Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 78)

3.3.2.1. Hạn chế.

Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu như trên, song phải thấy rằng, sự nghiệp giảm nghèo ở tỉnh Hà Giang vẫn chưa bền vững. Điều này được thể hiện ở các mặt sau:

Thứ nhất, kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh chưa vững chắc, chênh

lệch giàu - nghèo giữa các vùng, nhóm dân cư chưa được thu hẹp.

Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, nhưng nhiều nơi tỷ lệ nghèo vẫn còn trên 50%, cá biệt còn trên 60-70%; Tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm gần 98% tổng số hộ nghèo trong toàn tỉnh. Tỷ lệ hộ tái nghèo, phát sinh nghèo hàng năm còn cao (bình quân mỗi năm có khoảng gần 50% hộ tái nghèo và phát sinh nghèo mới so với tổng số hộ thoát nghèo).

Qua số liệu thống kê tại Bảng 3.6, trên cơ sở các tiêu chí đo lường giảm nghèo bền vững đã phân tích ở phần lý luận chung, có thể thấy, GDP bình quân đầu người của tỉnh Hà Giang tăng nhanh, nhờ đó mà nhiều hộ có cơ hội thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm bình quân trên 5%. Tuy nhiên:

- Theo số liệu điều tra xác định hộ nghèo năm 2013, Toàn tỉnh Hà Giang vẫn còn 26,95% hộ gia đình nằm trong nhóm thiếu hụt về thu nhập (Ci) so với chuẩn nghèo, cá biệt có những hộ gia đình thu nhập chỉ đạt dưới 200.000, đồng/người/tháng, tỷ lệ thiếu hụt lên tới trên 50% so với chuẩn nghèo hiện tại.

- Quy mô nghèo (Ne) của Hà Giang hiện đang ở mức cao so với bình quân chung của cả nước, hết năm 2013, Hà Giang vẫn còn 43.871 hộ; tỷ lệ hộ nghèo (Po) của tỉnh Hà Giang vẫn thuộc nhóm các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước: 26,95%, một số huyện tỷ lệ hộ nghèo còn rất cao, hết năm 2013 còn 2/6 huyện có tỉ lệ hộ nghèo trên 50%.

- Biến động tỷ lệ hộ nghèo hàng năm bảng trên cho thấy, Hà Giang luôn đạt mức trên 5%. Tuy nhiên, quy mô tái nghèo (Nr) và tỷ lệ tái nghèo (Pr) của Hà Giang cũng rất cao, cho thấy mức độ giảm nghèo bền vững của Hà Giang còn rất hạn chế, theo thống kê của Ngành Lao động - TBXH Hà Giang, giai đoạn 2006-2015 toàn tỉnh giảm được 55.687 hộ nghèo nhưng có đến 13.047 hộ tái nghèo, chiếm tỷ lệ 29%, từ năm 2011 đến năm 2013 có 31.673 hộ thoát nghèo thì đã có 12.134 hộ tái nghèo, chiếm tỷ lệ tới 38%. Quy mô thoát nghèo bền vững (Ns) và tỷ lệ thoát nghèo bền vững (Pse) đạt thấp, giai đoạn 2006-2010 quy mô thoát nghèo bền vững đạt 42.640 hộ, đạt tỷ lệ 71%, từ năm 2011 đến năm 2013 quy mô thoát nghèo bền vững đạt 19.539 hộ, đạt tỷ lệ 62%.

Thứ hai, các chính sách giảm nghèo hiện hành tuy được đánh giá cơ

bản phù hợp, đáp ứng được nhu cầu của người nghèo, nhất là hộ nghèo dân tộc thiểu số, song do có quá nhiều chính sách giảm nghèo dẫn đến nguồn lực bị phân tán, hiệu quả tác động đến đối tượng thụ hưởng chưa cao, chưa rõ nét.

Mặt khác, số lượng chính sách ban hành nhiều, khó kiểm soát; một đối tượng chịu tác động chi phối cùng lúc bởi nhiều chính sách; có chính sách hỗ trợ cùng đối tượng hộ nghèo nhưng do ban hành ở các giai đoạn khác nhau, mức hỗ trợ khác nhau gây nên sự so bì, thắc mắc trong dân (như chính sách hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 134 và Quyết định 167); cùng một đối tượng là hộ nghèo trên cùng một địa bàn được hưởng cùng một chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nhưng các mức hỗ trợ khác nhau do thuộc đối tượng thụ hưởng từ các chương trình khác nhau như Chương trình 30a, Chương trình 135,…

