Khái quát về hoạt động của ngân hàng Phát triển Lào tỉnh Sêkong:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 40)

Sêkong

a. Nguồn vốn và huy động vốn

Kể từ năm 2003 trở lại đây, Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong đã xay dựng được uy tín trong dân cư và có quan hệ mật thiết với các

doanh nghiệp lớn tại tỉnh Sekong cũng như tại Lào. Hoạt động huy động vốn luôn được Ngận hàng coi trọng, là yếu tố đầu tiên của quá trình kinh doanh, quyết định sự tồn tại của Ngân hàng. Trên thực tế với việc mở rộng các hình thức huy động ngày càng phong phú với nhiều loại hình tiền gửi (cả nội tệ và ngoại

tệ), cho từng thời hạn và hình thức lãi suất tương ứng. Ngân hàng đã triệt để khai

thác nguồn vốn từ những khoản tiết kiệm nhỏ của dân cư cho đến các khoản tiền

thanh toán của những doanh nghiệp lớn kết hợp với nhiều giải pháp và chính sách thích hợp, tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn

vốn có thời hạn dài nhằm phục vụ cho đầu tư phát triển dài hạn của đát nước. Do

vậy nguồn vốn huy động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong đã

tăng liên tục qua nhiều năm.

b. Hoạt động cho vay [4]

Nói đến sự phát triển chung của nền kinh tế thì không thể không nhắc tới

ngân hàng vì hoạt động ngân hàng dóng vai trò hết sức quan trọng nó góp phần thúc đẩy phát triển cuộc sông của người dân. Tỉnh Sê kong là một tỉnh thuần nông để từng bước thay đổi bộ mặt nông nghiệp nông thôn theo hướng sản xuất

nhỏ, công nghiệp hóa hiện đại hóa cần thiết phải có sự góp sức của nhiều cấp,

nhiều ngành trong đó LDB tỉnh Sêkong cũng có góp phần đáng kế đối với việc thúc đẩy phát triển kinh tế tỉnh của nước Lào.

Nói đến hoạt động cho vay thì đây là hoạt động chiếm tỷ trọng rất lớn của

Ngân hàng. Tình hình cho vay của LDB tăng dần qua các năm chủ yếu khách hàng là doanh nghiệp nhà nước tuy nhiên doanh nghiệp ngoại quốc doanh đã tăng dần vào năm 2008 đên 2010 chủ yếu là doanh nghiệp các nước láng giêng như Việt

nam và Thái lan. LDB tỉnh Sêkong ngoài việc kinh doanh tiền kíp của nước mình còn kinh doanh giao dịch và cho vay các loại đồng tiền như bat Thái và đô la Mỹ đây cũng là loại đồng tiền mà được người dân nơi đây quan tâm và sử dụng phổ

biến vì nó đảm bảo được mức giá ổn định, dễ thanh toán Nhìn chung tình hình cho vay của LDB tỉnh Sêkong tương đối ổn định và có xu hướng tăng trưởng mạnh

* Các chỉ tiêu dùng để đánh giá

- Các chỉ tiêu định tính:

Sự hoàn thiện của NHTM được thể hiện qua khả năng thu hồi vốn trong

khoảng thời gian đã quy định trong hợp đồng tín dụng đối với NHTM; khả năng sản

xuất kinh doanh của các khách hàng vay vốn từ NHTM và tác động đến sự phát

triển kinh tế xã hội của đất nước.

Một là, khả năng thu được nợ gốc và lãi trong khoảng thời gian đã quy định

trong hợp đồng tín dụng. Nghĩa là, hoạt động tín dụng phải bảo đảm để NHTM thực

hiện được chức năng vốn có của nó, đồng thời phải mang lại thu nhập cho NHTM đủ để trang trải các khoản chi phí liên quan và hạn chế thấp nhất nguy cơ rủi ro

(không thu hồi được vốn đầu tư hoặc thu hồi chậm, không đủ...).

