Mục tiêu

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 84)

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm trên 3%; riêng các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn giảm từ 4%; Giảm tỷ lệ hộ nghèo của tỉnh xuống còn dưới 10% vào năm 2020;

- Tạo việc làm ổn định và đa dạng hoạt động thu nhập cho lao động nghèo; đến năm 2020, thu nhập bình quân đầu người của các hộ nghèo tăng lên 3,5 lần và thu nhập bình quân đầu người của các huyện nghèo tăng ít nhất 2 lần so với năm 2015;

- Bảo đảm các điều kiện thiết yếu về nhà ở, nước sinh hoạt, điện, chất đốt đối với 4 huyện vùng cao núi đá phía Bắc; Tiếp cận thuận lợi các chính sách hỗ trợ của Nhà nước về y tế, giáo dục, dạy nghề, văn hoá, trợ giúp pháp lý cho các hộ nghèo, đặc biệt hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn; Thực hiện tốt các chính sách bảo trợ xã hội;

- Cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất và dân sinh ở các huyện nghèo, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn từng bước được hoàn thiê ̣n , trong đó hạ tầng thiết yếu như giao thông , điê ̣n, nước sinh hoa ̣t đạt chuẩn theo tiêu chí nông thôn mới.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020.

- 100% hộ nghèo được vay vốn ưu đãi theo nhu cầu thực tế để phát triển sản xuất;

- Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 60%, phấn đấu 70% lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định;

- 100% hộ nghèo và hộ cận nghèo được tập huấn khuyến nông lâm, hướng dẫn cách làm ăn, chuyển giao khoa học kỹ thuật;

- 100% học sinh nghèo, cận nghèo và dân tộc thiểu số được miễn giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập; Tỷ lệ huy động trẻ em, nhất là trẻ em con hộ nghèo trong độ tuổi đến trường đi học, đạt trên 98%;

- 100% người nghèo, người dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng KT-XH khó khăn, đặc biệt khó khăn, trẻ em dưới 6 tuổi được cấp thẻ BHYT và được khám chữa bệnh miễn phí; 100% người cận nghèo và người thuộc hộ gia đình sản xuất nông lâm nghiệp có mức sống trung bình được hỗ trợ mua thẻ BHYT;

- 100% đối tượng bảo trợ XH đủ điều kiện được hưởng trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng và cơ sở bảo trợ xã hội;

- 100% hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số không có khả năng tự cải thiện nhà ở được hỗ trợ xóa nhà tạm; 70% số hộ nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh;

- 100% xã, thị trấn có Câu lạc bộ trợ giúp pháp lý; 100% hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số có nhu cầu trợ giúp được trợ giúp pháp lý miễn phí; 95% được tiếp cận thông tin về các chính sách pháp luật của nhà nước;

- 95% hộ nghèo và hộ đồng bào dân tộc thiểu số được hưởng thụ các dịch vụ truyền thông về văn hóa - xã hội và khoa học kỹ thuật;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, đảm bảo phục vụ có hiệu quả đời sống và phát triển sản xuất của người dân; trong đó 20% số xã được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới;

- Triển khai nhân rộng 20 mô hình giảm nghèo bền vững (trung bình mỗi huyện chọn 2 mô hình) gắn với đặc thù của các vùng sinh thái: Vùng cao núi đá phía Bắc; Vùng cao núi đất phía Tây và Vùng núi thấp; Thu nhập của

hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15-20%/năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình nhân rộng thoát nghèo.

- 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia; phát triển cộng đồng;

- Không còn tình trạng hộ tái nghèo

Một phần của tài liệu Giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang (Trang 84)