Thực hiện các biện pháp giảm nghèo bền vững

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 72)

3.2.3.1. Tổ chức đội ngũ cán bộ chuyên trách về giảm nghèo

Đội ngũ cán bộ tham gia thực hiện giảm nghèo bền vững trên địa bàn từ tỉnh đến các xã phường, thôn bản khá đông đảo, được bố trí kiêm nhiệm ở tất cả các lĩnh vực có liên quan đến giảm nghèo, tại tỉnh và huyện có Ban chỉ đạo giảm nghèo, tại cấp xã có Ban giảm nghèo xã.

Tổ chức tập huấn cho 31.219 lượt cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp tỉnh, huyện, xã, trưởng thôn bản, cán bộ đoàn thể thuộc 11 huyện, thành phố. Nội dung tập huấn tập trung vào các lĩnh vực như Chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về giảm nghèo bền vững, chức năng nhiệm vụ của các cấp, các ngành, kỹ năng xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội gắn với giảm nghèo bền vững, kỹ năng xây dựng, quản lý và điều hành dự án hỗ trợ giảm nghèo, kỹ năng tổ chức thực hiện các chính sách giảm nghèo, quy trình xác định hộ nghèo, cận nghèo hàng năm. Thông qua tập huấn các đại biểu đã nắm chắc được quan điểm chỉ đạo, mục tiêu, các cơ chế chính sách, giải pháp hỗ trợ giảm nghèo, kỹ năng tổ chức thực hiện các chương trình, dự án giảm nghèo, kỹ năng làm việc với người nghèo, nghiệp vụ tổ chức khảo sát đánh giá, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo để tổ chức triển khai có hiệu quả tại địa bàn. Thực hiện luân chuyển và tăng cường 84 cán bộ cấp huyện xuống xã; Tuyển chọn, tập huấn và bố trí 67 tri thức trẻ ưu tú có trình độ đại học tăng cường về làm Phó Chủ tịch UBND xã thuộc 06 huyện nghèo của tỉnh. Nhờ có đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn và nhiệt tình, nên các chương trình mục tiêu giảm nghèo của quốc gia và của tỉnh đã phát huy hiệu quả.

Từ những kết quả triển khai thực hiện, có thể thấy, Hà Giang chưa có đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác giảm nghèo từ tỉnh đến các xã,

phường; Cán bộ làm công tác giảm nghèo còn phải kiêm nhiệm, nhất là cấp xã, cấp thực thi chính sách, đưa chính sách vào thực tiễn, nên hạn chế đến hiệu quả việc thực hiện các mục tiêu của chương trình giảm nghèo bền vững. Mặt khác, trình độ đội ngũ cán bộ cấp xã còn nhiều bất cập, năng lực đề xuất tham mưu còn nhiều hạn chế, vì vậy việc tổ chức chỉ đạo thực hiện gặp nhiều khó khăn, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

3.2.3.2. Nhân rộng các mô hình giảm nghèo hiệu quả

Từ năm 2008 đến năm 2012, Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bố trí kinh phí cho việc thực hiện nhân rộng mô hình giảm nghèo, tỉnh Hà Giang đã thực hiện 19 mô hình giảm nghèo tại 19 xã nghèo trong tỉnh. Các mô hình giảm nghèo nhân rộng đã hỗ trợ hộ nghèo có phương tiện sản xuất, nâng cao thu nhập tiến tới thoát nghèo bền vững ; Dự án đã giúp cho 40% hộ nghèo tham gia dự án được thoát nghèo ; Đặc biệt từ năm 2012, các dự án nhân rộng mô hình được triển khai theo hình thức nuôi luân chuyển, các hộ nghèo đã có ý thức hơn trong việc chăm sóc con giống, mô hình nuôi luân chuyển đã giúp cho nhiều hộ gia đình nghèo khác trong xã triển khai dự án có cơ hội phát triển sản xuất, thoát nghèo bền vững.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)