Để đánh giá được tình trạng giảm nghèo bền vững, trước tiên cần tìm hiểu các nhân tố tác động đến vấn đề giảm nghèo bền vững. Có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững; các yếu tố tác động có thể phân thành các nhóm cơ bản như sau:
1.2.5.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên
Ví trí địa lý không thuận lợi ở những nơi xa xôi hẻo lánh, địa hình chia cắt phức tạp, đường giao thông khó khăn nguy hiểm, làm cho cô lập, tách biệt với bên ngoài, khó tiếp cận được với nguồn lực và thị trường tiêu thụ sản phẩm, cuộc sống của người dân lạc hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cấp tự túc, tác động đến vấn đề nghèo đói; đất sản xuất ít, cằn cỗi, khó canh tác, cho năng xuất thấp, dẫn đến sản xuất trong nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, thu nhập của người nông dân đạt thấp, việc tích lũy để tái sản xuất mở rộng bị hạn chế hoặc không có, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng túng thiếu, đói ăn, đặc biệt là ở khu vực vùng miền núi như Hà Giang. Điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai thường xuyên xảy ra đặc biệt là hạn hán, lũ quét, rét đậm, rét hại là các yếu tố tự nhiên có thể tác động bất lợi đến các chiến lược sản xuất kinh doanh của cả cộng đồng, khu vực tác động tiêu cực đến các tài sản sản xuất kinh doanh và là một nguyên nhân gây ra tình trạng nghèo hay tái nghèo.
1.2.5.2. Sự phát triển kinh tế và Khoa học công nghệ
Phát triển kinh tế hàm chứa không chỉ tăng trưởng kinh tế mà cả những quá trình hoàn thiện các yếu tố xã hội, nâng cao phúc lợi cho tất cả thành viên
xã hội. Nếu kinh tế phát triển thì giảm nghèo có cơ hội hơn, tỷ lệ hộ nghèo thấp hơn và ngược lại.
Mặt khác, GDP tăng nhanh sẽ làm cho GDP bình quân đầu người cao, số người có thu nhập lớn hơn chuẩn nghèo sẽ nhiều hơn.
Kinh tế phát triển, sẽ tạo ra tiền đề vật chất cho việc cải thiện đời sống xã hội, các điều kiện để hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt qua đói nghèo sẽ sẽ tốt hơn.
Sự phát triển Khoa học công nghệ là một trong những yếu tố gắn liền với vốn nhân lực, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các hoạt động sinh kế, nâng cao năng suất lao động và cải thiện thu nhập. Ví dụ, những hộ sản xuất đúng quy trình kỹ thuật sẽ thường có năng suất, chất lượng cao hơn, thu nhập cao và bền vững hơn.
1.2.5.3. Các nhân tố xã hội
- Quy mô và tốc độ tăng dân số: Vấn đề dân số là một nhân tố quan trọng và là cơ bản đối với vấn đề giảm nghèo bền vững hiện nay. Một sự thật hiển nhiên rằng nếu đồng thời dân số giảm và kinh tế tăng trưởng thì đời sống người dân sẽ được nâng cao. Nhiều nhà nhân khẩu học kinh tế đã xây dựng mô hình và đưa ra học thuyết đã được nhiều nước ứng dụng. Theo học thuyết này, giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tốc độ phát triển dân số có mối tương quan chặt chẽ tỷ lệ nghịch, "Ðể bảo đảm ổn định kinh tế - xã hội như hiện tại, nếu tốc độ phát triển dân số là 1% thì tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương phải là 4%". Như vậy, theo mục tiêu phấn đấu tăng trưởng kinh tế - xã hội, phải xác định và khống chế tốc độ tăng dân số ở mức hợp lý để phát triển kinh tế bảo đảm có khả năng tích lũy.
Trong yếu tố dân số, chất lượng dân số, quy mô và cơ cấu hộ gia đình, tỷ lệ người sống phụ thuộc, giới tính của người làm chủ hộ gia đình là những
nhân tố quan trọng, ảnh hướng tới tình trạng nghèo đói cũng như vấn đề giảm nghèo bền vững của hộ gia đình.
