Thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng tham gia chương trình

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 99)

trình giảm nghèo bền vững

Trong điều kiện kinh tế đất nước đang gặp khó khăn, nguồn lực dành cho giảm nghèo bền vững hết sức hạn hẹp, việc đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho giảm nghèo bền vững là một nhu cầu hết sức cấp bách. Chủ trương xã hội hóa công tác giảm nghèo bền vững là một giải pháp hữu hiệu để thu hút các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp cùng gia chương trình giảm nghèo bền vững,

Thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Hà Giang và các tổ chức thành viên tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong việc vận động sự tham gia của xã hội và cộng đồng trong công tác giảm nghèo; chú trọng việc phối hợp, cân đối các nguồn lực huy động với các chính sách của Nhà nước để tăng hiệu quả của các chính sách giảm nghèo; các đoàn thể, tổ chức, cộng đồng dân cư quan tâm giúp đỡ cho các hộ nghèo trên địa bàn, phối hợp với chính quyền cơ sở hỗ trợ giúp đỡ cho từng hộ gia đình nghèo, xây dựng kế hoạch trợ giúp họ thoát nghèo bền vững.

Tăng cường vận động các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và người dân đóng góp ủng hộ nguồn lực cho công cuộc giảm nghèo; tuyên truyền phổ biến các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người dân nói chung, người nghèo nói riêng để chính sách xã hội hóa trong công tác giảm nghèo thực sự đi vào cuộc sống, đồng thời tăng cường vai trò giám sát, kiểm tra tình hình thực hiện chính sách xã hội hóa ở các cấp, các ngành đảm bảo huy động tối đa các nguồn lực, đồng thời đảm bảo các nguồn lực được quản lý sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả thiết thực, góp phần tiếp tục thúc đẩy cộng đồng xã hội tích cực tham gia đóng góp để giảm nghèo bền vững cho những vừng sâu, vùng xa, nơi có đồng đồng bào nghèo đang sinh sống.

Riêng đối với Doanh nghiệp, cần có chế tài về trách nhiệm xã hội của Doanh nghiệp khi thực hiện dự án đầu tư. Thực tế hiện nay, nhiều Doanh

nghiệp tham gia đầu tư trên địa bàn các huyện nghèo, xã nghèo để thu lợi nhuận. Tuy nhiên, hầu hết các Doanh nghiệp này mới chỉ quan tâm tới lợi nhuận của doanh nghiệp, chưa tự giác và chủ động tham gia công tác xã hội, đặc biệt là chưa có trách nhiệm với cộng đồng dân cư nơi Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo gắn kết trách nhiệm giữa Doanh nghiệp và cộng đồng xã hội; cùng với việc thu hút và khuyết khích các doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn khó khăn, cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp với các địa bàn nghèo. Đối với các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh, hàng năm phải trích một phần lợi nhuận để tham gia giúp đỡ hỗ trợ các xã nghèo, hộ nghèo đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc có trách nhiệm nhận lao động nghèo vào làm việc ổn định tại doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp Trung ương, Chính phủ tiếp tục có cơ chế phân công giao trách nhiệm giúp đỡ các huyện nghèo; các doanh nghiệp được phân công hàng năm phải có trách nhiệm giúp các huyện nghèo phát triển sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng... tạo điều kiện giúp các huyện nghèo, xã nghèo, người nghèo thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 99)