Tăng cường công tác Marketing, nâng cao uy tín của mình trên thị trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 84)

thị trường nhằm thu hút nhiều khách hàng gửi tiền vào Ngân hàng, đặc biệt là

các doanh nghiệp với những khoản tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi thanh toán

Trong nền kinh tế hiện đại, doanh nghiệp là đối tượng cung cấp cho Ngân

hàng một nguồn vốn dồi dào nhất vì các doanh nghiệp là người sử dụng các dịch

vụ của Ngân hàng nhiều nhất, họ luôn coi Ngân hàng là trung gian thanh toán cho tất cả các mối quan hệ làm ăn của họ, đồng thời Ngân hàng cũng là một lĩnh

vực đầu tư hiệu quả, an toàn đối với những khoản tiền tạm thời nhàm rỗi của

doanh nghiệp. Vì thế các Ngân hàng cần khai thác tối đa nguồn vốn của các

doanh nghiệp nhằm tạo ra một nguồn vốn ổn định cho mình. Để làm được điều đó đòi hỏi Ngân hàng phải ngày một đổi mới phương thức hoạt động, thanh toán,

tiếp thị, quảng cáo…nhằm tạo ra một hình ảnh an toàn trong con mắt của doanh

nghiệp.

3.2.5.2. Đa dạng hóa các hình thức huy động

Đa dạng hóa cá hình thức huy động luôn là một cách thức để các Ngân hàng thương mại nâng cao hiệu quả huy động vốn vì chỉ có đa dạng hóa thì Ngân hàng mới tận dụng được hết thế mạnh của các thành phần kinh tế. Ngày

nay đã có rất nhiều hình thức huy động vốn như: Thu hút tiền gửi tiết kiệm, phát

và hạn chế riêng đòi hỏi Ngân hàng phải cân nhắc xác định cho mình một hình thức huy động phù hợp với điều kiện hiện tại. Đối với Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong nội việc phát hành trái phiếu kỳ phiếu còn ít, Ngân hàng nên mở rộng hoạt động này trong tương lai.

3.2.5.3. Xác định chính sách lãi suất huy động hợp lý

Lãi suất huy động là giá cả của những nguồn vốn mà Ngân hàng huy

động cho nên nếu Ngân hàng đưa ra một lãi suất cao hơn đối thủ cạnh tranh thì sẽ huy động được nhiều vốn hơn. Nhưng ngược lại lãi suất huy động cũng là chi phí của Ngân hàng, nếu Ngân hàng nâng lãi suất huy động len quá cao mà không cân nhắc cho phù hợp với lãi suất cho vay thì Ngân hàng sẽ bị lỗ. Điều quan trọng đối với Ngân hàng là phải làm sao xác định một lãi suất huy động đủ chiến thắng đối thủ cạnh tranh và cũng phải phù hợp với lãi suất cho vay nhằm đảm bảo cho

Ngân hàng hoạt động có lãi.

3.2.6. Giải pháp chung: thường xuyên bồi dưỡng và đào tạo để nâng cao trình độ cho cán bộ công nhân viên cao trình độ cho cán bộ công nhân viên

Con người là nhân tố quan trọng trong mọi tổ chức, là động lực thúc đẩy sự

phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và của Ngân hàng nói riêng. Mọi hoạt động dù ở lĩnh vực nào cũng phải thông qua tác động của con người. Dù máy móc thiết bị, công nghệ có hiện đại đến đâu chăng nữa nhưng nếu không có sự tác động chỉ đạo của con người thì cũng trở nên vô nghĩa. Đối với lĩnh vực kinh

doanh Ngân hàng, nếu yếu tố con người được xem trọng và được sử dụng đúng đắn sẽ góp phần quyết định vào sự thành công của một Ngân hàng.

Đặc biệt là ngày nay công nghệ càng hiện đại bao nhiêu thì đòi hỏi trình độ

của người lao động càng cao bấy nhiêu. Yếu tố con người và công nghệ là những

nhân tố quan trọng quyết định đến sự chiến thắng trong cạnh tranh của bất kỳ

trình độ cán bộ công nhân viên là vấn đề cần thiết đối với bất cứ tổ chức nào trong nền kinh tế thị trường. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động

kinh doanh có nhiều khác biệt so với các hoạt động kinh doanh thoong thường

khác, hoạt động của nó có mối liên hệ mật thiết đối với tất cả các thành phần

kinh tế. Chính vì thế mà các bộ ngân hàng phải là người có trình độ hiểu biết rất

rộng về lĩnh vực kinh tế. Để nâng cao chất lượng tín dụng, thì yếu tố đầu tiên cần

phải nói đến là người cán bộ tín dụng. Người cán bộ tín dụng phải là người có (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chuyên môn trình độ và năng lực, am hiểu khách hàng, hiểu biết sâu về lĩnh vực

tài chính doanh nghiệp, dự báo được những biến động kinh tế trong tương lai, có

kiến thức nhất định về thị trường và lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp.

