pH đất
Kết quả phân tích ở Bảng 4.1 cho thấy, pH đất ở các mô hình dao động khoảng 5,6 đến 6,6. Khi so với thang đánh giá của Brady (1990) thì đất thuộc nhóm chua vừa, đây là khoảng pH phù hợp cho cây trồng phát triển, chỉ trừ mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh có giá trị pH rất thấp 3,8.
Giá trị pH đất trên các mô hình nuôi thủy sản đều có giá trị gần ngưỡng trung tính, pH đất trong các mô hình tôm Càng xanh trong mương vườn dừa và mô hình tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh (vùng ngọt) có giá trị pH từ 6,2 - 6,6. Giá trị pH mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh (vùng lợ) có giá trị từ 5,6 - 5,6; mô hình tôm Sú - tôm Thẻ, Tôm quảng canh tổng hợp (vùng mặn) có giá trị bằng 6,3. Do quá trình trao đổi ion H+ khi ngập nước, pH của đất tăng lên và có thể đạt ở ngưỡng trung tính. Theo kết quả nghiên cứu của Boyd (1998), giá trị pH trong đất từ 6,5 - 7,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi và thủy sinh vật. Riêng pH đất mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh có giá trị pH rất thấp. Sự giảm thấp pH trong hệ thống canh tác này có thể do ruộng khảo sát thuộc nhóm đất có tầng phèn tiềm tàng ở tầng bên dưới. Khi đất được thu vào giai đoạn khô, pH mẫu đất giảm thấp.
Nhìn chung, giá trị pH đất của các mô hình canh tác ở mức thấp, mặc dù còn trong khoảng thích hợp của sinh trưởng của tôm và phát triển cây lúa, bắp, dừa nhưng ở ngưỡng thấp, đặc biệt đáng chú ý là mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh có giá trị pH rất thấp. Do đó, trong quá trình canh tác cần có biện pháp cải tạo đất, bón lót vôi trước khi xuống giống lúa và thả giống tôm nuôi nhằm giúp tăng độ pH của đất.
Bảng 4.1 pH đất ở các mô hình canh tác
Độ dẫn điện của đất
Kết quả được trình bày ở Bảng 4.2 cho thấy, độ dẫn điện (EC) ở các mô hình canh tác lúa - bắp, tôm Càng xanh trong mương vườn dừa, tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh (vùng ngọt) ở mức thấp, dao động từ 1,08 - 1,27 mS.cm-1, độ dẫn điện này xếp vào loại đất có EC thấp, chưa ảnh hưởng đến năng suất cây trồng (Wester Agricultural Laboratories, 2002). Mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh (vùng lợ) có giá trị dao động khoảng 3,7 mS.cm-1, theo thang đánh giá của Lamond and Whitney (1992) thì thuộc loại đất bị nhiễm mặn nhẹ. Mô hình tôm Sú - tôm Thẻ, tôm Sú quảng canh tổng hợp ở vùng mặn có độ dẫn điện 3,36 - 4,99 mS.cm-1, đất thuộc loại đất nhiễm mặn nhẹ (Lamond and Whitney, 1992). Ở vùng nuôi tôm chuyên canh này, mẫu đất được thu ở mùa mưa đã có rửa mặn, nên độ dẫn điện trong khoảng 3,36 - 4,99 mS.cm-1 là thấp, vì độ mặn đã giảm so với mùa khô. Vào thời điểm tháng 4 hàng năm độ mặn rất cao, độ mặn ngoài sông rạch dao động từ 8,5 - 25‰ (Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Bến Tre, 2012) và hàng năm có xu hướng gia tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu (Sở Tài nguyên và Môi trường Bến Tre, 2011).
Sự xâm nhập mặn ở các vùng ven biển đưa đến đất bị mặn và đất mặn sodic gây trở ngại đến tính chất hóa học, vật lý và cấu trúc đất cũng như hoạt động của hệ vi sinh vật đất và tăng trưởng cây trồng (Liyang et al., 2005,
Mô hình canh tác Giá trị pH
Mô hình 1 5,90±0,35 Mô hình 2 6,24±0,08 Mô hình 3 6,68±0,08 Mô hình 4 3,82±0,01 Mô hình 5 5,65±0,55 Mô hình 6 6,39±0,18 Ghi chú: - Mô hình 1: Lúa - bắp
- Mô hình 2: Tôm Càng xanh trong mương vườn dừa - Mô hình 3: Tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh - Mô hình 4: Tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh - Mô hình 5: Tôm Sú - tôm Thẻ
Laudicina et al., 2009). Độ dẫn điện của đất có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng phát triển của cây trồng và vật nuôi. Sự chênh lệch nồng độ muối của dung dịch đất và tế bào của rễ cây đưa đến hạn chế sự hấp thu nước và dinh dưỡng. Đất mặn chứa nhiều muối hòa tan thường liên kết với tính sodic. Đất mặn sodic là đất có chứa hàm lượng muối natri cao (chủ yếu là Na2CO3) trên phức hệ hấp thu của đất, gây trở ngại cho sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Gây xáo trộn và mất cân đối về sự hấp thu nước và dinh dưỡng và cả tính bất lợi về vật lý đất. Khi nuôi tôm liên tục trong thời gian dài thì đất bị mặn sodic, cây trồng không thể phát triển (Võ Thị Gương vàctv., 2003).
