Bảng 2.7 Tình hình cho vay theo ngành nghề kinh tế ĐVT: Triệu kíp
2006 2007 2008 2009 2010 1 Ngành nông nghiệp 28,270 35,042 51,130 78,450 92,234 - Tỷ trọng(%) 40.70 40.69 37.72 38.83 36.83 2 Công nghiệp-xây dựng 25,985 32,289 43,564 66,532 85,762 - Tỷ trọng(%) 37.41 37.49 32.14 32.93 34.25 3 Thương mại-dịch vụ 15,200 18,795 40,863 57,060 72,428 - Tỷ trọng(%) 21.88 21.82 30.14 28.24 28.92 69,455 86,126 135,557 202,042 250,424 STT CHỈ TIÊU NĂM Tổng số
(Nguồn: Báo cáo của NHPT Lào Chi nhánh tỉnh SêKong năm 2006-2010) 0 20 40 60 2006 2007 2008 2009 2010 NN CN - XD TM - DV
Hình 2.6: Biểu đồ cho vay theo ngành nghề kinh tế
Là một tỉnh khá nhỏ nằm ở phía Nam nước Lào nên loại hình kinh tế chủ
yếu tập trung vào sản xuất nông nghiệp, khai thác và xuất khẩu gỗ là chính. Bên cạnh đó nhóm ngành công nghiệp khai thác chế biến và xây dựng cũng gia tăng đáng kể. Chính vì đặc trưng vùng miền như vậy nên phản ánh qua đồ thị cho ta
thấy được qua các năm từ 2006-2010 chủ yếu tăng trưởng cho vay về nông
nghiệp với tỷ trọng đạt ở mức xấp xỉ 40% qua các năm. Còn về nhóm ngành Công nghiệp xây dựng mặc dù chỉ phát triển trên diện hẹp tuy nhiên với giá trị đặc thù của nó tương đối lớn nên qua các năm từ 2006 – 2010 nhóm ngành này cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ, cụ thể tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng
trong tổng cho vay ngành nghề lần lượt đạt các mức tỷ trọng xoay quanh mức
35% tổng dư nợ cho vay toàn ngành. Còn với nhóm ngành còn lại là Thương mại
– dịch vụ thì doanh số cho vay với nhóm ngành này khá là khiêm tốn. Phần lớn dư nợ vay này nhằm phục vụ cho thương mại là chính, các tỉnh ở Lào nói chung và Sêkong nói riêng việc phát triển dịch vụ chưa thực sự được đẩy mạnh. Mặc dù trên thực tế ở các nước đã và đang phát triển ngành dịch vụ là ngành thiết thực
không thể thiếu thì có lẽ với một quốc gia nhỏ như Lào đang trên đường hội nhập thương mại quốc tế thì trong tương lai cũng có những biến chuyển rõ rệt và tận
dụng những tiềm năng vốn có của mình về yếu tố con người và yếu tố thiên nhiên ban tặng. Chính vì chưa tận dụng và phát huy hết những tiềm năng vốn có
trọng vay vốn của ngành thương mại – dịch vụ so với toàn ngành qua các năm
2006 – 2010 lần lượt xấp xỉ là 22%, 22%, 30%, 28%, 29%. Nhìn qua các con số
này ta có thể thấy được ở những năm 2006 và 2007, nhu cầu phát triển ngành chủ
yếu tập trung vào nhóm ngành nông nghiệp, công nghiệp – xây dựng hơn là tập trung vào thương mại dịch vụ. Ở những năm gần đây đã có sự chuyển biến về cơ
cấu, chúng ta đã nhìn thấy được sự dịch chuyển sang nhóm ngành thương mại
dịch vụ một con số nho nhỏ nhưng dẫu sao đó cũng là sự thay đổi tích cực. Từ đây ta có thể hy vọng ở một tương lai gần, ngân hang sẽ có cơ hội đẩy mạnh cơ
chế tạo tiền của mình bằng việc gia tang sản xuất xây dựng thương mại dịch vụ
của các thành phần kinh tế trong khu vực.