Ở ĐBSCL do điều kiện kiến tạo, khí hậu, thủy văn, ảnh hưởng của các dòng triều, thủy triều bán nhật triều không đồng đều ở Biển Đông với biên độ từ 3 - 3,5 m và nhật triều không đều với biên độ từ 0,8 - 1,2 m từ Biển Tây (MRC, 2005; Tuấn et al., 2007). Thủy triều đã ảnh hưởng ĐBSCL theo ba hướng (Biển Đông, Biển Tây và vùng giáp Biển Đông và Tây) thông qua hệ thống sông rạch chằng chịt, xâm nhập mặn vào mùa khô là vấn đề nan giải (Hung, et al., 2001; Tuan et al., 2007). Các tỉnh ven biển như Kiên Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh, Bến Tre, Tiền Giang, Long An,... mức độ xâm nhiễm mặn tùy thuộc vào sự xâm nhập của nước biển và tùy vào mùa trong năm, cao điểm vào các tháng có lượng mưa thấp, khoảng tháng 3 - 4 dương lịch. Ở ĐBSCL, đất nhiễm mặn theo từng thời kỳ, mùa khô lượng mưa ít kèm theo nhiệt độ tăng cao, độ ẩm thấp, độ bốc hơi cao, đã tạo điều kiện cho
nước biển theo các kênh rạch sông ngòi đi sâu vào đất liền làm cho đất bị nhiễm mặn. Vào mùa mưa, với lượng mưa lớn đã tạo điều kiện rửa mặn được tích tụ trên tầng mặt theo các cửa sông đổ ra biển trở lại hoặc thấm sâu vào đất, hạn chế mức độ xâm nhiễm của nước biển. Trình tự được luân phiên từ mùa này sang mùa khác.
Đất nhiễm mặn có chứa muối hòa tan chủ yếu là sodium chloride, sodium sulphate, calcium chloride, calcium sulphate, magnesium chloride, magnesium sulphate, postasium chloride (Dubey, 1997; Hasegawa et al.,
2000). Đất mặn thường liên kết với tính sodic. Đất mặn sodic là đất có chứa hàm lượng muối natri cao trên phức hệ hấp thu của đất, Na+
và Cl- gây độc và trở ngại cho phát triển của cây trồng. Làm xáo trộn và mất cân đối về sự hấp thu nước và dưỡng chất và gây bất lợi về vật lý đất (Dudley, 1994). Theo (FAO, 1996) đất được xem là đất mặn khi có độ dẫn điện của dung dịch trích đất bão hòa (EC bão hoà) lớn hơn 4 dS. m-1
ở 250C EC đất là độ dẫn điện của dung dịch đất, dung dịch càng có nồng độ muối tan cao sẽ có độ dẫn điện cao.
2.3.2 Hiện trạng xâm nhiễm mặn tại Bến Tre
Bến Tre nằm ở phía Đông vùng ĐBSCL, phía Bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía Tây và Nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông. Bến Tre có hệ thống sông rạch chằng chịt với trên 6.000 km và tiếp giáp với biển Đông với hơn 65 km bờ biển, trải dài từ Ba Tri, Bình Đại đến Thạnh Phú, ôm lấy 3 dãy cù lao Minh, Bảo và An Hóa (Địa chí Bến Tre, 2001). Theo phân bố tự nhiên, Bến Tre được chia thành 3 vùng sinh thái: vùng nước ngọt chiếm 37%, vùng nước lợ chiếm 27% và vùng nước mặn chiếm 36% diện tích. Với đặc thù của vùng cù lao ven biển, nên hàng năm Bến Tre phải đối mặt với tình trạng nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền, làm ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp, chế biến công nghiệp và sinh hoạt của hơn 1,4 triệu dân.
