Những hạn chế của các hoạt động tại ngân hàng Phát triển Lào chi nhánh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 61)

ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong

2.3.2.1. Những hạn chế của các hoạt động tại ngân hàng Phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong chi nhánh tỉnh Sêkong

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong một vài năm qua thì hoạt động

tín dụng của Ngân hàng còn một số mặt tồn tại như sau:

a. Đối tượng cho vay của Ngân hàng còn đơn điệu, ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh

Như phân tích ở phần đối tượng khách hàng của Ngân hàng ta thấy Ngân

hàng hầu như chỉ cho vay đối với các doanh nghiệp quốc doanh. Một trong

những lý do là Ngân hàng đã quá chú trọng vào mục tiêu an toàn, không những

thế Ngân hàng mới mở rộng quy mô, việc tiếp cận tìm kiếm khách hàng còn nhiều bất cập. Đây là một hạn chế mà Ngân hàng cần tìm biện pháp khắc phục,

không chỉ để mở rộng hơn nữa tín dụng trong tương lai mà còn nhằm thu hút

thêm những đối tượng khách hàng mới, trong lĩnh vực mới nhằm tăng thị phần

của Ngân hàng.

Đối tượng cho vay của Ngân hàng chủ yếu là khách hàng truyền thống cho nên đôi khi vì quá thân quen mà trong khâu thẩm định cho vay Ngân hàng đã bỏ qua

nhiều bước, điểu này sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng của món vay,đặc biệt là

đối với những khoản cho vay đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải thận trọng hơn, đặc biệt là trong thời kỳ hiện nay.

c. Mặc dầu Ngân hàng đã cố gắng phấn đấu giảm tối đa tỷ lệ nợ quá hạn, nhưng về số tuyệt đối nó vẫn còn cao

Xuất phát từ phân tích ở phần nợ quá hạn ta thấy tỷ lệ nợ quá hạn của ngân

hàng thấp là do mức tăng trưởng của dư nợ rất cao, hơn nữa Ngân hàng chủ yếu cho vay đối với doanh nghiệp quốc doanh, họ là đối tượng khách hàng truyền

thống của Ngân hàng cho nên họ được hưởng những đặc ân rất lớn. Một câu hỏi đặt ra là nếu trong tương lai Ngân hàng mở rộng đối tượng khách hàng thì tỷ lệ này có được duy trì mãi không. Muốn duy trì được điều này thì đòi hỏi bản thân

Ngân hàng phải phấn đấu nâng cao công tác thẩm định và quản lý món vay, thực

hiện đúng các quy chế tín dụng.

d. Cơ cấu dư nợ của Ngân hàng chưa hợp lý

Như phân tích ở phần tình hình cho vay, cho thấy trong cơ cấu dư nợ của

Ngân hàng thì dư nợ tín dụng ngắn hạn chiếm tới trên 70%. Điều này là một hạn

chế của Ngân hàng, vì đối với Ngân hàng phát triển thì dư nợ trung và dài hạn sẽ

chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ ngắn hạn. Cho vay trung và dài hạn có mức độ rủi ro kỳ hạn cao hơn so với cho vay ngắn hạn nhưng bù lại nó lại đem lại thu

nhập lớn cho Ngân hàng. Hơn nữa, không phải khoản tín dụng trung và dài hạn

nào cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải phân đấu tìm kiếm dự án đầu tư, mở rộng dư nợ tín dụng ngắn hạn cho phù hợp với Ngân hàng phát triển Lào.

e. Nguồn vốn Ngân hàng tự huy động để đáp ứng nhu cầu cho vay còn rất thấp chủ yếu là nhận vốn điều chuyển từ cấp trên

Đây là một mặt hạn chế của Ngân hàng, nó là do trước đây Ngân hàng hoạt động chủ yếu là theo chỉ định của cấp trên. Do đó khi chuyển sang cơ chế mới

trong thời gian ngắn Ngân hàng chưa đáp ứng nhu cầu hiện tại, điều này là hoàn toàn phù hợp trong ngắn hạng nhưng xét về lâu dài thì không phù hợp. Bởi vì nếu như Ngân hàng cứ nhận vốn điều chỉnh của cấp trên thì sẽ phải chịu lãi suất cao, điều này ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng muốn

khẳng định mình trên thị trường thì đòi hỏi Ngân hàng phải xúc tiến công tác

Marketing, tìm kiếm khách hàng, mở rộng thị trường, tăng cường công tác huy động vốn đáp ứng nhu cầu vốn trong tương lai

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 61)