Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 100)

Trong thời gian vừa qua, công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo chưa được quan tâm đúng mức, chưa phân rõ chức năng nhiệm vụ của các ngành, còn có sự chồng chéo trong chỉ đạo, việc phân cấp trao quyền chưa được thực hiện triệt để, dẫn đến hạn chế trong hiệu quả quản lý điều hành, gây khó khăn cho việc tổ chức triển khai thực hiện ở cấp cơ sở. Cơ cấu tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến các xã, phường, thị trấn hầu hết là kiêm nhiệm, chưa thực hiện đầy đủ và hiệu quả vai trò quản lý nhà nước về giảm nghèo, dẫn đến việc tổ chức triển khai thực hiện các chính sách và dự án giảm nghèo chưa thực sự hiệu quả.

Để đảm bảo giảm nghèo thực sự bền vững, cần đổi mới cơ chế điều hành trong tổ chức thực hiện và điều phối nguồn lực theo hướng phân cấp

mạnh hơn cho địa phương, trao thêm quyền cho người nghèo và cộng đồng. Nâng cao chất lượng bộ máy trực tiếp thực hiện chính sách giảm nghèo trong cả nước theo hướng chuyên nghiệp, tinh gọn, lồng ghép; quan tâm đào tạo cán bộ tại chỗ đối với các địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn và các địa bàn có đông đồng bào dân tộc thiểu số; đổi mới phương thức khuyến khích và vận động xã hội tham gia nhằm nâng cao hiệu quả hỗ trợ cho mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Củng cố, kiện toàn lại Ban Chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp, duy trì hoạt động thường xuyên của ban chỉ đạo; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ của từng thành viên và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện;

Củng cố, kiện toàn cơ quan giúp việc Ban chỉ đạo giảm nghèo các cấp theo hướng có bộ máy chuyên trách làm công tác giảm nghèo nhưng không tăng biên chế được giao ở các cấp:

Cấp tỉnh: thành lập Văn phòng giảm nghèo đặt tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội giúp việc Ban chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh, biên chế từ 3-5 cán bộ chuyên trách;

Cấp huyện: bố trí ít nhất 01 biên chế chuyên trách giảm nghèo; Cấp xã, ngoài 01 công chức Văn hóa - Xã hội, đề nghị bố trí thêm 1 cộng tác viên công tác xã hội có đủ trình độ và năng lực theo dõi giảm nghèo cấp xã; đồng thời huy động sử dụng các chức danh công chức xã phụ trách công tác đoàn thể như: Cựu chiến binh, Nông dân, Phụ nữ, Thanh niên đảm nhiệm công việc này. Các chương trình, chính sách xây dựng mới và tổ chức triển khai thực hiện chỉ nên phân công cho 01 cơ quan, đơn vị chịu trách nhiệm giữ vai trò đầu mối chủ trì, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ để đảm bảo tính hệ thống, tránh chồng chéo; đồng thời thường xuyên có sự theo dõi, kiểm tra, hướng dẫn của các cơ quan cấp trên nhằm đảm bảo chương trình, chính sách thực hiện theo đúng mục tiêu, định hướng đã dự kiến.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn giảm nghèo bền vững ở tỉnh Hà Giang, có thể rút ra các kết luận chủ yếu sau:

1. Giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn, quan trọng của Đảng

và Nhà nước, là một nội dung quan trọng, đảm bảo sự thành công của quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Trong thời gian vừa qua, nhiệm vụ giảm nghèo đã từng bước được thể chế hóa thông qua việc xây dựng pháp luật, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, mục tiêu và chính sách cụ thể với phương châm mang tính nguyên tắc là “kết hợp hài hòa giữa tăng trưởng kinh tế và thực hiện công bằng, tiến bộ xã hội”, “thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng, giữa các dân tộc, giữa các tầng lớp dân cư”.

Quan điểm xuyên suốt của Đảng, Nhà nước coi vấn đề giảm nghèo vừa là mục tiêu, vừa là yêu cầu và là động lực để phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội. Trên cơ sở đó, chính sách, pháp luật về giảm nghèo đã được xây dựng toàn diện, đa dạng theo nhiều hướng tiếp cận, nhằm giải quyết các nguyên nhân của nghèo đói, các nhu cầu thiết yếu của người nghèo, vùng nghèo bao gồm: các chính sách đầu tư cơ sở hạ tầng (điện, đường, trường, trạm, thủy lợi, đất đai, nhà ở…); các chính sách hỗ trợ y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt, cung cấp dịch vụ, trợ giá, trợ cước… và hỗ trợ trực tiếp (muối ăn, dầu hỏa, điện thắp sáng, công cụ sản xuất, giống cây trồng, vật nuôi…), các chính sách hỗ trợ phát triển theo vùng và theo nhóm đối tượng; các chính sách chung và chính sách đặc thù.

