Những thành tựu cơ bản

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 76)

Thứ nhất, hệ thống chính sách giảm nghèo bền vững và an sinh xã hội

trên địa bàn tỉnh Hà Giang ngày càng được tăng cường, hoàn thiện và hiệu quả hơn, người nghèo tiếp cận được đầy đủ các chính sách trợ giúp của nhà nước; một số chính sách đã đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả như Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế, giáo dục, nhà ở, chính sách cho vay vốn tín dụng ưu đãi;

Thứ hai, tỉnh đã có nhiều biện pháp thiết thực trong thực hiện GNBV.

Mặc dù kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhưng tỉnh vẫn chỉ đạo ưu tiên cho lĩnh vực an sinh xã hội và giảm nghèo bền vững, đồng thời tiếp tục bố trí kinh phí để triển khai có hiệu quả các chính sách giảm nghèo và hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các địa bàn nghèo; ban hành một số chính sách an sinh xã hội để trợ giúp người nghèo khó khăn về đời sống như chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, chính sách trợ cấp khó khăn đột xuất cho các đối tượng thu nhập thấp…

Thứ ba, các chương trình và chính sách giảm nghèo bền vững đã huy

động được sự tham gia của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội vào sự nghiệp GNBV. Các tập đoàn kinh tế, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội đã tạo nguồn lực to lớn cùng với nguồn lực của nhà nước thực hiện có hiệu quả nhiều chương trình và chính sách giảm nghèo.

Thứ tư, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên (Hội Nông

dân Việt Nam, Hội phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh Việt Nam…) đã tổ chức, động viên các đoàn viên, hội viên tích cực tham gia thực hiện và giám sát có hiệu quả các nội dung Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững.

Thứ năm, nhiều huyện, xã đã có những cách làm tốt, có nhiều mô hình

quân dân y kết hợp trong chăm sóc sức khỏe người dân. Mô hình kết hợp giữa kinh tế với quốc phòng do các Đoàn Kinh tế Quốc phòng thực hiện trên các huyện biên giới thực hiện giúp người nghèo có việc làm, thu nhập ổn định, thoát nghèo bền vững.

Thứ sáu, người nghèo đã tiếp cận thuận tiện hơn các chính sách trợ giúp

của nhà nước; cơ sở hạ tầng nông thôn được tăng cường trên cơ sở triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ hộ nghèo của các huyện, xã nghèo giảm nhanh, đời sống của người nghèo được từng bước cải thiện, an sinh xã hội, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đối với vùng dân tộc miền núi , được sự quan tâm của Đảng , Nhà nước, sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ , các Bô ̣, ngành Trung ương, của tỉnh và các huyện, thành phố, cùng với sự nỗ lực phấn đấu vươn lên của đồng bào các dân tộc, kết quả đã đẩy nhanh tốc độ giảm nghèo, làm thay đổi bộ mặt nông thôn vùng dân tộc và miền núi. Các chính sách đầu tư phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo đã tạo ra sự chuyển biến rõ nét về cơ sở hạ tầng: 100% số xã trên địa bàn tỉnh đã có đường ô tô đến trung tâm xã ; hơn 60% thôn bản thuộc xã ĐBKK có đường giao thông đến đường tru ̣c ; hơn 100% số xã ĐBKK có điện lưới quốc gia đến trung tâm xã, với gần 75% số hộ được dùng điện, 100% số xã có trường tiểu học, trung học cơ sở, 100% số xã có trạm y tế xã...

Thứ bảy, các chính sách dân tộc thiểu số được thực hiện đồng bộ và có

hiệu quả góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, đời sống vật chất tinh thần và truyền thống văn hóa của đồng bào dân tộc; đảm bảo cho đồng bào dân tộc thiểu số được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khoẻ cơ bản; sản xuất nông lâm nghiệp vùng dân tộc và miền núi đang có chuyển biến tích cực…

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 76)