Đối với nhóm khách hàng truyền thống:

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 76)

Một điều dễ nhận thấy đó là nhóm khách hàng này đã có quan hệ lâu dài với Ngân hàng vì thế mà những thông tin về nguồn gốc tư cách pháp nhân, tài

sản thế chấp, đội ngũ cán bộ điều hành, là những thông tin đã quen với Ngân hàng. Do đó để thẩm định đi đến quyết định cấp tín dụng cho khách hàng phải

tập trung vào việc xem xét dự án có tính khả thi hay không, các dòng tiền của dự

án ra sao, lợi nhuận của những dự án đem lại nhiều hay ít, sản phẩm của nó có

thích ứng với nhu cầu của thị trường hay không? Đặc biệt là đối với dự án trung

và dài hạn nên tiến hành thẩm định các yếu tố sau:

- Thẩm định về phương diện thị trường: Phân tích khả năng tiêu thụ sản

phẩm, giá cả, quy cách sản phẩm, mẫu mã thị hiếu người tiêu dùng.

- Thẩm định về phương diện kỹ thuật: phải đánh giá quy mô của dự án, có

phù hợp với năng lực của doanh nghiệp hay không (về vốn, về trình độ quản lý, lao động), khả năng cung ứng nguyên vật liệu, năng lực quản lý doanh nghiệp.

Phải xem xét mặt công nghệ của thiết bị, dây truyền sản xuất và năng lực hiện có

- Thẩm định dịa điểm xây dựng dự án theo các yêu cầu.

- Thẩm định về tính khả thi của dự án và nội dung kinh tế tài chính. Ngân hàng nên dùng phương pháp hiện đại để thẩm định dự án đầu tư như: Phương

pháp giá trị hiện tại ròng (NPV), tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR), thời gian hoàn vốn có chiết khấu… Để phân tích độ nhạy bén của dự án đối với những biến động tương lai của lãi suất, giá thị trường, các phương thức hoàn trả vốn vay.

Ngân hàng nên tăng cường hơn nữa về trình độ chuyên môn cho cán bộ tín

dụng, nên thành lập một bộ phận chuyên trách về công tác thẩm định, thành lập

hội đồng thẩm định cho vay đối với các dự án lớn…nhằm nâng cao chất lượng

hoạt động thẩm định từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng.

Đối với nhóm khách hàng này đòi hỏi Ngân hàng phải chú trọng hơn đến

việc kiểm soát khoản vay, đặc biệt là trong và sau quá trình giải ngân bởi vì đây

là nhóm khách hàng truyền thống cho nên rất dễ dẫn đến việc vì quá thân quen

đối với Ngân hàng mà khách hàng có thể sử dụng vốn sai mục đích, có tinh thần ỷ lại vào Ngân hàng, không tích cực thực hiện sản xuất kinh doanh, dễ dẫn đến

thua lỗ phá sản. Vì thế mà việc làm ăn với nhóm khách hàng này sẽ rất dễ nếu như Ngân hàng tỉnh táo linh hoạt hơn trong việc kiểm soát khoản vay. Ngân hàng không chỉ là người cung cấp vốn cho khách hàng, mà Ngân hàng cũng phải là

người gián tiếp thực hiện quản lý dự án của khách hàng, để Ngân hàng có thể

cung cấp cho khách hàng khoản tín dụng với kỳ hạn phù hợp, có kế hoạch giải

ngân thích hợp, kế hoạch thu nợ phù hợp, chính sách lãi suất thích hợp. Đó là việc trước khi giải ngân. Còn sau khi giải ngân Ngân hàng phải kiểm soát việc sử

dụng vốn của khách hàng bằng cách quản lý những hóa đơn mua bán hàng hóa,

các hợp đồng xây dựng… Bằng những biện pháp của Ngân hàng làm sao cho

đồng tiền không bị sử dụng sai mục đích, hoang phí… Có làm tốt được điều đó

thì Ngân hàng mới kiểm soát được dòng tiền vào, dòng tiền ra củ dự án và mới tránh được những khoản nợ quá hạn, không thu hồi được.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Hoàn thiện các hoạt động của ngân hàng phát triển Lào chi nhánh Tỉnh Sêkong (full) (Trang 76)