Xây dựng các mô hình canh tác phù hợp trên đất ven biển thuộc ba tiểu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 64)

thuộc ba tiểu vùng sinh thái và đánh giá hiệu quả kinh tế

3.2.2.1 Khảo sát chọn mô hình canh tác

Trên cơ sở khảo sát thực tế, phỏng vấn nông hộ, đặc tính môi trường đất và kết quả đánh giá thích nghi đất đai trên ba tiểu vùng sinh thái của huyện các mô hình canh tác được lựa chọn. Các mô hình trên đồng ruộng được chọn phù hợp với nhu cầu, điều kiện cụ thể tại địa phương và có khả năng thích ứng với sự thay đổi của xâm nhập mặn. Chọn 6 hệ thống canh tác thử nghiệm, với 17 hộ nông dân tham gia. Thông tin mô hình thể hiện Bảng 3.1.

3.2.2.2 Bố trí mô hình trên từng tiểu vùng

Thạnh Phú được chia làm 3 tiểu vùng sinh thái dựa trên sự xâm nhập mặn và quy hoạch cải tạo thủy lợi. Các xã thuộc Tiểu vùng I (Phú Khánh, Đại Điền, Tân Phong, Thới Thạnh, Hòa Lợi, Quới Điền, Mỹ Hưng và một phần Bình Thạnh, thị trấn Thạnh Phú, An Thạnh) nằm trong vùng đê theo Dự án 418 của Chính phủ; vùng này có độ mặn thấp, khoảng dưới 4 - 5‰, sản xuất chuyên lúa. Các xã thuộc Tiểu vùng II (Mỹ An, An Thuận, An Qui và một phần An Thạnh, Bình Thạnh, thị trấn Thạnh Phú) vùng này nhiễm mặn trung bình, có độ mặn khoảng 6 - 9‰ vùng sản xuất tôm - lúa. Các xã thuộc Tiểu vùng III (An Điền, An Nhơn, Giao Thạnh, Thạnh Phong, Thạnh Hải) có độ mặn rất cao trên 10‰ nên được quy hoạch vùng chuyên nuôi tôm.

Bảng 3.1 Các mô hình canh tác thử nghiệm trên ba tiểu vùng sinh thái Tiểu vùng sinh thái Địa điểm (xã) Mô hình canh tác hiện tại Mô hình thử nghiệm Số hộ thử nghiệm Vùng ngọt An Thạnh Lúa 1 vụ Lúa - bắp 02

Thới Thạnh Vườn dừa Cá Lóc trong bể bạt 03 Tôm Càng xanh trong

mương dừa 06

Quới Điền Lúa 2 vụ Tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh

02 Vùng lợ An Thạnh Tôm Sú - lúa Tôm Sú - lúa xen tôm

Càng xanh

02 Vùng mặn Giao Thạnh Tôm Sú 2 vụ Tôm Sú - tôm Thẻ 02

3.2.2.3 Điều kiện nông hộ tham gia thử nghiệm mô hình

Các mô hình thử nghiệm được thực hiện trên đồng ruộng của nông dân, do nông dân quản lý và theo quy trình canh tác được chuẩn bị trước. Các hộ tham gia mô hình phải hội đủ các điều kiện về diện tích đất, mặt nước sản xuất, điều kiện sinh thái - kỹ thuật thích hợp, để có thể tham gia xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp - thủy sản. Phải có nguồn vốn đối ứng, ước tính 60% chi phí/mô hình sản xuất, do trong quá trình thực nghiệm mô hình đề tài chỉ hỗ trợ một số chi phí vận hành ước lượng 40%/mô hình sản xuất. Sản phẩm thu hoạch sau 1 chu kỳ canh tác, hộ tham gia sản xuất thử nghiệm được hưởng lợi hoàn toàn (100%).

3.2.2.4 Bố trí cây trồng, vật nuôi trong mô hình

Mô hình nuôi tôm Càng xanh trong mương vườn Dừa thả nuôi 6 con/m2; mô hình nuôi tôm Càng xanh xen canh trong ruộng lúa thả nuôi 3 con/m2; mô hình nuôi tôm Sú trong ruộng lúa vào mùa khô thả nuôi 3 con/m2; mô hình nuôi cá Lóc trên bể lót bạt thả nuôi 100 con/m2; mô hình nuôi tôm Sú - tôm Thẻ thả nuôi tôm Sú 5 con/m2 và tôm Thẻ 7 con/m2. Mô hình lúa - bắp thực hiện với giống lúa chịu mặn OM10252, giống Bắp MX10. Lúa canh tác trong mô hình lúa - tôm được chọn giống chịu mặn 3 - 4‰, OM10252; theo khuyến cáo, phân vô cơ sử dụng trong canh tác 100N - 40P2O5 - 30K2O.

