Phương pháp thu thập dữ liệu, tài liệu sơ cấp và thứ cấp

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 44)

Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp được thực hiện qua 2 hình thức là hỏi trực tiếp và khảo sát cụ thể là:

- Hỏi trực tiếp: Đối tượng là các cán bộ tại các cơ quan liên quan, đặc biệt là gặp trực tiếp những đối tượng hiện tại đang công tác cùng cơ quan (Ban chỉ đạo giảm nghèo tỉnh Hà Giang, Ban chỉ đạo giảm nghèo các huyện,

thành phố và Ban giảm nghèo các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh) liên quan trực tiếp đến vấn đề đang nghiên cứu, để đưa ra được các nhận định đánh giá khách quan tại chương 3 và những giải pháp thiệt thực tại chương 4 của luận văn.

- Khảo sát số liệu: Thực hiện khảo sát trực tiếp cơ sở dữ liệu, các báo cáo phát triển kinh tế, xã hội, báo cáo lĩnh vực ngành hàng năm, giai đoạn, niên giám thống kê..., tại các ngành liên quan trên địa bàn tỉnh để nắm rõ như: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Ban Dân tộc, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư, đặc biệt là số liệu tại cơ quan công tác và liên hệ số liệu tại các tỉnh lân cận có điều kiện về địa lý phát triển tương đồng, để xây dựng và chứng minh các nội dung của luận văn được nêu tại chương 1, chương 3 và chương 4 đảm bảo tính hiện thực và tính khách quan.

Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được tiến hành dựa vào

- Các văn bản chỉ đạo, điều hành, báo cáo tổng hợp của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, các bộ ngành Trung ương, của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang liên quan đến giảm nghèo bền vững trong giai đoạn 2005-2014 và định hướng, kế hoạch đến năm 2020, góp phần khẳng định các nội dung của luận văn đi đúng với chủ trương, chính sách của đảng và nhà nước về giảm nghèo bền vững trong giai đoạn hiện nay để xây dựng nội dung chương 3 và chương 4 của luận văn;

- Các tài liệu nghiên cứu của các cơ quan chuyên môn (như cơ quan Lao động - TBXH, cơ quan Thống kê), các tổ chức quốc tế (như UNDP, ADB, …) về giảm nghèo ở Việt Nam và ở Hà Giang để củng cố và xây dựng nội dung chương 1, chương 3 và chương 4 của luận văn.

- Các số liệu từ kết quả điều tra hộ nghèo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hà Giang được thực hiện hàng năm; Các nguồn số liệu

thống kê đã được công bố của Tổng Cục thống kê có liên quan; điều này được thể hiện rất rõ trong chương 3 của luận văn, làm cơ sở để xây dựng nội dung đề xuất tại chương 4 của luận văn.

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)