Sự hoàn thiện NHTM còn thể hiện ở khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Nói một cách khác, đối với bên đi vay thì điều này trước hết biểu hiện ở chỗ

thủ tục đơn giản, thuận tiện (nhưng, vẫn phải bảo đảm những nguyên tắc an toàn tối (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

thiểu cần thiết và theo những quy trình nhất định), cung cấp vốn đầy đủ, nhanh

chóng, kịp thời. Qua đó, bên đi vay sẽ tiết kiệm được các chi phí giao dịch, tiết

kiệm thời gian và nhất là sẽ không bỏ lỡ những cơ hội sản xuất kinh doanh tốt.

Nhìn chung, sự hoàn thiện của NHTM là một chỉ tiêu tổng hợp, được đánh giá trên quan điểm lợi ích của cả ba đối tượng: Lợi ích NHTM, khách hàng vay vốn

và nền kinh tế-xã hội. Các chỉ tiêu định tính chỉ là những căn cứ đánh giá hiệu quả

tín dụng đối với NHTM một cách khái quát. Muốn có những kết luận chính xác hơn, cần phải dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu định lượng cụ thể liên quan đến

việc hoàn thiện hoạt động tín dụng của NHTM.

- Các chỉ tiêu định lượng:

Sử dụng hệ thống chỉ tiêu này để xác định được kết quả cụ thể, có thật sự có

hiệu quả hay không. Có nhiều loại chỉ tiêu định lượng để đánh giá hiệu quả tín

dụng; nhưng thông thường người ta dùng một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

- Dư nợ và tốc độ tăng dư nợ: Dư nợ cho vay là số tiền mà NHTM cho các khách hàng vay. Tốc độ tăng dư nợcho vay được thể hiện qua công thức:

Dư nợ cho vay kỳ này

Tốc độ tăng dư nợ = ( - 1) x 100 Dư nợ cho vay kỳ trước

Dư nợ cho vay thể hiện quy mô tuyệt đối của hoạt động tín dụng của NHTM,

còn tốc độ tăng dư nợ thể hiện khả năng mở rộng quy mô đầu tư tín dụng qua các

thời kỳ. Dư nợ cho vay lớn và tốc độ cho vay tăng cho thấy khả năng mở rộng tín

dụng của NHTM. Đây là tình hình tốt đối với NHTM. Tuy nhiên, đây mới chỉ là

điều kiện chứ chưa thể khẳng định hiệu quả tín dụng của NHTM mà cần phải kết

hợp nghiên cứu, phân tích với các chỉ tiêu khác.

- Tổng vốn huy động: Là chỉ tiêu biểu hiện quy mô vốn mà NHTM huy động từ

các nguồn vốn trong nền kinh tế xã hội và các tổ chức tài chính quốc tế,... trong một

khoảng thời gian nhất định. Chỉ tiêu này biểu hiện khả năng cho vay của NHTM.

Nếu tổng vốn huy động cao, khả năng cho vay của NHTM lớn và ngược lại. Tuy

nhiên, cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu định lượng khác để đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM về doanh số cho vay, tốc độ tăng doanh số cho vay để đánh giá hiệu quả tín dụng.

- Hiệu suất sử dụng vốn:

Tổng dư nợ

Hiệu suất sử dụng vốn = x 100

Tổng nguồn vốn

Hiệu suất sử dụng vốn cho biết trong một đồng vốn của NHTM cho vay là bao nhiêu. Tức là, chỉ tiêu này nói lên khả năng cho vay vốn so với tổng nguồn vốn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

của NHTM. Hiệu suất sử dụng vốn càng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM càng cao và ngược lại. Tuy nhiên, cũng cần kết hợp với các chỉ tiêu khác để đánh giá một cách tổng quát, không chỉ dựa trên cơ sở chỉ tiêu này để đánh giá hiệu

quả tín dụng của NHTM thuần tuý. Nếu chỉ dựa vào một chỉ tiêu này, đánh giá sẽ

phiến diện, dễ dẫn đến đánh giá sai. Ví dụ, tỷ nợ quá hạn cao trong khi hiệu suất sử

dụng vốn cũng cao thì hiệu quả hoạt động tín dụng của NHTM chưa hẳn đã cao, thậm chí còn thấp.

