- Ban hành, hoàn thiện đồng bộ các bộ luật, các văn bản có liên quan để tạo môi trường kinh tế, pháp lý vững chắc cho hoạtđộng của các doanh nghiệp cũng như của Ngân hàng.
Quan hệ tín dụng của Ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật, do đó một môi trường pháp lý đồng bộ và hoàn thiện giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động tín
dụng của mình có hiệu quả hơn. Để đạt được điều này, Quốc hội và các cơ quan
chức năng cần sửa đổi và hoàn thiện một số luật khác có liên quan bên cạnh Luật Ngân hàng nhà nước và luật các tổ chức tín dụng như Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư, Luật bảo hiểm, Luật phá sản, các quy định về thế chấp, bảo lãnh… Việc
này có tác dụng đảm bảo cho quan hệ tín dụng được dựa trên nền tảng vững
chắc, đảm bảo an toàn cho hoạt động Ngân hàng.
- Sắp xếp lại doanh nghiệp và tăng cường các biện pháp quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp.
Nhà nước cần phải kiên quyết sắp xếp lại doanh nghiệp Nhà nước, chỉ để
thực sự là cần thiết cho phát triển kinh tế, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả tín
dụng. Trong việc nhanh chóng tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp, cần tập trung
vào việc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước. Đây là một biện pháp nhằm huy động các nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác nhau
tham gia vào phát triển kinh tế.
- Thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ.
Nhà nước cần thực hiện chế độ kiểm toán chặt chẽ, một mặt giúp Ngân
hàng trong khâu thẩm định, xét duyệt hồ sơ xin vay vốn của khách hàng được chính xác hơn, báo cáo tài chính của khách hàng phải phản ánh đúng tình hình thực tế đồng thời việc thu thập thông tin của khách hàng cũng phải được tiến
hành thuận lợi và chính xác. Mặt khác thông qua việc thực hiện chế độ kiểm toán
chặt chẽ cũng tiến hành tư vấn cho khách hàng làm thế nào để vay được vốn của
Ngân hàng và sử dụng một cách có hiệu quả. Muốn vậy, nhà nước nên sớm ban
hành quy chế tài chính, hạch toán kinh doanh đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Qua đó tăng cường tính hiệu lực pháp lý, đảm bảo tính đồng bộ chuẩn
mực của công tác hoạch toán kế toán,tạo điều kiện thận lợi cho cán bộ ngân hàng có những kết luận chính xác về tình hình tài chính, sản xuất kinh doanh của
khách hàng. Việc chấn chỉnh công tác kiểm toán củng phải đi đôi với việc nâng
cao chất lượng kiểm toán, qua đó nâng cao hiệu quả công tác thẩm định dự án đầu tư.