- Nhân tố giáo dục: Người nghèo thường có trình độ học vấn tương đối thấp, thiếu kỹ năng làm việc và thông tin, thiếu kinh nghiệm sản xuất, không có kinh nghiệm làm ăn, dẫn đến không có giải pháp để tự thoát nghèo. Dân trí thấp, kém năng động, lại không được hướng dẫn cách thức làm ăn là nguyên nhân làm cho nhiều hộ rơi vào cảnh nghèo đói triền miên, đặc biệt là các hộ vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực tế đã chứng minh, các hộ nghèo đói thường thì chủ hộ có trình độ học vấn thấp, trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ nghèo đói càng thấp.
- Nhân tố sức khỏe: Người dân có thu nhập thấp, sẽ không có điều kiện cải thiện sức khỏe, dễ bị ốm đau và ít có cơ hội điều trị bệnh. Ngược lại, sức khỏe không tốt cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm và thu nhập.
- Cơ sở hạ tầng như đường giao thông, chợ, điện, thủy lợi, nước sinh hoạt, cơ sở giáo dục, cơ sở y tế, thông tin đặc biệt có ý nghĩa đảm bảo các điều kiện để phát triển các hoạt động sinh kế, tiếp cận các dịch vụ xã hội, hỗ trợ giảm nghèo.
- Phong tục tập quán ảnh hưởng khá rõ nét đến giảm nghèo bền vững, đặc biệt là vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phong tục tập quán lạc hậu, ma chay, cưới xin tốn kém, làm cho các gia đình đã nghèo lại càng nghèo hơn.
1.2.5.4. Vài trò Nhà nước
Trên tầm vĩ mô, Nhà nước có vai trò hết sức quan quan trọng trong giảm nghèo bền vững, bởi vì nhà nước đề ra chính sách đúng và phù hợp, sẽ thúc đẩy phát triển và tăng tưởng kinh tế - xã hội, tạo cơ hội cho người dân tiếp cận được các nguồn lực xã hội để phát triển, tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người dân, giảm nghèo nhờ đó mà sẽ bền vững hơn; ngược lại, nhà nước đề ra chính sách không hợp lý sẽ là rào cản ngăn cách người dân với
các nguồn lực xã hội, làm cho kinh tế - xã hội không phát triển, đời sống nhân dân khó khăn, ảnh hưởng đến sự nghiệp giảm nghèo bền vững.
Vai trò nhà nước liên quan trực tiếp và gián tiếp đến chi phí sản xuất, tiêu thụ, giá cả; cơ chế hỗ trợ hay hạn chế hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ; các điều kiện hành chính thuận lợi hay cản trở các giao dịch của hộ gia đình. Ví dụ, giá gạo trên thị trường bị các tư thương lũng loạn gây ảnh hưởng trực tiếp đến người sản xuất lúa, thua lỗ, thu nhập giảm.
1.3. Kinh nghiệm GNBV tại một số địa phƣơng và bài học cho Hà Giang
1.3.1. Hoạt động giảm nghèo tại một số địa phương
1.3.1.1. Vùng Tây Nguyên
Tây Nguyên thuộc lãnh thổ phía Nam Trung Bộ Việt Nam, bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắc, Đắk Nông và Lâm Đồng với tổng diện tích là 54.474 km2 (chiếm 16,8% diện tích của Việt Nam), dân số năm 2003 là 4,526 triệu người, mật độ dân số trung bình là 81,3 người/km2
với 45 dân tộc khác nhau. Tây Nguyên là vùng nghèo thứ hai trong toàn quốc (Tỉ lệ nghèo là 18,7% năm 2003). Xét về điều kiện tự nhiên, các điều kiện về tài nguyên như đất đai, nguồn nước, điều kiện về cơ sở hạ tầng, khả năng giao lưu hàng hóa, trao đổi văn hóa thì Tây Nguyên có nhiều lợi thế hơn so với Tây Bắc nhưng tỉ lệ nghèo đói là tương đương nhau.
Nghèo đói ở Tây Nguyên chủ yếu tập trung ở bộ phận dân cư thuộc vùng núi cao, vùng đồng bào ít người, cuộc sống phụ thuộc chủ yếu vào các điều kiện sản xuất nông nghiệp và các sản phẩm rừng. Nếu xét theo nghề nghiệp thì khu vực nông nghiệp vẫn là khu vực có tỷ lệ nghèo cao hơn cả đối với Tây Nguyên tỷ lệ nghèo lao động trong khu vực nông nghiệp biến động từ 69% năm 1993 xuống 52,7 năm 1998 và lại tăng lên 57,9% năm 2002, trong khi chỉ số này của toàn quốc giảm khá đều từ 66,1% xuống 38,9% cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu so với các vùng nghèo nhất toàn quốc như Tây Bắc và Bắc
Trung Bộ thì trong những năm vừa qua Tây Nguyên đã giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo tốt hơn.