Sự ảnh hưởng của BĐKH trong những năm gần đây thể hiện rõ qua vấn đề xâm nhập mặn. Theo báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Bến Tre năm 2005, vào lúc cao điểm ranh mặn 4‰ ở các sông lớn vào sâu 50 km, ranh mặn 1‰ vào sâu 70 km, vào mùa khô hiện tượng nhiễm mặn gần như trọn địa bàn tỉnh Bến Tre, một cách tổng quát các đường đẳng mặn có thể phân chia ở các mức 4‰, 10‰, 20‰, 30‰ (Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2005). Theo Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Bến Tre (2011), nước mặn đã theo triều cường Biển Đông và gió chướng xâm nhập sâu vào các sông chính của tỉnh. Độ mặn đo được trên sông Hàm Luông tại xã Phú Khánh, huyện
Thạnh Phú cách cửa sông khoảng 25 km là 6,9‰. Trên sông Cửa Đại, tại vàm Giao Hòa, huyện Châu Thành, cách cửa sông 42 km độ mặn đo được là 2,3‰; Trên sông Cổ Chiên độ mặn 2‰ lên đến xã Thành Thới, huyện Mỏ Cày Nam, cách cửa sông khoảng 42 km (Hình 2.2). Độ mặn tại các vị trí này có khả năng duy trì ở mức bằng và cao hơn trong vài ngày, sau đó giảm theo triều.
Hình 2.2 Bản đồ ranh giới mặn tỉnh Bến Tre
(Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2011)
Do ảnh hưởng của xâm nhập mặn, vụ đông xuân, tỉnh Bến Tre có tổng diện tích lúa gieo sạ là 20.632 ha, trong đó có 2.615 ha vào thời kỳ lúa trổ bông bị ảnh hưởng; ở các huyện Ba Tri, Giồng Trôm, Bình Đại, Thạnh Phú và thành phố Bến Tre, do ảnh hưởng của sự xâm nhập mặn năng suất lúa giảm từ 30 - 60% (Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bến Tre, 2011). Sự xâm nhập mặn đã làm cho nguồn nước ngọt trở nên khan hiếm. Việc thiếu nước ngọt sinh hoạt làm ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế của người dân, tại các xã ven biển.
2.3.3 Xâm nhập mặn huyện Thạnh Phú
Thạnh Phú là huyện ven biển, hàng năm đều bị mặn xâm nhập sâu vào nội đồng trong các mùa khô, khi lưu lượng sông Cửu Long giảm thấp. Theo kết quả nghiên cứu của Ian White (2002), dòng chảy của sông Cửu Long trong mùa khô không đủ ngăn sự xâm nhập mặn và sự nhiễm mặn xảy ra trên một số diện tích đất ở ĐBSCL, do đó xâm nhập mặn có khả năng kéo dài nếu mưa
muộn. Theo số liệu quan trắc của Khí Tượng Thủy văn Bến Tre năm 2012 ở các trạm trên địa bàn huyện Thạnh Phú cho kết quả Bảng 2.1 sau:
Bảng 2.1 Kết quả quan trắc độ mặn sông Hàm Luông và Cổ Chiên năm 2012
Đơn vị tính độ mặn: ‰ Trạm Sông Tháng 2 2 3 3 4 4 5 6 6 Tiểu vùng Phú Khánh Hàm Luông I 3,8 7,6 8,5 6,1 1,5 An Thuận Hàm Luông II 19,2 25,2 24,9 17,5 10,4 Hương Mỹ Cổ Chiên I 2,7 3,8 8,8 2,2 1,0 Bến Trại Cổ Chiên II 19,3 24,6 25,0 19,0 11,1
(Nguồn: Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Bến Tre, 2012)
Độ mặn cao nhất thường xảy ra trong các tháng 3 và 4 trên cả hai sông Hàm Luông và Cổ Chiên đạt mức từ 10 - 20‰. Đầu tháng 4 năm 2013, Trung tâm Khí tượng Thủy văn Bến Tre thông báo ranh mặn 4‰ đã xâm nhập sâu vào đất liền khoảng 70 km; nước có độ mặn 1‰ bao phủ toàn tỉnh. Trên thực tế, các xã thuộc tiểu vùng I của huyện đã được đầu tư thủy lợi ngăn mặn và dẫn ngọt hoàn chỉnh, mỗi năm có 6 - 7 tháng nước ngọt, đủ bố trí sản xuất 2 vụ lúa, 1 lúa - 1 màu, hoặc chuyên màu. Tuy nhiên, vào mùa khô lưu lượng các sông Hàm Luông và Cổ Chiên bị cạn kiệt, bên ngoài đê bao độ mặn tăng cao, bên trong vùng ngọt hóa khô hạn thiếu nước tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ xâm nhập mặn, độ mặn có khi lên tới 4‰ ở những vùng ven tuyến đê bao ngọt hóa (UBND huyện Thạnh Phú, 2013). Đối với các xã thuộc tiểu vùng II có hệ thống đê bao chưa hoàn chỉnh thì bố trí chế độ canh tác vùng lợ 1 lúa - 1 tôm và nuôi trồng thủy sản tùy theo độ mặn và thời gian bị nhiễm mặn.
