Hiệu quả cải thiện tính chất đất bị nhiễm mặn

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 131)

Diễn biến độ mặn của nước trong thí nghiệm

Kết quả phân tích Hình 4.26 cho thấy, sau thời gian 14 tuần, độ mặn tăng dần từ tuần thứ 2 đến tuần thứ 6 sau khi gieo, sau đó giảm đến tuần thứ 11 và tăng cao đến tuần thứ 12. Có thể do sau thu hoạch lúa nước mặn ngoài kênh rạch tăng cao nên trong các lô thí nghiệm, độ mặn của nước có xu hướng tăng. Mặt khác, do thời điểm thực hiện thí nghiệm vụ lúa Hè - thu, cuối mùa khô và đầu mùa mưa nên nồng độ mặn của nước còn ở mức cao. Vị trí chọn điểm thí nghiệm ở cuối vùng ngọt hóa, gần tuyến đê bao nên rất nhạy cảm với nồng độ mặn bên ngoài đê.

Kết quả cho thấy, độ mặn của nước biến động từ 2,8 - 7,4 mS.cm-1

tương đương 1,7 - 4,7‰. So sánh với thí nghiệm trong nhà lưới thì độ mặn ngoài đồng ruộng có sự biến động theo chiều hướng tăng lên, nhưng độ mặn thấp hơn. Độ mặn ngoài đồng ruộng phụ thuộc rất lớn vào sự xâm nhập của nước mặn vào nội đồng theo mùa và thời gian. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế cho thấy độ mặn của nước trong ruộng thí nghiệm luôn thấp hơn nước trong kênh. Nhìn chung, độ mặn của nước không khác biệt giữa các nghiệm thức thí nghiệm.

Hình 4.26 Diễn biến độ mặntrong nước thí nghiệm ngoài đồng

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (100N - 40P2O5 - 30K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha

Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 1000 kg vôi/ha

Đặc tính đất thí nghiệm ngoài đồng ruộng a. Giá trị pH

Kết quả phân tích giá trị pH đất của các nghiệm thức ngoài đồng có dao động từ 5,93 đến 6,23, mẫu đất trước khi bố trí thí nghiệm là 5,91. Theo thang đánh giá của Brady (1990) đất thuộc loại chua vừa đến chua nhẹ (5 - 7). Giá trị pH giữa các lô thí nghiệm ngoài đồng ruộng không khác biệt về mặt ý nghĩa thống kê. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thanh Tường (2013) cho rằng đất bị ngập mặn liên tục sẽ cho giá trị pH cao. Có thể thí nghiệm được thực hiện trong thời gian ngắn nên chưa thể hiện rõ hiệu quả cải thiện pH của phân hữu cơ và vôi.

Hình 4.27 Sự thay đổi giá trị pH đất giữa các nghiệm thức

Ghi chú:

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (100N - 40P2O5 - 30K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha

Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 1000 kg vôi/ha

b. Độ dẫn điện của đất

Kết quả thí nghiệm ngoài đồng ruộng cho thấy độ dẫn điện của đất giữa các nghiệm thức có giá trị EC biến thiên từ 1,33 đến 1,55 mS/cm, không khác biệt giữa các nghiệm thức. Do đó, chưa thể hiện rõ hiệu quả cải thiện pH đất của phân hữu cơ và vôi.

Hình 4.28 Sự thay đổi độ mặn đất giữa các nghiệm thức

Ghi chú:

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (100N - 40P2O5 - 30K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha

Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 1000 kg vôi/ha

d. Hàm lượng natri trao đổi

Kết quả phân tích được trình bày ở Hình 4.29 cho thấy, hàm lượng Na trao đổi giữa các nghiệm thức không khác biệt mức ý nghĩa thống kê, nhưng giữa các nghiệm thức hàm lượng Na trao đổi có biến động trong khoảng 1,24 đến 1,59 Cmol/kg, hàm lượng Na trao đổi đầu vụ đạt 2,82 cmol/kg cao hơn các nghiệm thức giữa vụ canh tác.

So sánh giữa các nghiệm thức hàm lượng Na trao đổi có khuynh hướng giảm dần khi có bón bổ sung phân hữu cơ và vôi. Tuy nhiên sự giảm Na không khác biệt có ý nghĩa. Có thể khi bón bổ sung ion Ca2+

, ion Na+ được trao đổi ra dung dịch đất, do đó hàm lượng Na trao đổi thấp ở cuối vụ (Lynch and Lauchli, 1988b). Ca2+ sẽ trao đổi với Na+ , đưa Na+ ra dung dịch đất và cải thiện khả năng thấm nước của đất (James, 2001; Richards, 1995).

Việc cung cấp Ca2+

phù hợp cùng với những dưỡng chất khác như phân hữu cơ có thể làm giảm nhẹ ảnh hưởng của mặn (Aslam et al., 2000). Các nghiên cứu trước đây cho thấy việc bón bổ sung vôi (chứa Ca2+) có thể cải thiện một số tính chất bất lợi của đất nhiễm mặn, bởi vì Ca2+

có thể thay thế Natrao đổi (Richards, 1954, Mahmoud et al., 2004). Theo Aslam et al., 2000) cho rằng việc bón vôi bổ sung thêm Ca2+ giúp cải thiện dung dịch mặn trong đất. Trị số ESP dao động từ 8,6% đến 11%, đất chưa bị sodic hóa (< 15%), trị số ESP trong đất có xu hướng giảm khi bón phân hữu cơ 0,5 tấn/ha và vôi 1 tấn/ha. Điều này phù hợp với kết quả thí nghiệm trong nhà lưới là giá trị ESP giảm khi bón phân hữu cơ và tăng hàm lượng Ca2+

.

Hình 4.29 Sự thay đổi hàm lượng Na trao đổi giữa các nghiệm thức

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (100N – 40P2O5 – 30K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha

Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 1000 kg vôi/ha

Hình 4.30 Sự thay đổi giá trị ESP giữa các nghiệm thức

Nghiệm thức 1: Phân vô cơ (100N - 40P2O5 - 30K2O) Nghiệm thức 2: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha

Nghiệm thức 3: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 500 kg vôi/ha Nghiệm thức 4: Phân vô cơ và phân hữu cơ 5 tấn/ha và 1000 kg vôi/ha

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 131)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)