Bảng 2.6 Tình hình cho vay theo loại tiền ĐVT: Triệu kíp
2006 2007 2008 2009 2010 1 Tiền Kíp 57,124 67,495 102,369 155,236 189,751 - Tỷ trọng(%) 82.25 78.37 75.52 76.83 75.77 2 Ngoại tệ 12,331 18,631 33,188 46,806 60,673 - Tỷ trọng(%) 17.75 21.63 24.48 23.17 24.23 69,455 86,126 135,557 202,042 250,424 STT CHỈ TIÊU NĂM Tổng số
Nhìn chung tình hình cho vay tăng đều qua các năm tuy nhiên xét về lượng
ngoại tệ thì với quy mô tăng trưởng thu gọn các ngành nghề trong nước nên
lượng ngoại tệ thu hút được tại LDB tương đối là hạn chế. Ngân hàng LDB với
quy mô nhỏ nằm ở phía Nam nước Lào nên phát triển kinh tế chủ yếu là phát triển kinh tế khu vực là chính, do đó lượng ngoại tệ ngân hàng cung ứng cho thị trường chỉ nằm ở một tỷ lệ nhỏ không đáng kể. Nhìn vào đồ thị ta cũng có thể
thấy được sự tăng trưởng đều qua các năm, mặc dù tổng dư nợ vay tăng lên đáng
kể nhưng tỷ trọng cho vay về nội tệ và ngoại tệ qua các năm không thay đổi là mấy. Cụ thể năm 2006 tổng dư nợ cho vay là xấp xi 70 tỷ, trong đó lượng cho
vay nội tệ chiếm hết 82% và ngoại tệ chỉ đóng góp một phần nhỏ là xấp xỉ 18%,
và cũng với tiến triển tăng trưởng đều ở những năm sau này thì dư nợ cho vay tăng lên đáng kể tuy nhiên tỷ trọng giữa đồng nội tệ và ngoại tệ thì không có sự thay đổi mấy. Cụ thể ở những năm tiếp theo từ 2007 – 2010 tỷ trọng cho vay với đồng nội tệ qua các năm lần lượt xấp xỉlà 77%, 75%, 76% và 75%. Ngược lại
với tỷ trọng tang trưởng đồng nội tệ thì đồng ngoại tệ với mức tỷ trọng tương đối
thấp qua các năm từ 2007 – 2010 là xấp xỉ 18%, 22%, 24% và 24%. Nguyên nhân dẫn đến tỷ trọng này có lẽ phần lớn do quy mô phát triển kinh tế của khu
vực còn hạn chế, chưa có sự thay đổi về cơ cấu quy mô đầu tư ra của các đối tác nước ngoài. Kim nghạch xuất nhập khẩu cũng chỉ ở một số ít ngành nghề và với
quy mô nhỏ. Chính vì vậy đây là nguyên nhân chính dẫn đến tăng trưởng tín
dụng chỉ tập trung cho sản xuất đầu tư trong nước là chính.