Nhìn chung, tình hình xâm nhập mặn khu vực ven biển vùng ĐBSCL có xu hướng ngày càng tăng, đặc biệt trên địa bàn huyện Thạnh Phú. Theo dự báo của kịch bản BĐKH mực nước biển có xu hướng dâng cao và xâm nhập mặn ngày càng tăng, tiểu vùng ngọt sẽ bị lợ, tiểu vùng lợ sẽ bị mặn và tiểu vùng mặn sẽ tăng nồng độ mặn. Qua thực tế, sự xâm nhập mặn đã tác động đến tính chất đất, giảm năng suất cây trồng, thay đổi môi trường sống vật nuôi.
2.4 Tổng quan về các mô hình canh tác
Phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ độc canh lúa sang mô hình canh tác kết hợp được phát triển mạnh vùng ven biển ở ĐBSCL ở cuối những năm 1990. Thạnh Phú là huyện ven biển, thực hiện quy hoạch chuyển
đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi giai đoạn 2005 - 2010 (UBND Thạnh Phú, 2005) trên 3 vùng sinh thái của huyện có các mô hình canh tác phổ biến như 3 vụ lúa, 2 lúa - 1 màu, 2 lúa - 1 cá trong vùng sinh thái ngọt, mô hình phù hợp với vùng nhiễm mặn là mô hình lúa - tôm (HĐND Thạnh Phú, 2009). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2004) thì mô hình lúa - tôm luân canh là mô hình có tính đặc thù của vùng nhiễm mặn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
2.4.1 Mô hình canh tác lúa - màu
Canh tác cây lúa liên tục trong nhiều năm liền đã làm cho đất đai ngày càng suy kiệt, đồng ruộng mất cân bằng sinh thái, sâu bệnh có điều kiện bộc phát gây hại, năng suất lúa có khuynh hướng giảm,… do đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên những vùng đất độc canh cây lúa là thật sự cần thiết (Trịnh Thị Thu Trang, 1997). Hơn nữa, luân canh cây màu là giải pháp cắt đứt nguồn sâu bệnh hại cho lúa, tạo được năng suất lúa cũng khá hơn, góp phần tăng thu nhập cho nông dân, hạn chế sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật, giữ gìn hệ sinh thái bền vững (Liyange et al., 1986). Phong trào chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp từ độc canh lúa sang mô hình canh tác kết hợp được phát triển mạnh vùng ven biển ở ĐBSCL ở cuối những năm 1990. Theo tổng hợp của trung tâm khuyến nông các tỉnh vùng ĐBSCL, thời gian qua, nông dân đã áp dụng rất hiệu quả 4 mô hình chuyển dịch xen canh trên đất lúa như: lúa - bắp; lúa - cá; lúa - tôm và lúa - rau, vừa góp phần phá thế độc canh cây lúa, cắt đi nguồn sâu bệnh có hại trên đồng ruộng, vừa cho hiệu quả kinh tế cao.