Đây là kết quả của việc tập trung các nỗ lực của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, và các chính sách giảm nghèo Tây Nguyên. Nhà nước có những hỗ trợ về định canh, định cư, phát triển kinh tế - xã hội miền núi, quy hoạch dân cư và tăng cường cơ sở hạ tầng, sắp xếp sản xuất, xây dựng các trung tâm cụm xã, phát triển thương mại miền núi, hỗ trợ thuốc chữa bệnh, cước vận chuyển, trợ giá những mặt chính sách. Đặc biệt, Chính Phủ đã tập trung chỉ đạo Ngân hàng chính sách xã hội thực hiện cho vay tín dụng cho người nghèo với lãi xuất thấp (0,5%/tháng) chỉ phải tín chấp thông qua các tổ chức tương trợ, tổ vay vốn. Ngoài ra, Ngân hàng Chính sách xã hội còn cho vay qua quỹ quốc gia giải quyết việc làm và cho đối tượng nghèo vay xuất khẩu lao động. Người nghèo đã được tiếp cận khá công bằng về cơ hội hưởng thụ các dịch vụ xã hội cơ bản, nâng cao dân trí, tạo việc làm và cải thiện thu nhập, được giải quyết nhu cầu đất sản xuất, đất ở và cải thiện nhà ở. Các chính sách chủ yếu hỗ trợ người nghèo:
- Các chính sách hỗ trợ về nhà ở: đồng bào nghèo, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc được hỗ trợ xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở bằng vật liệu (toàn bộ phần mái nhà) với mức hỗ trợ trung bình 1,5 triệu đồng cho sửa chữa và 15 triệu đồng cho xây mới một ngôi nhà.
- Chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp áp dụng cho tất cả các xã đặc biệt khó khăn.
- Chính sách hỗ trợ về giáo dục dưới hình thức miễn giảm học phí và các khoản đóng góp, cấp vở miễn phí và cấp sách giáo khoa dùng chung. - Chính sách hỗ trợ về y tế: phương thức hỗ trợ về y tế cho bệnh nhân nghèo ba loại: khám chữa bệnh miễn phí, đầu tư miễn phí và hỗ trợ tiền ăn tại bệnh viện tuyến huyện với mức 5000đ/ngày và cấp thuốc chữa bệnh cho các xã đặc biệt khó khăn với mức trung bình là 10.000.000 đồng/xã.
Chính sách an sinh xã hội thực hiện bằng việc trợ cấp thương xuyên bằng tiền hoặc bằng gạo với mức trung bình 15kg/người/tháng, cứu đói giáp hạt, hỗ trợ giống cây lương thực và hoa màu.
- Cùng với việc thực hiện các chủ trương chính sách của Nhà nước về xóa đói giảm nghèo đối với các vùng đặc biệt khó khăn thì các Tỉnh ủy cũng ban hành Nghị quyết về thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo từ cấp tỉnh đến các địa phương cấp cơ sở. Thông qua nhiều biện pháp như hỗ trợ phát triển sản xuất, triển khai ứng dụng khoa học công nghệ, hướng dẫn cách thức làm ăn...để nhân dân tự vươn lên thoát nghèo, hướng tới giảm nghèo bền vững.
Những chính sách kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng với những dự án xóa đói giảm nghèo đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội các tỉnh Tây Nguyên. Thông qua các chính sách cụ thể đã tác động trực tiếp đến các đối tượng nghèo, kinh tế của các hộ đã thay đổi theo hướng tích cực, sản xuất ổn định, các nhu cầu về ăn, mặc ở, y tế, giáo dục đã được đảm bảo về cơ bản, tỷ lệ hộ nghèo giảm hẳn xuống. Đến năm 2009 tỉ lệ nghèo chỉ còn trên 11%.