-Tỷ lệ nợ quá hạn:

Dư nợ quá hạn

Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100

Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh về tình hình nợ quá hạn của NHTM trong quá trình cho vay. Chỉ tiêu này càng thấp thì hiệu quả hoạt động của NHTM càng tốt và ngược

lại. Bởi vì, chỉ tiêu này cao thể hiện NHTM đang gặp nhiều rủi ro. Tuy nhiên, trong thực tế, do những rủi ro trong hoạt động tín dụng của NHTM là không thể thể tránh

khỏi. Vì vậy, chấp nhận một tỷ lệ nợ quá hạn nhất định được coi như giới hạn an

toàn. Theo khuyến nghị của Ngân hàng Thế giới, tỷ lệ này nên ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.

Ngoài ra, để đánh giá cụ thể hơn, người ta có thể phân chia nợ quá hạn theo

thời gian để thuận tiện trong quản lý. Cụ thể:

Dư nợ quá hạn đến 180 ngày

Tỷ lệ nợ quá hạn thông thường = x 100

Tổng dư nợ

Dư nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày

Tỷ lệ nợ khê đọng = x 100

Tổng dư nợ

Dư nợ quá hạn trên 360 ngày Tỷ lệ nợ khó đòi = x 100 Tổng dư nợ

Các chỉ tiêu trên càng thấp thì hiệu quả tín dụng của NHTM thường được đánh giá cao và ngược lại. Tuy nhiên, các chỉ tiêu này chưa phải là căn cứ tin cậy để đánh giá

mức độ rủi ro mà NHTM đang phải đối mặt. Chẳng hạn, có những hợp đồng vay vốn

hoạt động rất hiệu quả nhưng do việc định kỳ trả nợ không hợp lý hay do một số

nguyên nhân khách quan khác dẫn đến việc trả nợ không thực hiện được đúng thời hạn,

thực hiệu quả tín dụng của NHTM. Do đó, để đánh giá chính xác hơn, người ta phải

dùng thêm chỉ tiêu "nợ khó đòi". Đó là tổng số các khoản nợ có ít cơ hội đòi được.

Sự hoàn thiện là một khái niệm tổng hợp, vừa mang tính cụ thể, vừa mang tính trìu tượng. Nó được biểu hiện qua các chỉ tiêu liên quan đến nhiều đối tượng: NHTM, bên đi vay của NHTM, tình hình kinh tế-xã hội. Các chỉ tiêu đó có thể là chỉ tiêu định lượng hay định tính và có mối liên hệ phụ thuộc lẫn nhau, có thể là bổ sung cho nhau nhưng cũng có thể mâu thuẫn với nhau. Do đó, để đánh giá một cách chính xác hiệu quả tín dụng của NHTM thì phải đánh giá toàn bộ các chỉ tiêu đó trong một hệ thống chỉ tiêu cả định tính lẫn định lượng. Đồng thời, cũng cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để có sự ưu tiên cho chỉ tiêu này hay chỉ tiêu khác, cho đối tượng này hay đối tượng khác.

c. Dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác

- Hoạt động thanh toán quốc tế: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy NHPT lào chi nhánh tỉnh Sêkong có qui mô nhỏ nhưng về hoạt động thanh toán trong nước và quốc tế phần lớn quan hệ thanh toán với 2 nước Việt

nam và Thái lan, chủ yếu là nhận tiền thanh toán của doanh nghiệp (mua – bán gỗ)

và thanh toán tiền hàng hóa nhập khẩu.

- Kinh doanh ngoại tệ :

Vì NHPT lào không phải là NHTM chuyên kinh doanh ngoại tệ nên việc trao đổi mua bán ngoại tệ còn hạn chế đồng ngoại tệ được sử dụng phổ biến là:

Đôla, Bat Thái, VND.

- Dịch vụ bảo lãnh ngân hàng:

Bảo lãnh là một nghiệp vụ mới được áp dụng tại Ngân hàng từ năm 2004 và được

mở rộng trong những năm gần đây với các hình thức đa dạng như bảo lãnh dự thầu, bảo

lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh chất lượng hợp đồng, bảo lãnh tiền ứng trước…Cho

tới nay, cùng với việc đa dạng hóa các hình thức bảo lãnh và chính sách mở rộng thị trường, duy trì khách hàng cũ và tìm kiếm khách hàng mới của Ngân hàng phát triển Lào chi nhánh tỉnh Sêkong, số lượng các đơn vị được bảo lãnh cũng như doanh số bảo lãnh

cũng tăng lên nhanh chóng. Chất lượng bảo lãnh tốt, đến nay chưa có rủi rođáng tiếc nào xảy ra. Điều này ngày càng khẳng định uy tín của ngân hàng trên thị trường.

