Nguyên nhân của những hạn chế trên:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 63)

a. Nhóm nguyên nhân từ phía khách hàng

Nền kinh tế nước ta đang trong thời kỳ đổi mới nên hầu hết các doanh

nghiệp đều khan hiếm vốn. Để hoạt động được ngoài số vốn tự có ít ỏi, các

doanh nghệp chủ yếu dựa vào vốn vay ngân hàng. Vốn vay Ngân hàng sử dụng

trong các doanh nghiệp nhiều khi không giữ đúng tính chất là nguồn vốn bổ sung

mà nó chiếm tỷ trọng chủ yếu trong vốn lưu động và giá trị tài sản cố định của

nhiều doanh nghiệp. Cho nên nhiều khi doanh nghiệp chỉ cần gặp rủi ro trong

một thương vụ làm ăn nào đó có thể gây ra tổn thất đến vốn vay Ngân hàng. Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn, nhìn chung nếu khách hàng có đủ điều kiện thì Ngân hàng cho vay. Do sự tính toán phương án sản xuất kinh doanh thường

mang tính chủ quan của khách hàng nên trong khi thực hiện khách hàng thường

gặp rủi ro do thực tế không dự định. Có thể đưa ra một số nguyên nhân như sau:

+ Sự yếu kém về trình độ kỹ thuật, máy móc, thiết bị lạc hậu làm cho năng

suất lao động thấp, chất lượng sản phẩm kém, giá thành cao, dẫn đến hàng hóa ứ đọng, thua lỗ trong kinh doanh.

+ Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn nhiều hạn chế, trong

nền kinh tế thị trường muốn thành công trong kinh doanh thì doanh nghiệp phải

có kiến thức quản trị kinh doanh không thể chỉ có lòng nhiệt tình và sự chịu đựng

gian khổ.

+ Nhiều doanh nghiệp Nhà nước không theo kịp sự đổi mới của nền kinh

Nhà nước ưu đãi rất nhiều nhưng nhiều doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn vay

không có hiệu quả bởi họ có tâm lý trông chờ, ỉ lại Nhà nước như khoanh nợ, xóa

nợ nếu có phát sinh nợ quá hạn.

+ Không ít chủ doanh nghiệp và cá nhân vay vốn Ngân hàng không chỉ kém

về năng lực kinh doanh mà còn kém về tư cách đạo đức. Nhiều khách hàng dùng tiền vay của Ngân hàng để sử dụng vào mục đích không đúng như phương án đã xét duyệt khi cho vay.

+ Các doanh nghiệp gặp khó khăn về vốn, tranh thủ chiếm dụng vốn lẫn

nhau vì lý do nào đó chậm trễ trong thanh toán tiền hàng cho nhau cũng làm cho nhiều doanh nghiệp vay vốn Ngân hàng không có thu nhập để trả nợ buộc phải

chuyển sang nợ quá hạn.

b. Nhóm nguyên nhân tố từ phía Ngân hàng

Mặc dù Ngân hàng đã có rất nhiều cố gắng trong những năm qua, đặc biệt

là trong thời kỳ đổi mới, nhưng Ngân hàng vẫn còn một số mặt chưa đáp ứng được nhu cầu so với thực tế.

+ Trong hai mục tiêu an toàn và sinh lời thì Ngân hàng còn quá coi trọng

mục tiêu an toàn và điều này sẽ không phù hợp vì ngày nay theo xu hướng mở

cửa hội nhập thì đòi hỏi mỗi Ngân hàng phải đa dạng hóa các hình thức kinh

doanh của mình, đồng thời cũng phải mở rộng các mối quan hệ của mình với

nhiều đối tượng khách hàng, có như vậy mới tận dụng khai thác được mọi tiềm năng khách hàng, mở rộng hoạt động kinh doanh chiến thắng trong cạnh tranh.

+ Đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng là các doanh nghiệp quốc

doanh, còn khách hàng là các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng rất

nhỏ. Tuy cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh có nhiều rủi ro, nhưng cũng không vì thế mà bỏ lỡ cơ hội kinh doanh đối với họ. Chính họ sẽ là nhóm khách hàng tiềm năng mà Ngân hàng cần khai thác trong tương lai, nếu

muốn ngày càng có vị thế vững chắc trên thương trường.

+ Ngân hàng mới mở rộng quy mô, đội ngũ cán bộ trẻ chiếm tỷ lệ rất cao (có tới 70% là đội ngũ cán bộ có độ tuổi dưới 30 tuổi) điều này là thế mạnh và

cũng là điểm yếu của Ngân hàng bởi lẽ đội ngũ cán bộ trẻ ngoài tính năng động

và nhạy bén ra thì kinh nghiệm lại là vấn đề còn nhiều bất cập.

+ Khâu thẩm định dự án đầu tư tại Ngân hàng đôi khi còn mang tính hợp lý

hóa thủ tục và việc kiểm soát các hoạt động có liên quan đến khoản vay còn nhiều hạn chế.

+ Trình độ thu nhập thông tin phân tích thông tin đối với Ngân hàng còn nhiều hạn chế, hơn nữa điều kiện nơi làm việc và số lượng cán bộ còn hạn chế

nên việc mở rộng khách hàng đối với Ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn. Ngân hàng chưa có chế độ đãi ngộ, thưởng phạt hợp lý với cán bộ ở vị trí khác nhau

với năng lực và cường độ làm việc khác nhau.

c. Các nguyên nhân tố khác

Nền kinh tế chịu nhiều tác động của nền kinh tế khu vực và trên thế giới. Chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều

chỉnh, đổi mới và hoàn thiện. Sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh

gay gắt với hàng lậu và hàng ngoại. Các doanh nghiệp chuyển hướng và điều

chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp với sự thay đổi của cơ chế

và chính sách vĩ mô.

Hệ thống pháp luật quốc gia với các bộ luật và văn bản dưới luật chưa được đầy đủ, đồng bộ, hợp lý cũng như môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng chưa được hoàn thiện nên không đảm bảo được môi trường cạnh tranh lành mạnh

cho các hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác sự thay đổi trong Luật các tổ chức

tín dụng và các văn bản liên quan đã khiến cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN LÀO CHI NHÁNH SÊKONG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 63)