Phương pháp xử lý số liệu, tài liệu

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 46)

2.2.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp

Trên cơ sở các số liệu, tài liệu có sẵn trong quá trình công tác nhiều năm thuộc lĩnh vực đề tài luận văn nghiên cứu về giảm nghèo và giảm nghèo bền vững, những vấn đề số liệu tài liệu còn thiếu, xây dựng kế hoạch, phương án để thu thập số liệu, tài liệu bổ sung đảm bảo cho việc hoàn thành nội dung của luận văn.

2.2.2.2. Phương pháp thống kê, so sánh.

Phương pháp thống kê, so sánh và dự báo được thực hiện sau khi đã tiến hành công tác thu thập tất cả các dữ liệu. Phương pháp này được thực hiện để đưa ra một bảng thống kê các số liệu về một chính sách, một nội dung trong chương trình giảm nghèo của quốc gia, của địa phương, nhằm mục đích so sánh kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo và giảm nghèo bền vững hàng năm giữa các địa phương cơ sở, giữa các nhóm dân cư, giữa các vùng địa lý... thống kê các nguyên nhân nghèo đói, nhu cầu cần trợ giúp, từ đó đưa ra các dự báo cho công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

2.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả bức tranh tổng quát về tình hình cơ bản các địa bàn nghiên cứu, thực trạng nghèo đói, thực trạng giảm nghèo bền vững tại Hà Giang được trình bầy tại chương 3 của luận văn. Bằng phương pháp này chúng ta có thể mô tả được kết quả của các hoạt động giảm nghèo bền vững, những nhân tố thuận lợi và cản trở quá trình này trong thời gian từ năm 2005-2013.

2.2.2.4. Phương pháp phân tích - tổng hợp.

Đây là phương pháp được sử dụng cho cả quá trình nghiên cứu của luận văn. Để phân tích thông tin, dữ liệu, luận văn sử dụng các phương pháp sau:

+ Phân tích thống kê mô tả: Được thực hiện tại các chương 1, 3, 4, nhằm xác định các vấn đề của luận văn, số hộ nghèo, tỷ lệ hộ nghèo; tốc độ giảm nghèo làm căn cứ để xây dựng và hoạch định chính sách, huy động nguồn lực để đáp ứng nhiệm vụ giảm nghèo...

+ Phân tích thống kê so sánh: so sánh các chỉ tiêu nghèo qua các năm; so sánh giữa các địa bàn khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả thực hiện chương trình giảm nghèo, các yếu tố tích cực, những nhân tố tác động, những điển hình cần nhân rộng... được tác giả thực hiện tại chương 3 của luận văn.

+ Phân tích chính sách: bao gồm các chính sách và các chương trình, dự án liên quan đến giảm nghèo bền vững: các nội dung chính sách, kết quả thực hiện chính sách, các khó khăn, bất cập trong thực hiện chính sách và các chương trình, dự án ở Hà Giang từ đó giúp phát hiện những vấn đề nảy sinh trong quá trình thực hiện để đưa ra các điều chỉnh, bổ sung chính sách cho kịp thời và phù hợp, để chính sách phát huy hiệu quả tối đa.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TẠI TỈNH HÀ GIANG TỪ NĂM 2005 ĐẾN NAY

3.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Hà Giang ảnh hƣởng đến giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)