Qua khảo sát thực tế, tiểu vùng I (vùng ngọt) của huyện có diện tích khoảng 8.500 ha, được ngọt hóa bởi đê bao ngăn mặn thuộc Dự án Cụm ngọt hóa Quới Điền, trong Dự án 418 của Chính phủ. Sau khi có đê bao ngăn mặn năm 1993, trong vùng ngọt hóa đã có đủ nước ngọt phục vụ sản xuất, điều kiện môi trường, hệ thống thủy lợi nội đồng hoàn chỉnh, nên các mô hình sản xuất ổn định, có hiệu quả kinh tế cao như mô hình lúa 2 vụ, 3 vụ; cây ăn trái,... nhưng trong những năm gần đây, nước mặn xâm nhập nên mô hình canh tác lúa trở nên kém hiệu quả.
Qua khảo sát hiệu quả kinh tế các mô hình trong nông dân ở vùng gần tuyến đê bao ngăn mặn, đất đã bị nhiễm mặn, nên chỉ trồng được một vụ lúa, hiệu quả kinh tế rất thấp; năng suất bình quân hàng năm chỉ đạt khoảng 3,7 tấn/ha; lợi nhuận đạt khoảng 4,18 triệu đồng/ha (Bảng 4.4), lợi nhuận chủ yếu nhờ vào công lao động gia đình. Do đó, nếu tăng thêm vụ trồng rau màu giúp nông dân tăng thêm thu nhập. Hơn nữa, luân canh lúa màu giúp giảm nguồn sâu bệnh hại cho lúa, cải thiện được độ phì nhiêu hóa lý và sinh học đất, giúp tăng năng suất lúa (Liyange et al., 1986; Võ Thị Gương và ctv., 2010).
Mô hình canh tác thử nghiệm a. Mô hình lúa - bắp
Tăng thêm một vụ bắp sau vụ canh tác lúa trong mô hình canh tác lúa một vụ của nông dân được thực hiện trong vùng đê bao ngăn mặn. Thời điểm xuống giống bắp và lúa được trình bày ở Hình 4.8. Mô hình có đào rãnh bao ngoài và một số rãnh giữa; rộng 20 - 30 cm, khoảng cách rãnh từ 5 - 10 m, nhằm mục đích thoát nước, tháo phèn. Bắp được trồng ở vụ Hè Thu, giống MX10, khoảng cách trồng là 90 x 30 cm, xới phơi đất ít nhất từ 2 - 3 tuần sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân. Vụ lúa mùa, vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch bắp Hè Thu ít nhất từ 1 - 2 tuần trước khi gieo sạ. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng. Giống lúa OM10252 nguyên chủng. Bón phân hợp lý, quản lý nước, phòng trừ cỏ dại, sâu hại và quản lý bệnh hại theo khuyến cáo.
Hình 4.8 Bố trí mùa vụ mô hình lúa - bắp
Vụ bắp Vụ lúa
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Kết quả trình bày ở Bảng 4.4 cho thấy, vụ bắp thu hoạch đạt năng suất 4,7 tấn trái/ha (năng suất trái tươi), lợi nhuận một vụ bắp đạt 8,5 triệu đồng/ha/vụ. Vụ lúa cho năng suất đạt 4,8 tấn/ha. Lợi nhuận tổng mô hình đạt 18,4 triệu đồng/năm. Tỷ suất lợi nhuận biên tế là 52%, đây là tỷ lệ phần trăm lợi tức tăng lên trên mức gia tăng vốn đầu tư của nông dân, sau khi đồng vốn được thu hồi. Qua lợi nhuận biên tế cho thấy, hiệu quả kinh tế mang lại cao khi nông dân thay đổi từ mô hình đầu tư lúa một vụ sang đầu tư mô hình lúa - bắp. Tuy nhiên, lợi nhuận của mô hình thử nghiệm cho hiệu quả thấp hơn so với các mô hình ở vùng ngọt hóa hoàn toàn chưa bị nhiễm mặn như 1 lúa - 2 màu (46 triệu đồng/ha/năm); 2 lúa - 1 màu (35,6 triệu đồng/ha/năm) (Nguyễn Duy Cần và ctv., 2009).