Thứ ba, sự chồng chéo của hệ thống chính sách giảm nghèo (chồng chéo về đối tượng, nội dung, địa bàn...) là một thực tế và đang trở thành một yếu tố cản trở hiệu quả thực hiện các chính sách và mục tiêu giảm nghèo bền vững. Sự chồng chéo trong chính sách giảm nghèo một phần là do chưa có sự

phân định rõ trong thiết kế các chương trình, dự án. Các chính sách được nhiều ngành đề xuất ban hành và nhiều cơ quan cùng thực hiện, nhưng thiếu sự phối hợp đã dẫn đến sự chồng chéo của những chính sách. Trong một văn bản quyết định ban hành thường quy định nhiều chính sách; một nội dung chính sách có khi lại được quy định trong các quyết định khác nhau, có chính sách ban hành theo đối tượng, có chính sách ban hành theo lĩnh vực, có chính sách ban hành theo vùng địa lý…

Thứ tư, nguồn lực đầu tư cho hộ nghèo còn dàn trải, trong khi khả năng

bố trí ngân sách còn rất hạn chế. Cụ thể, việc hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng trên cùng một địa bàn được bố trí kinh phí từ chương trình 135, chương trình 30a, chương trình nông thôn mới,… nhưng không lồng ghép được nguồn lực từ các chương trình này do quy định về quản lý, định mức, cơ chế đầu tư khác nhau. Việc này đã ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của công trình, địa phương, cơ sở không chủ động được việc bố trí nguồn vốn theo nhu cầu, dẫn đến tình trạng dở dang thi công do thiếu vốn.

Thứ năm, còn thiếu sự phối kết hợp đã làm giảm hiệu quả của chính sách và lãng phí nguồn lực của nhà nước như việc cấp trùng thẻ bảo hiểm y tế cho cùng một đối tượng (vì một người vừa là người nghèo, vừa là người có công và vừa là người thuộc diện bảo trợ xã hội nhưng do được tổng hợp từ các nguồn khác nhau, dẫn đến việc cấp trùng thẻ cho cùng một người).

Thứ sáu, việc ban hành các chính sách hỗ trợ với định mức thấp (hỗ trợ

tiền điện, hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo theo Quyết định số 102/2009/QĐ-TTg...) không những hạn chế đến hiệu quả của chính sách, mà dẫn đến tình trạng tạo sự ỷ lại, không tạo ra động lực để hộ nghèo vươn lên thoát nghèo. Mặt khác, nhiều chính sách chưa được giải quyết dứt điểm theo mục tiêu đề ra do thiếu nguồn lực và thực hiện còn nhiều vướng mắc như chính sách hỗ trợ về đất ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt cho đồng bào nghèo dân tộc thiểu số...

Mức hỗ trợ của các chính sách giảm nghèo bền vững còn thấp nên chưa đủ mạnh để thúc đẩy hộ vươn lên thoát nghèo. Bên cạnh đó, còn nhiều chính sách hỗ trợ cho không như chính sách hỗ trợ về gạo, dầu hỏa thắp sáng, cấp tiền điện... đã làm tăng tính ỷ lại, không muốn thoát nghèo của người nghèo. Chưa khai thác, huy động được nhiều nguồn lực tại chỗ, chưa phát huy được nội lực trong dân và chính người nghèo; tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào vào nguồn vốn ngân sách vẫn còn tồn tại không ít ở cán bộ và người nghèo; Về lồng ghép nguồn lực cho mục tiêu giảm nghèo còn hạn chế.

3.3.2.2. Nguyên nhân

Tình hình trên do nhiều nguyên nhân, ngoài các nguyên nhân khách quan về điều kiện tự nhiên, điều kiện sản xuất, năng lực và trình độ nhận thức, tập quán sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số, xuất phát điểm về kinh tế thấp, các điều kiện tạo sinh kế cho người dân không thuận tiện, còn có các nguyên nhân khách quan về cơ chế, chính sách, điều hành và tổ chức thực hiện, đó là:

- Tuy đã ưu tiên nguồn lực đầu tư cho các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc và miền núi, nhưng mức đầu tư, hỗ trợ còn thấp so với nhu cầu thực tế; có nhiều chính sách giảm nghèo nhưng chủ yếu mang tính hỗ trợ (chính sách y tế, giáo dục, nhà ở...), trong khi chính sách đầu tư phát triển sản xuất, tạo sinh kế cho người nghèo chưa nhiều, suất đầu tư thấp (vay vốn tín dụng ưu đãi, vay vốn giải quyết việc làm, đào tạo nghề); mặt khác, chậm ban hành các chính sách hỗ trợ hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo để bảo đảm thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững;

- Việc phối hợp giữa các ngành và các tổ chức chính trị xã hội chưa thường xuyên, nhất là trong xây dựng chính sách, trong việc chia sẻ thông tin thực hiện và trong kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách,

chương trình giảm nghèo; một số chính sách không phù hợp, các địa phương kiến nghị nhưng chậm được bổ sung, sửa đổi;

- Chỉ đạo tổ chức thực hiện ở một số địa phương chưa cụ thể, sâu sát, cơ chế, chính sách đối với người nghèo đã được ban hành, phù hợp với nhu cầu và nguyện vọng của người nghèo nhưng việc tổ chức thực hiện ở một số địa phương chưa hiệu quả, như chính sách hỗ trợ dạy nghề; chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất đối với người nghèo, dân tộc thiểu số;