2. Hà giang là một tỉnh miền núi, điều kiện tự nhiên, kinh tế rất khó

khăn, nên kinh tế - xã hội của tỉnh còn kém phát triển. Đó cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng nghèo đói ở tỉnh còn phổ biến, với tỷ lệ cao hơn mức chung của cả nước.

3. Trong nhiều năm qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, tỉnh

Hà Giang đã nhận được nhiều trợ giúp từ Nhà nước cả về tài chính và nguồn lực thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và sự trợ giúp của cộng đồng, các tổ chức chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, tỉnh Hà Giang đã triển khai thực hiện nhiều chương trình dự án giảm nghèo trên địa bàn, với số lượng vốn tăng năm sau cao hơn năm trước. Nhờ đó, tỷ lệ hộ nghèo ở Hà Giang đã có xu hướng giảm so với trước.

4. Tuy nhiên, do đặc điểm là một tỉnh kém phát triển cả về kinh tế, văn

hóa và xã hội, nên dù đã có nhiều nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo của Hà Giang vẫn ở mức cao. Đặc biệt, có một bộ phận không nhỏ các hộ thoát nghèo đã tái nghèo trở lại.

5. Để hướng tới giảm nghèo bền vững hơn trong thời gian tới, tỉnh Hà

Giang cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó tập trung vào một số giải pháp có tính cấp thiết như: Tăng cường vai trò Nhà nước đi đôi với đổi mới cách thức hỗ trợ đối với người nghèo; Lồng ghép các chương trình dự án liên quan đến giảm nghèo bền vững trên địa bàn; Thay đổi nhận thức để họ tự vươn lên thoát nghèo; Mở rộng sinh kế cho người nghèo; thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia chương trình giảm nghèo bền vững; và Tăng cường công tác quản lý nhà nước về giảm nghèo./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trần Xuân Cầu, 2013. Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân lự c. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

2. Trần Xuân Cầu, Mai Quốc Chánh, 2008. Giáo trình Kinh tế Nguồn nhân

lực. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.

3. Lê Bạch Dương, Đặng Nguyên Anh, Khuất Thu Hông, Lê Hoài Trung, Robert Leroy Bach, 2005. Bảo trợ xã hội cho những nhóm thiệt thòi ở Việt Nam. Hà Nội; Nhà xuất bản Thế giới.

4. Phạm Thái Hưng và các tác giả (2010). “Nghèo của đồng bào dân tộc

thiểu số ở Việt Nam Thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135-II“ Hà Nội.

5. Phạm Thái Hưng và cộng sự, 2010. Nghèo của đồng bào dân tộc thiểu số

ở Việt Nam Thực trạng và thách thức tại các xã đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135-II. Hà Nội: Báo cáo nghiên cứu

6. Trần Tiến Khai & Nguyễn Ngọc Danh (2012). “Quan hệ giữa sinh kế và

tình trạng nghèo ở nông thôn Việt Nam“ Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường - Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh. Mã số: CS- 2012-02. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Nguyễn Đức Nhật và nhóm chuyên gia (2013). “Nghiên cứu mô hình

giảm nghèo của các đối tác quốc tế ở Việt Nam“ do Bộ Lao Động

Thương Binh và Xã hội, Tổ chức UNDP, Tổ chức Iris Aid đã tài trợ 8. Oxfam và Action Aid, 2008. Tác động của giá cả đến đời sống và sinh

kế của người nghèo. Hà Nội.

9. Oxfarm - ActionAid, 2009. Theo dõi nghèo đói theo phương pháp cù ng tham gia tại một số công đồng dân cư nông thôn Viê ̣t Nam . Hà Nội: Báo cáo tổng hợp năm 2008.

10. Lê Du Phong và các cộng sự, 1999. Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng Dân tộc và Miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. Hà Nội: Báo cáo nghiên cứu.

11. Lê Du Phong, Hoàng Văn Hoa, Nguyễn Thành Độ, Vũ Thành Hưởng (1999). “Kinh tế thị trường và sự phân hoá giàu nghèo ở vùng Dân tộc và

Miền núi phía Bắc nước ta hiện nay“ NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

12. Nguyễn Chí Thiện, 2008. Chi tiêu và thu nhập của người dân nông thôn miền núi ở tỉnh Thái Nguyên. Hà Nội: Tạp chí Kinh tế và Phát triển, Đại

học Kinh tế Quốc dân Hà Nội, số 127 (1-2008).

13. Đinh Đức Thuận và nhóm nghiên cứu Trường Đại học Lâm nghiệp, 2005. “Lâm nghiệp, giảm nghèo và sinh kế nông thôn ở Việt Nam“ do

Đại sứ quán Vương quốc Hà Lan, Cơ quan hợp tác và phát triển Thụy Sĩ, Cơ quan Phát triển quốc tế Thụy Điển đồng tài trợ.

