Phương pháp phân tích mẫu nước

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 76)

pH nước và EC nước: Đo pH bằng máy Thermo Orion 420A và đo EC bằng máy WTW.

N hòa tan: Được xác định bằng phương pháp phenate (Clesceri et al.,1998). Mẫu nước sau khi được lọc qua màng lọc 0,25 µm, được cho tác dụng với hỗn hợp hiện màu gồm phenol, sodium nitroprusside và dung dịch oxidizing (gồm dung dịch Alkaline citrate và sodium hypochlorite). Để yên trong thời gian 60 phút tại nhiệt độ phòng và tiến hành so màu trên máy quang phổ bước sóng 640 nm.

P hòa tan: Được xác định bằng phương pháp hiện màu malachite green (Hens, 1999). Mẫu sau khi đã được lọc qua màng lọc 0,25 µm được cho tác

dụng với ammonium molybdate trong môi trường acid và hỗn hợp chất hiện mầu gồm polyvinyl alcohol và malachite green oxalate. Màu được đo trên máy quang phổ ở bước sóng 630 nm.

Độ kiềm tổng số (CaCO3): Được xác định bằng phương pháp Apha (1998). Đong 50 ml mẫu, thêm 3 giọt phenoltalein, chuẩn độ với H2SO4 0,01N đến khi mất màu hồng, ghi nhận thể tích, trường hợp cho phenoltalein và dung dịch không có màu hồng, đo pH > 8,45 không chuẩn độ với H2SO4 0,01N. Tiếp tục cho 2 giọt methyl organe, dung dịch có màu vàng cam, chuẩn độ với H2SO4 0,01N đến khi mất màu, ghi nhận thể tích.

Hydrogen sulfide (H2S): Xác định theo phương pháp Iodine và chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,01N (Clesceri et al., 1998).

+ Trước khi thu mẫu nước vào lọ nút mài 50 ml, cho vào 0,2 ml CH3COOZn, 0,1 ml NaOH 6N, dùng tay đậy kín miệng lọ, thu mẫu ở độ sâu mực nước khoảng 30 - 40 cm, sau khi thu mẫu đo pH, nếu pH < 9 thì thêm NaOH 6N để nâng pH nước lên bằng 9.

+ Hút bỏ phần nước trong kết tủa, hòa tan kết tủa bằng 1 ml Iodone 0,01N và 1 ml dung dịch HCl 6N. Chuyển dung dịch từ lọ nút mài sang bình tam giác 100 ml. Tráng lọ nút mài bằng 30 ml nước cất, cho tiếp vào bình tam giác.

+ Dùng dung dịch Na2S2O3 0,01N chuẩn độ cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt, cho vào 3 giọt chỉ thị hồ tinh bột, lắc đều dung dịch có màu xanh, sau đó tiếp tục chuẩn độ cho đến khi mất màu xanh, ghi nhận thể tích (V1 ml), thực hiện tương tự như trên cho lọ còn lại, ghi nhận thể tích (V2 ml).

Nhu cầu oxy hóa học (COD): Xác định theo phương pháp oxy hóa bằng permanganate kali trong môi trường kiềm, sau đó môi trường được acid hóa bằng H2SO4 và KI và chuẩn độ với Na2S2O3 0,05N (Clesceri et al., 1998).

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 76)