- Một số địa phương chưa thực sự quan tâm, thiếu sự phân công hợp lý giữa các Sở, ngành trong việc tổ chức thực hiện các chính sách hỗ trợ sản xuất, tạo sinh kế cho hộ nghèo, tỷ lệ bố trí vốn phần lớn dành cho đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng lại đầu tư thiếu tập trung, dứt điểm, còn dàn trải, chưa đáp ứng được các tiêu chí xây dựng nông thôn mới;

- Công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức về giảm nghèo chưa được tổ chức thường xuyên, còn một bộ phận người nghèo thiếu ý chí vươn lên thoát nghèo, trông chờ, ỷ lại vào hỗ trợ của nhà nước, cộng đồng.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ GIANG ĐẾN NĂM 2020

4.1. Định hƣớng, mục tiêu giảm nghèo bền vững của tỉnh Hà Giang đến năm 2020

4.1.1. Định hướng

Tiếp tục lấy giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị trọng tâm hàng đầu của các Cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể; tập trung chỉ đạo thực hiện nguyên tắc dân chủ, tăng cường phân cấp cho cơ sở, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát huy vai trò làm chủ của người dân từ khâu xây dựng kế hoạch đến tổ chức thực hiện, giám sát đánh giá hiệu quả của chương trình giảm nghèo bền vững.

Khai thác triệt để mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực từ các chương trình mục tiêu, các dự án hỗ trợ giảm nghèo trong nước và quốc tế, kết hợp với khai thác tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển và tăng trưởng kinh tế, tăng cường và nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân ở các huyện nghèo, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn, đảm bảo cho sự nghiệp giảm nghèo bền vững.

Phát triển ngành nghề và dịch vụ, tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo ổn định và đa dạng hóa việc làm, tăng thu nhập, đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và duy trì thành quả của công cuộc giảm nghèo, hạn chế tái nghèo; giảm thiểu tình trạng gia tăng bất bình đẳng về thu nhập và mức sống giữa nông thôn và thành thị, giữa các nhóm dân cư, tăng cường khả năng tiếp cận pháp lý cho người nghèo; bảo vệ phụ nữ và trẻ em nghèo.

Khuyến khích các doanh nghiệp, các tầng lớp dân cư tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững. Cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước và cộng

đồng xã hội, sự phấn đấu vươn lên thoát nghèo của người nghèo, hộ nghèo là nhân tố quyết định thành công của công cuộc giảm nghèo nhanh và bền vững.

Tuyên truyền, vận động, giáo dục thuyết phục về ý thức dân tộc, ý trí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo, chống tư tưởng ỷ lại, trông chờ vào sự đầu tư hỗ trợ của nhà nước trong hộ nghèo, thôn, xã nghèo.

4.1.2. Mục tiêu

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 3%; riêng các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn dưới 10% vào năm 2020;

- Tạo việc làm ổn định và đa dạng hoạt động thu nhập cho lao động nghèo; đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần và thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo tăng ít nhất 2 lần so với năm 2015;

- Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, điện, chất đốt đối với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc; Tiếp cận thuận lợi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hoá, trợ giúp pháp lý cho các hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội;

- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn từng bước được hoàn thiê ̣n , trong đó hạ tầng thiết yếu như giao thông , điê ̣n, nước sinh hoa ̣t đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.

- 100% hộ nghèo được vay vốn ưu đãi theo nhu cầu thực tế để phát triển sản xuất;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, phấn đấu 70% lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định;

- 100% hộ nghèo và hộ cận nghèo được tập huấn khuyến nông lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật;

- 100% học sinh nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; Tỷ lệ huy động trẻ em, nhất là trẻ em con hộ nghèo trong độ tuổi đến trường đi học, đạt trên 98%;

- 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh miễn phí; 100% người cận nghèo và người thuộc hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ mua thẻ BHYT;

- 100% đối tượng bảo trợ XH đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội;

- 100% hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng tự cải thiện nhà ở được hỗ trợ xóa nhà tạm; 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- 100% xã, thị trấn có Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; 100% hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp được trợ giúp pháp lý miễn phí; 95% được tiếp cận thông tin về các chính sách pháp luật của nhà nước;

- 95% hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ các dịch vụ truyền thông về văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân; trong đó 20% số xã được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới;

- Triển khai nhân rộng 20 mô hình giảm nghèo bền vững (trung bình mỗi huyện chọn 2 mô hình) gắn với đặc thù của các vùng sinh thái: Vùng cao núi đá phía Bắc; Vùng cao núi đất phía Tây và Vùng núi thấp; Thu nhập của

hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15-20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình nhân rộng thoát nghèo.

- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia; phát triển cộng đồng;

- Không còn tình trạng hộ tái nghèo

4.2. Một số giải pháp chủ yếu đẩy mạnh sự nghiệp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang đến năm 2020

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)