14. Tổng cục Thông kê, 2012. Niên giám thống kê năm 2011. Hà Nội: Nhà

xuất bản Thống kê.

15. Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam, 2012. Nghị quyết

số 15-NQ/TW Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành trung ương Khóa XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012-2020. Hà Nội.

16. Báo cáo “Các nhân tố hỗ trợ và cản trở hộ nghèo tiếp cận các nguồn vốn sinh kế để giảm nghèo bền vững” thực hiện các dự án nâng cao năng lực phát triển cộng đồng của chương trình Chia Sẻ - SIDA (2009) 17. Bô ̣ LĐTBXH, 2005. Mô hình giảm nghèo vùng Tây Bắc . Hà Nội: Đề tài

khoa ho ̣c cấp bô ̣ năm 2004.

18. GSO, 2012. Kết quả điều tra VHLSS 2010. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.

19. Chia sẻ/ILSSA, 2007. Cơ sơ lý luận về phân cấp quản lý và mối quan hệ

20. Chính phủ, 2008. Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo. Hà Nội.

21. Chính phủ, 2011. Nghị quyết số 80/NQ-CP về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011-2020. Hà Nội.

22. Chính Phủ, 2013. Báo cáo số 63/BC-CP thực hiện chính sách, pháp luật

về giảm nghèo giai đoan 2005-2012. Hà Nội.

23. ILSSA, 2007. Luận chứng điều chỉnh chuẩn nghèo . Hà Nội : Báo cáo khoa ho ̣c.

24. ILSSA/WBI, 2002. Đại cương về đo lường và phân tích nghèo đói. Hà

Nô ̣i.

25. SIDA/Chia sẻ, 2009. Báo cáo đánh giá năng lực giảm nghèo. Hà Nội. 26. Tỉnh ủy Hà Giang, 2008. Nghị quyết số 12-NQ/TU của Ban chấp hành

Đảng bộ tỉnh Khóa XIV về Tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hà Giang.

27. Tỉnh ủy Hà Giang, 2011. Nghị quyết số 06-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XV về Tăng cường chỉ đạo thực hiện chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững giai đoạn 2011-2015 trên địa bàn tỉnh Hà Giang. Hà Giang. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28. UNDP, 2010. Báo cáo phát triển con người 2010, của cải thực sự của quốc gia: Con đường đi đến phát triển con người. Hà Nội.

29. UNDP, 2012. Giảm nghèo bền vững và quản lý rủi ro do thảm hoạ thiên

nhiên ở khu vực duyên hải miền trung: Bài học rút ra và các gợi ý chính sách. Tài liệu nghiên cứu của Liên hiệp quốc.

30. UNDP/Dự án Hỗ trợ giảm nghèo, 2009. Tái nghèo ở nông thôn. Hà Nội. 31. UNICEF, 2009. Cách tiếp cận nghèo đa chiều. Hà Nội.

32. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2006. Báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2001-2005. Hà Giang.

33. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2006-2013. Báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang các năm 2006, 2007, 2008, 2009, 2011, 2012, 2013. Hà Giang.

34. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang, 2011. Báo cáo tổng kết công tác giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2006-2010. Hà Giang.

35. Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 2014. Báo cáo số 660/BC-UBTVQH kết quả

giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về giảm nghèo. Hà Nội.

36. Văn phòng chương trình 135, 2007. Báo cáo mô hình tài chính vi mô các xã 135. Hà Nội.

37. Văn phòng chương trình 135, 2007. Báo cáo phát triển kinh tế xã hội và

giảm nghèo các xã 135 khu vực miền núi. Hà Nội.

38. VPCTMTQG GN, 2006. Giải pháp giảm nghèo. Kỷ yếu Hội thảo giảm

nghèo và sinh kế, Đầm Vạc, Vĩnh Yên.

39. VPCTMTQG GN, 2009. Báo cáo chuyên đề khuyến nông, Báo cáo đánh

giá giữa kỳ chương trình giảm nghèo 2006-2010. Hà Nội.

40. VPCTMTQG GN, 2010. Tài liệu hướng dẫn ra soát hộ nghèo năm 2010. Hà Nội.

41. VPCTMTQG GN, 2011. Số liệu nghèo đói 2006-2010. Hà Nội: Nhà xuất bản Lao động xã hội.

42. Trường Đại học KTQD, 2008. Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực: NXB ĐHKTQD, Hà Nội. 43. Các trang Web: - www.gso.gov.vn - www.hagiang.gov.vn - www.kinhtenongthon.com.vn - www.chinhphu.vn - giamngheo.molisa.gov.vn

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 100)