Hiệu quả sử dụng phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất lúa và

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 135)

suất lúa và bắp

4.4.2.1. Hiệu quả cải thiện năng suất lúa

Kết quả được trình bày ở Hình 4.31 cho thấy bón phân hữu cơ và vôi giúp cải thiệnnăng suất lúa có ý nghĩa. Chỉ bón phân vô cơ, năng suất lúa đạt thấp nhất 3,79 tấn/ha, cao nhất là nghiệm thức bón 5 tấn phân hữu cơ kết hợp bón 0,5 - 1 tấn vôi/ha, năng suất lúa đạt 4,14 tấn/ha. Đất bị nhiễm mặn gây giảm năng suất lúa, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Aslam et al.,

(2000), Khan et al., (2007). Tuy năng suất lúa thí nghiệm vẫn còn thấp, nhưng kết quả thí nghiệm cho thấy khả năng tăng thêm một vụ lúa qua tác động biện pháp bón phân hữu cơ và vôi. Thí nghiệm được thực hiện ở thời điểm trước vụ mùa chính trong thực tế sản xuất tại địa phương. Khu vực thí nghiệm hiện tại chỉ sản xuất được 1 vụ lúa mùa, các mùa vụ khác không sản xuất được do bị nhiễm mặn. Do đó, với kết quả thí nghiệm này có thể khuyến cáo nông dân tăng thêm một vụ lúa trong vụ Thu Đông, với biện pháp canh tác cải thiện độ mặn vào đầu vụ canh tác qua bón phân hữu cơ và vôi. Chand et al., (2005); Shah et al., (2003) cho rằng bón vôi, tăng Ca2+ giúp giảm sự hấp thu thụ động của tế bào, cản trở sự xâm nhập của Na+

và Cl- vào cây trồng. Ngòai ra, với kết quả thí nghiệm trong chấu cho thấy Na trao đổi trên phức hệ hấp thu của

đất giảm có ý nghĩa khi có bón vôi. Mặt khác, bón phân hữu cơ giúp sự rữa mặn được hiệu quả hơn, đồng thời tăng khả năng cung cấp dinh dưỡng từ đất (Võ Thị Gương và ctv., 2010). Do đó, bón phân hữu cơ và vôi giúp tăng năng suất lúa trên đất bị nhiễm mặn.

Hình 4.31 Năng suất lúa thí nghiệm ngoài đồng

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (100N - 40P2O5 - 30K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha

Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 1000 kg vôi/ha

4.4.2.2 Hiệu quả cải thiện năng suất bắp

Tương tự kết quả nghiên cứu trong canh tác lúa, kết quả trình bày ở Hình 4.32 cho thấy các nghiệm thức khác biệt có ý nghĩa. Năng suất bắp dao động từ 3,8 đến 5 tấn/ha. Đối với nghiệm thức chỉ bón phân vô cơ, năng suất bắp chỉ đạt 3,8 tấn/ha; đối với nghiệm thức bón kết hợp với phân vô cơ 5 tấn phân hữu cơ và 500 kg vôi/ha, năng suất bắp tăng trên 5 tấn/ha.

Nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy khi bón phân hữu cơ giúp cải thiện pH đất, hàm lượng chất hữu cơ, đạm và P hữu dụng, tăng hoạt động vi sinh vật đất và đặc tính lý học đất (Dương Minh Viễn và ctv., 2011; Châu Thị Anh Thy và ctv., 2013; Võ Hoài Chân và ctv., 2014; Tất Anh Thư và ctv., 2014). Do đó, năng suất bắp được gia tăng có ý nghĩa. Trong thí nghiệm này, ở vùng nghiên cứu, bón phân vô cơ kết hợp 5 tấn/ha phân hữu cơ giúp năng suất bắp đạt cao nhất. Với kết quả nghiên cứu này giúp nông dân tăng thêm thu nhập qua tăng thêm một vụ bắp sau vụ lúa trong hệ thống canh tác một vụ lúa trên vùng đất bị nhiễm mặn trong mùa khô tại Thạnh Phú, Bến Tre.

Hình 4.32. Hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trong cải thiện năng suất bắp

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (150N - 60P2O5 - 90K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 10 tấn/ha

Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 5: Phân vô cơ và phân hữu cơ 10 tấn/ha và 500 kg vôi/ha

Tóm lại, điều kiện thí nghiệm trong chậu, đất bị ngập mặn 6‰, phân hữu cơ và vôi giúp tăng hàm lượng đạm hữu dụng, lân hữu dụng trong đất, hạn chế được bất lợi của mặn qua giảm nồng độ Na+

trao đổi, giảm trị số ESP có ý nghĩa. Khi độ mặn giảm xuống tử 5‰ và 3‰ vào giai đoạn cuối trong canh tác lúa, phân hữu cơ và vôi giúp cây lúa sinh trưởng tốt và năng suất hạt tăng cao hơn. Trên cơ sở thí nghiệm trong chậu, thí nghiệm ngoài đồng ruộng khẳng định hiệu quả của phân hữu cơ và vôi giúp cải thiện năng suất lúa và bắp có ý nghĩa.

Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)