Thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt hơn nữa để cho các khoản tín dụng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 72)

khoản tín dụng của Ngân hàng hấp dẫn hơn nhằm mở rộng đối tượng cho vay

của Ngân hàng

Lãi suất là một yếu tố quan trọng đối với mỗi khoản vay, nó tác động rất

lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của Ngân hàng. Nếu như ngân hàng đưa ra một chính sách lãi suất hợp lý thì sẽ có lợi cho khách hàng và Ngân hàng. Chính sách lãi suất ngày nay như một công cụ để ngân hàng nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng. Để chính sách lãi suất có

hiệu quả, đòi hỏi Ngân hàng phát triển đa dạng hóa các mức khung lãi suất tín

dụng hơn nữa để khách hàng lựa chọn phù hợp và có lợi cho Ngân hàng. Ngân hàng nên mở rộng các mức lãi suất theo thời gian và đối tượng khách hàng, qui mô món vay, mức độ sử dụng sản phẩm của Ngân hàng, có chính sách khuyến

khích về lãi suất cho khách hàng mới, và lãi suất ưu đãi thỏa đáng cho các khách

hàng truyền thống mà vẫn tuân theo đúng quy định của Nhà nước và pháp luật.

3.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm ngày một phù hợp hơn với nhu cầu của khách hàng nhằm tạo ra một cơ cấu dư nợ hợp lý

Ngày nay trong điều kiện tiến bộ khoa học-kỹ thuật, tốc độ phát triển sản

phẩm của Ngân hàng cũng như các ngành khác không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Các Ngân hàng đều mong muốn dựa vào kỹ thuật tiên tiến để

tạo ra nhiều sản phẩm độc đáo, thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Vì vậy, chiến lược

sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng là một vũ khí sắc bén trong cạnh tranh trong thị trường, đồng thời là phương pháp có hiệu quả để tạo ra nhu cầu mới.

Có thể nói đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ là một nhu cầu không tất yếu đối

với bất cứ một Ngân hàng nào trong cơ chế thị trường. Bởi vì nhờ có đa dạng hóa

mà Ngân hàng có thể phân tán được rủi ro, giảm được rủi ro tín dụng. Không

những thế việc đa dạng hóa còn làm cho Ngân hàng tận dụng được mọi tiềm lực

của mọi thành phần kinh tế nâng cao hiệu quả hoạt động của mình.

Một điều mà ta cần phải khẳng định là chính sách sản phẩm đối với Ngân

hàng rất quan trọng, bởi nó là nền tảng của chiến lược Marketing hỗn hợp, đóng

vai trò quan trọng hàng đầu. Chính sách sản phẩm phải đáp ứng thực sự những mong đợi của khách về sản phẩm của Ngân hàng đồng thời phải đảm bảo khả năng sinh lợi của Ngân hàng.

Chính sách sản phẩm có ý nghĩa sống còn đối với sự tồn tại và phát triển

của Ngân hàng trong thời gian dài. Muốn đạt được mục tiêu đặt ra trong hoạt động kinh doanh cần thực hiện đầy đủ đồng bộ các vấn đề cơ bản sau:

- Phải đánh giá sản phẩm hiện có.

- Phải đánh giá sản phẩm hiện có. Để có một chính sách sản phẩm tốt đòi hỏi các ngân hàng phải tự đánh giá về toàn bộ sản phẩm của mình. Sản phẩm đứng được trên thị trường tới mức nào? Cần phải cải tiến hoặc thay thế sản phẩm

mới không?

- Phát triển sản phẩm mới: Đổi mới sản phẩm là cơ sở để ngân hàng củng

cố mở rộng thị trường, sẽ tăng doanh số hoạt động, tăng thu nhập. Trong sản

khoảng trống trên thị trường thỏa mãn nhu cầu khách hàng, do đó có thể thâm

nhập dễ dàng vào thị trường.

- Đa dạng hóa sản phẩm một mặt nhằm khai thác tối đa tiềm năng của thị trường trong sử dụng sản phẩm của ngân hàng mặt khác nhằm hạn chế rủi ro. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Để cụ thể hóa nội dung hoạt động của chính sách sản phẩm, ngân hàng cần làm được những điều sau đây:

Một là: Các ngân hàng phải thực hiện phân chia thị trường thành những “đơn vị” đoạn thị trường theo tiêu thức lựa chọn – phân đoạn thị trường để có

khả năng hiều rõ nhu cầu, cũng như đặc điểm của từng loại hình khách hàng, trên

cơ sở đó đưa ra chính sách sản phẩm cụ thể, phù hợp với từng giai đoạn thị trường.

Hai là: Nghiên cứu sản phẩm – tức là thực hiện chiến lược sản phẩm,

nghiên cứu xem sản phẩm mà ngân hàng cung ứng ra thị trường được khách hàng sử dụng bằng sự thỏa mãn nhu cầu hay bằng sự gượng ép?

Ba là: nghiên cứu chu kỳ sống của sản phẩm

Một chu kỳ sống của sản phẩm trải qua 4 giai đoạn: Triển khai – tăng trưởng – chín muồi – suy thoái. Mỗi giai đoạn của chu kỳ sống của sản phẩm đòi hòi các ngân hàng phải có những phản ứng thích hợp. Như vậy, cần chẩn đoán

chính xác chu kỳ sử dụng của sản phẩm ngân hàng, để định hướng cho việc thiết

kế và đưa ra sản phẩm mới.

Bốn là: Nghiên cứu “chu kỳ” khách hàng.

Do đặc điểm mới quan hệ lâu dài giữa ngân hàng và khách hàng, các ngân

hàng thường nghiên cứu chu kỳ khách hàng làm cơ sỏ cho chính sách dài hạn.

khách hàng theo đặc tính hoạt động, sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là đối với

doanh nghiệp mang tính thời vụ. Đối với các khách hàng tầng lớp dân cư phải

phân biệt khách hàng theo đặc tính hoạt động, sản xuất – kinh doanh, đặc biệt là

đối với doanh nghiệp mang tính thời vụ.

Năm là: Nghiên cứu nội dung chất lượng của sản phẩm ngân hàng, vì dưới

con mắt khách hàng chất lượng là yếu tố quan trọng hàng đầu. Ngân hàng phải thường xuyên thu thập và phân tích thông tin từ phía khách hàng về chất lượng

sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng, để có sự cải tiến sản phẩm, đưa ra

sản phẩm tốt nhất phù hợp đến với khách hàng.

Ngày nay môi trường kinh doanh của Ngân hàng rất thuận lợi cho việc đa

dạng hóa các hoạt động cho vay đầu tư nhằm thu hút khách hàng, tăng quy mô

tín dụng, phân tán rủi ro. Ngân hàng nên áp dụng nhiều hình thức cho vay đặc

biệt là các khoản đồng tài trợ, cho vay tiêu dùng, tín dụng thuê mua (cho thuê tài chính).

Ngày nay đã có rất nhiều Ngân hàng thành lập các công ty cho thuê tài

chính để thực hiện nghiệp vụ cho thuê tài chính (leasing) như: Công ty cho thuê

tài chính của ngân hàng phát triển Lào, công ty cho thuê tài chính của Ngân hàng

Công thương Lào…Đó là những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực này và đã đạt được

những thành quả nhất định trong những năm qua. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Từ khi chuyển đổi cơ chế sang cơ chế thị trường thì giải pháp đa dạng hóa

sản phẩm được rất nhiều ngân hàng thực hiện, và dường như nó là một quy luất

tất yếu đối với bất cứ đơn vị kinh tế nào muốn tồn tại và phát triển trong cơ chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 72)