Tại Bến Tre, trong những năm qua, những vùng sản xuất lúa liên tục 3 vụ/năm, thì có 1 vụ dịch bệnh trên lúa xuất hiện nhiều và năng suất thấp, đó là vụ Hè Thu nên không mang lại hiệu quả cho người sản xuất, do đó việc thực hiện chuyển dịch cơ cấu cây trồng từ sản xuất độc canh cây lúa sang luân canh cây màu trên ruộng lúa (2 vụ lúa - 1 vụ màu, hoặc 2 vụ màu - 1 vụ lúa) là một giải pháp nhằm tăng năng suất cây trồng, mang lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân đồng thời giảm thiểu sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp. Theo Sở Nông nghiệp & PTNT Bến Tre (2010), hiện nay một số mô hình canh tác đang được các hộ dân triển khai như: Mô hình lúa - dưa leo (huyện Mỏ Cày Nam), mô hình lúa - khổ qua (huyện Châu Thành), mô hình lúa - ớt cay (huyện Ba Tri) đều có hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên đây là những mô hình tự phát, do người dân tự mài mò, tích lũy kinh nghiệm qua nhiều vụ canh tác, việc áp dụng khoa học kỹ thuật còn hạn chế.
2.4.2 Mô hình nuôi cá Lóc
Cá Lóc là loài cá dữ, có tính ăn động vật điển hình, dễ nuôi nhất là điều kiện ao nổi và nuôi ao đất. Theo Dương Nhật Long (2012) cho tăng trọng nuôi cá Lóc bằng cá tạp, ốc rất phù hợp, khẩu phần thức ăn tổng hợp có chứa 40% hàm lượng protein thích hợp cho cá trong điều kiện phòng thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá giống đạt 80%, tăng trưởng tốt, đó là kết quả nghiên cứu khi thực nghiệm ương cá Lóc giống trong phòng thí nghiệm cá được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trên hệ thống 9 bể xi măng có thể tích 1 m3/bể với 3 nghiệm thức thức ăn tổng hợp có hàm lượng protein thô khác nhau (30%, 40% và 50%). Hệ số thức ăn của cá Lóc khi nuôi trong vèo và cho ăn cá tạp là 3,0 - 4,4. Hệ số này thấp hơn khi nuôi cá trong ao và trong bè. Lợi nhuận thu được từ mô hình nuôi cá Lóc là 48.200 đồng/m2 ao, 32.400 đồng/m2 vèo và 219.400 đồng/m3 bè tương ứng với tỷ suất lợi nhuận là 13,7%, 4,5% và 8,5% (Phan Hồng Cương, 2009). Kết quả thực nghiệm của Lam Mỹ Lan và ctv., (2008) thì khối lượng trung bình của cá Lóc nuôi dao động từ 268 g/con đến 304 g/con, tỷ suất lợi nhuận là 0,27 đến 0,53 khi cho ăn bằng thức ăn cá tạp. Mô hình nuôi cá Lóc phù hợp với vùng nước ngọt, mang lại hiệu quả kinh tế cao, áp dụng rộng rãi trên mọi điều kiện nuôi.
2.4.3 Mô hình nuôi tôm Càng xanh chuyên
Trên thế giới, tôm Càng xanh được nuôi dưới nhiều hình thức khác nhau như nuôi trong ruộng lúa, trong lồng, nuôi thâm canh, bán thâm canh trong ao đất hay bể xi măng… Năng suất tôm thu được khác nhau tùy theo hình thức nuôi và mức độ thâm canh. Mô hình nuôi tôm Càng xanh có sử dụng giá thể sẽ làm tăng tỷ lệ sống, sản lượng, kích cỡ tôm và tăng hiệu quả trong hệ thống. Khi nuôi trong cùng một hệ thống và mật độ như nhau thì mô hình có sử dụng giá thể sản lượng tôm tăng lên 14% (Raanan and Cohen, 1983 trích bởi Lý Văn Khánh, 2006).
