Đối thủ cạnh tranh:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 67)

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế việc xác định đúng năng lực và vị

thế của mình cung như của các đối thủ liên minh chiến lược, các đối thủ cạnh

tranh hiện hữu và tiềm năng có ý nghĩa quan trọng đối với sự thành công trong hoạt động của ngân hàng.

Cạnh tranh trong hoạt động là vấn đề rất quan trong đối với các ngân hàng

đặc biệt là trong điều kiện ngân hàng vừa hoạt động vừa cơ cáu lại, trước hết

ngân hàng cần phải được tập trung xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch và chính sách tăng cường năng lực cạnh tranh của mình. Theo lý luận về quản trị

và cạnh tranh trong doanh nghiệp (đại diện là ông M.Porter) các nhân tố ảnh hưởng đến cạnh tranh của một doanh nghiệp có thể đến từ nhiều phía của môi trường kinh doanh mà có thể chia thành 3 loại: Môi trường vĩ mô, môi trường tác

nghiệp và môi trường nội bộ(hoàn cảnh nội bộ).

Các yếu tố ảnh hưởng cạnh tranh trong ngành bao gồm 5 yếu tố đó là: các

đối thủ cạnh tranh hiện hành, vị thế của các nhà cung ứng, vị thế của người mua, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, các sản phẩm, dịch vụ thay thế. Đối với ngân

hàng có thể coi là có 4 yếu tố bởi người mua chính là người gửi tiền (đóng vai trò chi phối) và phần lớn không có sự phân biệt rõ ràng đối với những người vay tiền

hoặc sử dụng các dịch vụ ngân hàng và đều được gọi chung là khách hàng (tương ứng với vị thế người mua và vị thế người bán). Môi trường nội bộ hay hoàn cảnh

nội bộ hay nói cách khác là các yếu tố nội bộ của doanh như là: nguồn nhân lực,

nghiên cứu phát triển, sản xuất kinh doanh, tài chính, marketing…

Đặc biệt là các năng lực thiết yếu: tài chính, công nghệ, quản trị ngân hàng và nguồn nhân lực chất lượng cao. Vấn đề không chỉ tạo ra và gia tăng năng lực từng

mặt nêu trên mà điều quan trong hơn là phải sử dụng hợp lý , có hiệu quả từng yếu

tố này; riêng đối với nguồn nhân lực chất lượng cao do có vai trò quyết định đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng , vì vậy ngân hàng phải được gia tăng và sử dụng

hợp lý hơn nguồn kinh phí để đào tạo và đào tạo lại cán bộ nhằm đáp ứng các yêu cầu mới. Cần xuất phát từ tầm nhìn và chiến lược phát triển để xác định để xác định đúng cơ cấu, lựa chọn đụng đói tượng và lĩnh vực cần tập trung đào tạo ở trong và ngoài nước nhằm cập nhật và nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại cho cán bộ ngân hàng. Mặt khác ngân hàng cần xác định và tìm cách trả lời

chính xác các cầu hỏi như: trong từng lĩnh vực và mỗi thị trường cụ thể, có thể và nên lựa chọn sản phẩm và phân khúc thị trường nào để có thể giành và phát huy ưu

thế, cần hợp tác với ai? Trong việc hợp tác cũng phải cần lưu ý: Khi chuẩn bị cho

việc tham gia hợp tác, liên doanh ngân hàng không chỉ đòi hỏi và bảo vệ lợi ích cho

mình mà cần chú trọng nêu bật những lợi ích mà mình có thể và cần cam kết mang

lại cho đối tác để tăng tính hấp dẫn và thuyết phúc tạo điều kiện cho sự hợp tác lâu

bền. Để chuẩn bị các điều kiện có thể cạnh tranh với các đối thủ là các ngân hàng

trong cùng địa bàn và ngoài địa bàn có nhiều thế mạnh hơn hoạch kém hơn mình phải thường xuyên so sanh, xây dựng và khai thác kết cấu hạ tầng kỹ thuật ngành , kể cả trong việc đào tạo nguồn nhân lực, kinh nghiệm quản trị kinh doanh ngân

hàng …, Nếu ngân hàng thưc hiện hợp lý thì sẽ tạo diều kiện không chỉ tăng cường năng lực cạnh tranh mà còn có thể tăng thêm phần lợi ích cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 67)