- Kinh doanh vàng, bạc, đá quý:

NHPT lào chi nhánh tỉnh Sêkong chưa áp dụng phổ biến về hình thức nay

dù có hoạt động nhưng với con số rất ít.

- Dịch vụ chuyển tiền : Đây là hình thức phổ biến nhất trong các hình thức

sản phẩm dịch vụ khác. Mỗi năm bình quân chuyển tiền khoảng 30 tỷ kípđa số là chuyển về Việt nam vì doanh nghiệp tại Lào phần lớn là người Việt với các loại

hình thức kinh doanh khác nhau.

d. Kết quả tài chính (chênh lệch thu - chi)

Trong thời gian qua NHPT lào chi nhánh tỉnh Sêkong khắc phục những khó khăn, với sự cố gắng toàn diện của NHPT Lào chi nhánh tỉnh Se kong để mở rộng

các hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng quản trị, điều hành, tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát, nâng cao hiệu quả tín dụng và sử dụng vốn trên mọi

lĩnh vực hoạt động kinh tế và với những khách hàng của mình nhằm thực hiện

mục tiêu đã đề ra. Do đó, về cơ bản NHPT tỉnh Sê kong đã đảm bảo được mức

doanh thu và lợi nhuận của NHPT Lào chi nhánh tỉnh Sê kong, uy tín của ngân hàng trên địa bàn hoạt động cũng như trong toàn hệ thống ngân hàng được củng

cố, thu nhập và đời sống của cán bộ công nhân viên trong NHPT Lào chi nhánh tỉnh Sê kong ngày càng được nâng cao và giữ được mức ổn định.

Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh

ĐVT: Triệu kíp 2006 2007 2008 2009 2010 1 Doanh Thu 2,842 4,367 4,987 6,571 7,125 2 Chi Phí 2,558 4,160 4,212 5,134 5,981 3 Lợi Nhuận 284 207 775 1,437 1,144 STT CHỈ TIÊU NĂM

Hình 2.1: Biểu đồ doanh thu - chi phí - lợi nhuận

Qua đồ thị ta thấy doanh thu và chi phí biến động đều qua các năm, vào năm

2006 doanh thu 2.842 triệu kíp và chi phí 2.558 triệu kíp nên lợi nhuận đạt được vào (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

năm 2006 là 284 triệu kíp. Tuy nhiên đến năm 2007 lợi nhuận giảm so với năm

2006 là 27% mặc dù doanh số tăng lên một cách đáng kể nhưng do khoảng chi phí tăng lên một cách đột ngột nên kéo theo lợi nhuận giảm. Hai năm 2008 và 2009

doanh số và lợi nhuận cũng tăng đều với con số khá ấn tượng là 775 và 1.437 triệu

kíp. Đến năm 2010 tổng doanh thu 7.125 triệu kípnhưng tổng chi phí cũng tăng là 5.981 triệu kíp vì ngân hàng chi nhiều vào các tài sản cố định của ngân hàng làm cho lợi nhuận giảm đi so với năm 2009. Nhìn chung tình hình tăng trưởng của Ngân hàng qua các năm cũng khá là ổn định. Năm 2010 do ảnh hưởng của tình hình kinh tế thế giới nên hoạt động của ngân hàng tưởng đối là vất vả, chi phí tăng nhiều trong

khi doanh số chỉ tăng so với năm 2009 một con số khiêm tốn kéo theo lợi nhuận chỉ đạt được ở mức 1.144 triệu kíp. Tuy nhiên những con số này khá là ấn tượng so với

một ngân hàng nằm trong một nước khá nhỏ của khu vực Đông Nam Á, nước chậm

phát triển và chưa gia nhập được với tổ chức thương mại thế giới ( WTO).

2.2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NHPT LÀO CHI NHÁNH TỈNH SÊ KONG QUA CÁC NĂM 2006 ĐẾN 2010

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 40)