1.3.1.2. Vùng Tây Bắc
Để thu hẹp khoảng cách chênh lệch về trình độ phát triển so với cả nước, khu vực tây Bắc như Điện Biên, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai đã giải quyết vấn đề giảm nghèo cụ thể sau:
- Xây dựng cơ chế, chính sách và chiến lược phát triển có tầm nhìn dài lâu và phân cấp, phân quyền nhằm cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển mạnh cơ sở hạ tầng, sản xuất hàng hóa chủ lực và xây dựng nền văn hóa mới của vùng núi phía Bắc, đặc biệt là vùng sâu, vùng cao, biên giới. Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể đối với vùng núi phía Bắc nhằm tăng cường quản lí hoạt động thương mại, du lịch để tăng cường trao đổi hàng hóa.
- Đẩy mạnh giao đất lâm nghiệp bao gồm cả đất rừng tự nhiên cho cộng đồng, hộ gia đình và cá nhân sử dụng dựa trên luật bảo vệ và phát triển rừng và hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn, đặc biệt là vùng Tây Bắc, gắn liền các nhà máy thủy điện.
- Để đảm bảo an ninh lương thực, chính sách ưu tiên là ứng dụng khoa học công nghệ và đặt trọng tâm vào các cán bộ khoa học cơ sở, hộ gia đình nhằm nâng cao năng xuất lao động và năng xuất cây trồng vật nuôi, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa và vùng biên giới gắn với đồng bào dân tộc ít người.
- Xây dựng chính sách ưu tiên sử dụng thuế tài nguyên của ngành thủy điện, thủy lợi và khai khoáng vào xây dựng rừng đầu nguồn và hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội trong vùng đầu nguồn, đặc biệt nơi đồng bào tái định cư, tạo nên động lực quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên, phục vụ mục tiêu giảm nghèo trên địa bàn.
- Xây dựng cơ chế chính sách cụ thể nhằm hỗ trợ nhân dân sinh sống trên miền núi, vùng cao, biên giới, đặc biệt là đồng bào các dân tộc ít người được hưởng lợi thực sự từ kết quả tăng trưởng kinh tế và phát triển về y tế, giáo dục, thị trường mà đặc biệt là cơ sở hạ tầng, nhà ở.
- Thực hiện chính sách đặc thù với từng vùng khó khăn, huy động nguồn lực đầu tư cho các vùng trọng điểm, vùng đồng bào dân tộc thiểu số như vùng các huyện nghèo (Chương trình 30a), vùng các xã đặc biệt khó khăn (Chương trình 135), nhằm hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững.
1.3.2. Một số bài học kinh nghiệm cho tỉnh Hà Giang
Từ thực tiễn hoạt động giảm nghèo bền vững ở một số vùng và trong nước, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm về việc giảm nghèo bền vững cho tỉnh Hà Giang như sau:
Thứ nhất, thực hiện lồng ghép tổng hợp các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế xã hội, để thúc đẩy giảm nghèo nhanh và bền vững. Chỉ có
như vậy mới khắc phục được tình trạng chồng chéo, manh mún trong sử dụng nguồn vốn và huy động được tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội nói chung và giảm nghèo bền vững nói riêng.
Thứ hai, có chính sách thống nhất và đồng bộ, tấn công toàn diện vào nghèo đói. Có chính sách cụ thể hỗ trợ cho người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ có như vậy mới đảm bảo khắc phục được những tồn tại hạn chế trong tổ chức và thực hiện giảm nghèo bền vững, đẩy lùi sự gia tăng về khảng cách thu nhập giữ các vùng.
Thứ ba, cải thiện và phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, tạo việc làm, tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho doanh nghiệp, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của nhân dân. Nếu thực hiện được vấn đề này, sẽ giúp người dân ở vùng sâu, vùng xa tiếp cận được với các dich vụ xã hội tốt hơn, thu hút được các doanh nghiệp đầu tư vào vùng khó khăn, tạo điều kiện để người nghèo có cơ hội giao lư trao đổi hàng hóa, thúc đẩy giảm nghèo bền vững.
Thứ tư, trao quyền nhiều hơn cho cấp cơ sở trong việc thực hiện công
tác giảm nghèo. Tuyên truyền cho người dân hiểu, đặc biệt là các hộ nghèo có ý thức vươn lên tự thoát khỏi nghèo đói. Bời vì, muốn giảm nghèo bền vững,