3.2.2.5Thu thập thông tin và phân tích hiệu quả tài chính

- Điều tra nông hộ: Số liệu được thu thập qua bảng câu hỏi soạn sẵn. Có 5 nhóm hộ được chọn để điều tra (1) nhóm 1 gồm 30 hộ sản suất lúa - bắp; (2) nhóm 2 gồm 30 hộ sản suất tôm Càng xanh trong mương vườn dừa; (3) nhóm 3 gồm 30 hộ sản suất tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh; (4) nhóm 4 gồm 30 hộ sản suất tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh; (5) nhóm 5 gồm 20 hộ sản suất tôm Sú - tôm Thẻ. Nội dung câu hỏi phỏng vấn có liên quan đến đặc điểm nông hộ, kỹ thuật làm đất, kỹ thuật canh tác,…

- Đánh giá PRA: Đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia (Nguyễn Duy Cần và Nico Vromant, 2009) bằng phỏng vấn chuyên gia, nhóm người cung cấp thông tin chủ chốt (KIP) ở cấp huyện, xã và cộng đồng được thực hiện tháng 5/2014 để thu thập và phân tích thông tin mang tính chất định tính, về môi trường, xã hội, mức độ và hiệu quả của mô hình.

- Phương pháp SWOT (Strengths - Weaknesses - Opportunities - Threats): Phương pháp này thể hiện 4 nội dung là điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức trong đánh giá hiện trong các mô hình. Kết quả phân tích ma trận SWOT sẽ là một trong những căn cứ quan trọng để chọn mô hình thử

nghiệm, ra quyết định và lựa chọn giải pháp cho mô hình sản xuất có hiệu quả kinh tế cao áp dụng trên địa bàn huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.

Trong tất cả các mô hình, sau 3 - 10 tháng nuôi, thu hoạch toàn bộ sản phẩm tôm cá đạt trọng lượng thương phẩm. Tỷ lệ sống và năng suất của tôm càng xanh, tôm Sú, tôm Thẻ, cá, lúa, bắp, dừa sẽ được tính toán vào cuối vụ canh tác thông qua sản lượng thu hoạch.

Dựa trên các thông số thu được từ quá trình thực nghiệm, năng suất tôm, cá, năng suất lúa, bắp, dừa,… hiệu quả kinh tế mang lại từ mô hình nuôi được tính toán và phân tích. Tổng chi phí xây dựng mô hình bao gồm:

- Chi phí cố định: Khấu hao công trình ao nuôi, máy bơm nước, lưới kéo tôm.

- Chi phí biến đổi: Bao gồm chi phí cải tạo ao nuôi, vôi bột, dây thuốc cá, phân bón, tôm giống, thức ăn, nhiên liệu, công thu hoạch.

+ Tổng thu (đồng) = Tổng sản lượng tôm thu hoạch (kg) x Giá (đồng/kg).

+ Lợi nhuận = Tổng thu - Tổng chi.

+ Tỷ suất lợi nhuận (B/C) = Lợi nhuận/Vốn đầu tư.

+ Phân tích tỷ suất lợi nhuận biên tế (MRR): Tỷ suất của lợi nhuận biên tế (MRR) là phần trăm lợi tức tăng lên trên mức gia tăng vốn đầu tư, sau khi đồng vốn được thu hồi vốn. Là tính lợi nhuận có thể gia tăng bao nhiêu khi mức đầu tư gia tăng. Sau khi các nghiệm thức có lợi nhuận thấp được loại bỏ, có thể thực hiện phân tích biên tế. Phân tích biên tế dựa trên tỷ suất của lợi nhuận biên tế được xác định bằng cách tính phần gia tăng của lợi nhuận chia cho phần tăng thêm của chi phí khi người ta thay đổi từ nghiệm thức đầu tư ít đến nghiệm thức đầu tư nhiều hơn. Chỉ số được biểu thị bằng phần trăm (%).

MRR = (Phần gia tăng của lợi nhuận/Phần gia tăng của tổng chi phí) x 100 Năng suất (kg/ha) =

Tổng sản lượng thu hoạch (kg) Tổng diện tích (ha) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 64)