Do đó để nâng cao chất lượng tín dụng, Ngâ hàng nên đề ra chính sách phát

triển nguồn nhân lực và chăm lo việc đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn của

cấn bộ với những công việc như sau:

- Chuyên môn hóa cán bộ tín dụng: mỗi cán bộ tín dụng sẽ được giao một

nhóm khách hàng nhất định, có đặc điểm chung về ngành nghề kinh doanh hoặc

loại hình doanh nghiệp…

- Có chế độ khen thưởng đãi ngộ hợp lý đối với cán bộ tín dụng: Đối với

những cán bộ tín dụng có năng lực làm việc hiệu quả thì Ngân hàng cần có chính sách khen thưởng kịp thời, ngược lại cần có biện pháp xử lý thích đáng đối với

những cán bộ tín dụng thiếu tinh thần trách nhiệm, làm thất thoát vốn, và phải

làm sao gắn chặt tinh thần trách nhiệm của cán bộ tín dụng đối với khoản vay.

Không ngừng bồi dưỡng nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn cho cán bộ.

Có thể nói bất kỳ một giải pháp nào đưa ra cũng phải dựa trên nên tàng tài chính của chính đơn vị đó, bởi tiềm lực tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến tính

khả thi của bất kỳ một giải pháp nào. Một giải pháp dù có hay đến đâu cũng sẽ

không thể thực hiện được nếu như tiềm lực tài chính của công ty đó không cho

chính sách hợp lý đối với việc đào tạo cán hộ, phải có chính sách thích hợp trong

việc trích lập các quỹ như quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng, quỹ phúc

lợi…Mặt khác Ngân hàng cũng cần tăng cường các hình thức huy động vốn từ

các tổ chức kinh tế để có nguồn tài trợ cho việc thực hiện giải pháp.

Ngày nay các ngân hàng rất coi trọng việc đào tạo cán bộ công nhân viên, nguồn vốn dành cho việc đào tạo trong các doanh nghiệp là rất lớn. Bất kỳ một tổ

chức nào nếu làm được điều này thì sẽ có lợi thế lớn trong cạnh tranh.

3.3. KIẾN NGHỊ

3.3.1. Kiến nghị đối với phát triển

- Ban hành, hoàn thiện đồng bộ các bộ luật, các văn bản có liên quan để tạo môi trường kinh tế, pháp lý vững chắc cho hoạtđộng của các doanh nghiệp cũng như của Ngân hàng.

Quan hệ tín dụng của Ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, do đó một môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động tín

dụng của mình có hiệu quả hơn. Để đạt được điều này, Quốc hội và các cơ quan

chức năng cần sửa đổi và hoàn thiện một số luật khác có liên quan bên cạnh Luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật bảo hiểm, Luật phá sản, các quy định về thế chấp, bảo lãnh… Việc

này có tác dụng đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên nền tảng vững (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng.

- Sắp xếp lại doanh nghiệp và tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.

Nhà nước cần phải kiên quyết sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, chỉ để

thực sự là cần thiết cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tín

dụng. Trong việc nhanh chóng tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cần tập trung

vào việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một biện pháp nhằm huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau

tham gia vào phát triển kinh tế.

- Thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ.

Nhà nước cần thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ, một mặt giúp Ngân

hàng trong khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của khách hàng được chính xác hơn, báo cáo tài chính của khách hàng phải phản ánh đúng tình hình thực tế đồng thời việc thu thập thông tin của khách hàng cũng phải được tiến

hành thuận lợi và chính xác. Mặt khác thông qua việc thực hiện chế độ kiểm toán

chặt chẽ cũng tiến hành tư vấn cho khách hàng làm thế nào để vay được vốn của

Ngân hàng và sử dụng một cách có hiệu quả. Muốn vậy, nhà nước nên sớm ban

hành quy chế tài chính, hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó tăng cường tính hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn

mực của công tác hoạch toán kế toán,tạo điều kiện thận lợi cho cán bộ ngân hàng có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của

khách hàng. Việc chấn chỉnh công tác kiểm toán củng phải đi đôi với việc nâng

cao chất lượng kiểm toán, qua đó nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư.

3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng nhà nước

-Tăng cường hiệu lực điều hành chính sách tiền tệ, chức năng giám sát và

đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng

- Sớm củng cố hệ thống đào tạo của nghành để bồi dưỡng, đào tạo cán bộ

có trình độ chuyên môn cao phù hợp với yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong cơ chế thị trường

- Tổ chức các hoạt động thanh tra có tính độc lập cần thiết để kịp thời phát

hiện xử lý kiên quyết các vi phạm

- Đẩy mạnh việc hình thành và phát triển các công ty mua bán và xử lý nợ, để giải quyết số lượng tồn động của ngân hàng thương mại hiện nay.

- Ngân hàng nhà nước nên ban hành các thông tư liên tịch để hướng dẫn xử

lý tài sản thế chấp, cầm cố vay vốn của các tổ chức tính dụng. Đề nghị ngân hàng

nhà nước xóa nợ hoặc cấp bù cho các ngân hàng có những khoản nợ quá hạn vì những lý do khách quan

- Ngân hàng nhà nước cần đưa ra những quy định cụ thể rõ ràng về việc

thành lập các quỹ dự phòng rủi ro, các mức trích lập cũng như danh mục nội dung (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cần trích lập để các tổ chức tính dụng chủ động trong vấn đề giải quyết các khoản

nợ có vấn đề của mình.

- Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ cần có một chương trình hiệu quả để

quy hoạch và cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng, loại bỏ các Ngân hàng hoạt động không có hiệu quả. Việt Nam cần có một hệ thống Ngân hàng hoạt động lành mạnh, hiệu quả đủ sức mạnh cạnh tranh trên thị trường trong nước và khu vực.

3.3.3. Kiến nghị đối với ngân hàng Phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong Sêkong

Ngân hàng Phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong là ngân hàng lớn của tỉnh

Việc giải quyết những khoản nợ quá hạn chậm chạp một phần cũng là do thiếu sót của các ngân hàng cấp trên. Ngân hàng không được tự ý khoanh nợ và xóa nợđối với những khoản nợ quá hạn và khó đòi, việc này phải do Ngân hàng cấp cao quyết định trên cơ sở quyết định của chủ tịch hội đồng quản trị và hội đồng xóa nợ. Do vậy những năm tới, Ngân hàng phát triển Lào nên đưa ra những

quyết định của mình về việc giải quyết những khoản nợ quá hạn không có khả năng thu hồi để giúp tình hình tài chính tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong được phát triển lành mạnh hơn.

Ngân hàng Phát triển Lào nên trích lập quỹ dự phòng rủi ro trên cơ sở tính

toán rủi ro của các Ngân hàng chi nhánh trong toàn hệ thống và để bù đắp rủi ro

có hiệu quả, bù đắp những khoản mất mát của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong trong thời gian ngắn nhất để Ngân hàng nhanh chóng cân đối

KẾT LUẬN

Chúng ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của thông tin và khoa học công nghệ. Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong cần phải nỗ lực

thật nhiều thì mới có thề tồn tại và phát triển vững mạnh, cùng đất nước bước

vào thế kỷ mới. Đa dạng hóa các hoạt động nghiệp vụ, trước tiên là phát triển tín

dụng ngắn hạn, là một biện pháp để Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh

Sêkong mở rộng hoạt động của mình, trước là sử dụng có hiệu quả các nguồn

vốn được huy động, tăng thêm lợi nhuận, sau là để thu hút và mở rộng khách

hàng, tạo lập một vị thế vững vàng trong cạnh tranh. Trong xu thế đa dạng hóa

các hoạt động Ngân hàng trên thế giới, Ngân hàng cần phải cố gắng hơn trong

việc nâng cao chất lượng tín dụng, tăng doanh thu từ các hoạt động dịch vụ của

Ngân hàng, tiến tới nâng cao uy tín và lòng tin đối với khách hàng trong và ngoài

nước.

Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong đã có nhiều nổ lực, cố

gắng vượt qua mọi trở ngại, quyết tâm thực hiện mục tiêu ổn định, an toàn và hiệu quả phát triển, để trở thành đơn vị kinh doanh đạt lợi nhuận cao trong hệ

thống Ngân hàng Phát triển Lào. Song bên cạnh những chuyển biến tích cực

trong hoạt động kinh doanh, Ngân hàng vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải

quyết về tín dụng, đây là đối tượng nghiên cứu của luận văn.

Sau quá trình nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành với mục đích: Lý giải

những vấn đề cơ bản về Ngân hàng Phát triển và chất lượng tín dụng, trên cơ sở (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

sở số liệu và tình hình thực tế, luận văn đã khảo sát và tìm ra những tồn tại chủ

yếu, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại góp phần nâng

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng (2012), Giáo trình Tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Tài chính;

2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong;

3. Quy trình tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh

Sêkong;

4. Peter S.Rose (2004), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Tài Chính, Hà Nội;

5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Nhà xuất

bản Thống Kê;

5. Tạp chí Ngân hàng các Số 3,4,6,7,10,11 năm 2001, Số 1,2,3 năm 2006, Số 1,2 năm 2003;

6. Bài giảng: Lý thuyết tài chính tiền tệ của thấy giáo Đăng Ngọc Đức.

7. Bài giảng: Nghiệp vụ Ngân hàng Thương mại của cô giáo Phan Thị Thu Hà. 8. Bài giảng: Tài chính công ty của thầy giáo Nguyễn Hòa Nhân.

9. Một số website tham khảo như:

(http://vi.wikipedia.org/wiki/Ng%C3%A2n_h%C3%A0ng_trung_%C6%B0% C6%A1ng) (http://www.scribd.com/doc/51539997/22/Phan-lo%E1%BA%A1i-tin- d%E1%BB%A5ng) (http://www.tinkinhte.com/viet-nam/ho-so-tu-lieu/dac-diem-cua-ngan-hang- trung-uong-o-mot-so-nuoc-va-viet-nam.nd5-dt.56214.113207.html. _____________________________________________

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 84)