗ trợ khoa học kỹ thuật, vốn, cơ sở vật chất, tạo điều kiện để hộ nghèo, vùng nghèo nhân rộng các mô hình sản xuất chuyên canh, tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá; hỗ

trợ hộ nghèo và cộng đồng liên kết thành các tổ hợp tác sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; nhân rộng mô hình giảm nghèo liên kết giữa hộ nghèo với doanh nghiệp, ưu đãi vốn vay, thuế, đất đai để thu hút doanh nghiệp nhận thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho hộ nghèo; hỗ trợ kết nối người nghèo với thị trường thông qua phát triển các đơn vị cung cấp dịch vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm;

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 28)