Kết quả thực nghiệm từ mô hình nuôi tôm Càng xanh trong ao đất ở tỉnh Long An với 7 ao, diện tích 33.200 m2, mật độ thả 40 con/m2
, sau 6 tháng nuôi, trọng lượng trung bình của tôm đạt 35,5 g/con (dao động từ 25 - 95 g/con), tỷ lệ sống đạt từ 16,8 - 26,3%, năng suất đạt 1,6 - 3,3 tấn /ha, hiệu quả của mô hình đem lại khá cao 32,6 - 82,8 triệu đồng/ha, tỷ suất lợi nhuận từ 28 - 62% (Dương Nhật Long và ctv., 2006). Tại tỉnh Bến Tre, mô hình nuôi tôm Càng xanh công nghiệp trong ao đất ở huyện Mỏ Cày và Chợ Lách với mật độ 40 con/m2. Sau 6 tháng nuôi, năng suất của tôm nuôi ở huyện Mỏ Cày đạt 3,53 tấn/ha, tỷ lệ sống đạt 29,26%; Ở huyện Chợ Lách, năng suất tôm thu được là 1,5 tấn/ha, tỷ lệ sống là 16,94% (Dương Nhật Long và ctv., 2006).
2.4.4 Nuôi tôm Càng xanh trong hệ thống mương vườn
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2001) kết quả của mô hình nuôi tôm Càng xanh trong mương vườn với mật độ 10 con/m2, sau 7 tháng nuôi, năng suất đạt 525 - 625 kg/ha, tỷ lệ sống đạt 26 - 34%. Nuôi tôm Càng xanh trong mương vườn với mật độ 4 con/m2, sau 6 tháng nuôi đạt năng suất 600 kg/ha (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2001). Theo Lý Văn Khánh và Nguyễn Thanh Phương (2006), mô hình nuôi tôm Càng xanh trong mương vườn khi thả tôm bột (PL15) với mật độ 9 con/m2
cho năng suất từ 1 - 1,4 tấn/ha cao hơn khi thả tôm giống (PL45) với mật độ 6 con/m2
cho năng suất 664 - 704 kg/ha. Mô hình thực nghiệm nuôi tôm Càng xanh trong vườn dừa ở huyện Bình Đại tỉnh Bến Tre với mật độ thả nuôi 8 con/m2
, bằng thức ăn viên công nghiệp kết hợp với thức ăn tươi sống, sau 6 tháng nuôi tôm đạt khối lượng từ 27,6 - 42,7 g/con, năng suất đạt 510 - 611 kg/ha (Nguyễn Thế Diễn, 2010). Theo Trịnh Hoàng Hảo (2011), nuôi tôm Càng xanh trong mương vườn dừa ở Bến Tre với mật độ thả nuôi từ 2 - 20 con/m2, nguồn thức ăn được sử dụng chủ yếu từ cá tạp, ốc và nguồn phụ phẩm nông nghiệp, lợi nhuận đạt được từ mô hình là 0,2 - 12 triệu đồng/ha.
2.4.5 Nuôi tôm Càng xanh trong ruộng lúa
Kết quả của mô hình nuôi tôm Càng xanh xen canh trên ruộng lúa ở 3 tỉnh Cần Thơ, Trà Vinh và Vĩnh Long đạt năng suất bình quân là 154 kg/ha/vụ. Theo Lý Văn Khánh (2006) tôm nuôi trong ruộng lúa thực hiện tại Vĩnh Long với mật độ 5 con/m2
, thu được kết quả hoàn toàn khác nhau. Mô hình nuôi tôm Càng xanh trong ruộng lúa ở Trà Vinh với mật độ tôm thả nuôi từ 2,5 - 4 con/m2
. Mô hình nuôi tôm xen canh trên ruộng lúa bằng giống nhân tạo ở Trà Vinh với mật độ thả 2,5 - 4 con/m2
, sau 6 tháng nuôi khối lượng trung bình là 43,7 g/con, năng suất đạt 90 - 236 kg/ha/vụ và tỷ lệ sống là 8 - 25% (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2001).
Kết quả của mô hình thực nghiệm nuôi tôm Càng xanh xen canh trong ruộng lúa với mật độ thả nuôi là 2 con/m2, diện tích thực nghiệm là 100 m2