Nhìn chung, với độ dẫn điện của các mô hình canh tác ở tiểu vùng lợ, mặn có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng. Do đó, cần lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với mức độ mặn của đất. Đồng thời, chọn thời điểm xuống giống, thả giống phù hợp.
Bảng 4.2 Giá trị độ dẫn điện của đất các mô hình canh tác
Na+ trao đổi trong đất và sự sodic hoá
Kết quả phân tích ở Bảng 4.3 cho thấy hàm lượng Na+
trao đổitrong mẫu đất ở vùng ngọt, mô hình lúa - bắp, tôm Càng xanh trong mương vườn dừa, tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh có giá trị dao động từ 1,08 - 1,37 cmol/kg. Kết quả này khá cao so với nghiên cứu của Nguyễn Mỹ Hoa và ctv.,
(2010) khảo sát ở tỉnh Hậu Giang thì vùng tôm - dưa, tôm - lúa, chuyên tôm có hàm lượng Na+
trao đổi trong đất tương ứng là 0,67; 1,80; 1,93 cmol/kg. Tuy nhiên, phần trăm natri trao đổi (ESP) trên phức hệ hấp thu trong đất các mô Mô hình canh tác EC ( mS.cm-1 ) Mô hình 1 1,34±0,36 Mô hình 2 1,27±0,03 Mô hình 3 1,08±0,24 Mô hình 4 3,79±0,15 Mô hình 5 3,36±0,18 Mô hình 6 4,99±0,31 Ghi chú: - Mô hình 1: Lúa - bắp
- Mô hình 2: Tôm Càng xanh trong mương vườn dừa - Mô hình 3: Tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh - Mô hình 4: Tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh - Mô hình 5: Tôm Sú - tôm Thẻ
hình canh tác thuộc vùng đất ngọt có giá trị trung bình từ 8,50 - 10,79% (trong đó giá trị ESP trong mô hình trồng lúa - bắp có giá trị thấp hơn so với 2 mô hình nuôi thủy sản), tất cả đều nằm trong ngưỡng đất chưa bị sodic hóa (ESP < 15%). Mặc dù thuộc vùng ngọt nhưng vào mùa khô nước trong các kênh, rạch bị nhiễm mặn, sự tích lũy nước mặn trong mùa khô ở hàm lượng thấp và sau đó được rửa mặn trong mùa mưa với thời gian tương đối dài (khoảng 6 tháng) nên giá trị ESP trong đất còn thấp, chưa tới ngưỡng đất bị sodic hóa.
Ở vùng lợ, mô hình canh tác tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh có giá trị trung bình 4,22 cmol/kg. Trong khi ở vùng mặn, Na+ trao đổi có giá trị cao hơn trong mô hình tôm Sú - tôm Thẻ ,có giá trị là 4,78 cmol/kg. Đối với mô hình canh tác tôm quảng canh tổng hợp (vùng mặn) có giá trị Na+ rất cao, trung bình 5,13 cmol/kg. Tương ứng, vùng nước lợ và mặn, giá trị ESP đã vượt ngưỡng sodic (ESP > 15%), dao động từ 33,23 - 40,19%, trong đó ESP ở mô hình thuộc vùng nước mặn có giá trị cao nhất (40,19%). Ở các mô hình canh tác thuộc vùng lợ, nước trong các ao nuôi và ruộng lúa cũng giảm độ mặn vào mùa mưa, có thể luân canh lúa với tôm Sú. Tuy nhiên thời gian rửa mặn ngắn, thường khoảng 3 tháng nên chân đất vẫn còn nhiễm mặn và giá trị ESP vẫn cao hơn ngưỡng bị sodic hoá.
Tóm lại, ở tiểu vùng I (vùng ngọt) các mô hình lúa - bắp, tôm Càng xanh trong mương vườn dừa, tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh nằm trong ngưỡng đất chưa bị sodic hóa (ESP < 15%); ở tiểu vùng II, III (vùng lợ, vùng mặn) các mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh, tôm Sú - tôm Thẻ, tôm Sú quảng canh tổng hợp đã bị mặn sodic hóa (ESP > 15%, pH < 8,5, EC > 4 mS.cm-1). Do đó, cần áp dụng các giải pháp rửa mặn, giảm hàm lượng Na+ trong đất giúp sự phát triển của lúa đạt năng suất cao trong mô hình tôm - lúa.
Bảng 4.3 Giá trị Na+
trao đổi và phần trăm ESP đất các mô hình canh tác Mô hình canh tác Na+ (cmol/kg) ESP (%)
Mô hình 1 1,08±0,23 8,50±0,23 Mô hình 2 1,37±0,05 10,79±0,05 Mô hình 3 1,14±0,03 8,98±0,03 Mô hình 4 4,22±0,02 33,23±0,02 Mô hình 5 4,78±0,05 37,64±0,05 Mô hình 6 5,13±0,42 40,39±0,42 Ghi chú: - Mô hình 1: Lúa - bắp
- Mô hình 2: Tôm Càng xanh trong mương vườn dừa - Mô hình 3: Tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh - Mô hình 4: Tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh - Mô hình 5: Tôm Sú - tôm Thẻ
- Mô hình 6: Tôm Sú quảng canh tổng hợp