Tuy mô hình canh tác luân canh lúa - bắp thử nghiệm mang lại hiệu quả kinh tế chưa cao hơn so với các vùng khác, nhưng vẫn giúp tăng thu nhập hơn so với nông dân canh tác một vụ lúa tại khu vực điểm nghiên cứu. Năng suất bắp đạt thấp 4,7 tấn/ha (trái tươi), với mật độ trồng 25.000 cây/ha, do điều kiện thực tế đất bị nhiễm mặn, thiếu nước ngọt tưới cho bắp nên năng suất bắp không cao. Năng suất bắp đạt thấp hơn so với vùng ngọt, có độ màu mở cao, năng suất đạt 12 tấn/ha (Võ Hoài Chân và ctv., 2008). Lúa đạt năng suất 4,8 tấn/ha, đạt cao hơn so với nông dân canh tác xung quanh điểm nghiên cứu. Bên cạnh việc tăng thu nhập qua tăng một vụ canh tác bắp, việc thâm canh cây lúa hoặc độc canh cây lúa sẽ không giúp mô hình bền vững và tăng thu nhập cho hộ nghèo (Đặng Kiều Nhân, 2009). Mặt khác, luân canh lúa với cây trồng cạn, có sử dụng phân hữu cơ, góp phần cải thiện độ phì nhiêu đất về mặt hóa lý và sinh học đất, do đó tăng năng suất lúa cho vụ sau (Võ Thị Gương và ctv.,
2010). Ngoài ra, việc luân canh lúa - bắp sẽ giúp tăng thoáng khí cho đất, thuận lợi cho khoáng hóa chất hữu cơ. Qua thời gian trồng bắp, đất sẽ thoáng khí và nước được giữ trên mặt ruộng bị gián đoạn, không thuận lợi cho quá trình khử và thủy phân sẽ là giảm EC và Fe2+
trong dung dịch đất. Mô hình luân canh lúa - bắp sẽ tăng khoáng hóa N cao hơn đất chuyên canh lúa (Nguyễn Minh Đông và ctv., 2009).
Như vậy, việc trồng thêm một vụ bắp trong mô hình canh tác một vụ lúa là có tính khả thi. Mô hình phù hợp với hộ dân ít vốn đầu tư, ít nhân lực hoặc các hộ có điều kiện làm các nghề phi nông nghiệp (Đỗ Văn Xê, 2010). Do đó, hệ thống canh tác lúa - bắp được khuyến khích nhân rộng ở điều kiện đất bị nhiễm mặn, canh tác lúa một vụ.
Bảng 4.4 Hiệu quả kinh tế mô hình canh tác lúa - bắp
Kết quả phân tích SWOT
Kết quả phân tích SWOT ở Bảng 4.5 cho thấy, tiểu vùng I (vùng ngọt) của huyện thích hợp cho mô hình lúa - bắp, tăng thêm một vụ bắp trên mô hình canh tác một vụ lúa. Qua kết quả điều tra 30 hộ tham gia mô hình lúa - bắp trên địa bàn huyện, tổng thu từ mô hình khoảng 38,9 - 72,3 triệu đồng/ha; tổng chi 23,5 - 44,8 triệu đồng/ha; lợi nhuận 6,6 - 41 triệu đồng/ha; hiệu quả sử dụng đồng vốn 0,16 - 1,32. Các hộ nhân rộng mô hình lúa - bắp, nhiều hộ đạt hiệu quả kinh tế cao hơn mô hình thử nghiệm (lợi nhuận 18,4 triệu đồng/ha; hiệu quả sử dụng đồng vốn 0,43). Do sự biến động về tính chất đất, độ xâm nhập mặn nên biến động về năng suất và hiệu quả kinh tế. Qua khảo sát thực tế cho thấy, điểm mạnh của mô hình lúa - bắp khi được sản xuất trên khu vực có điều kiện tự nhiên tương đối phù hợp, tuy có thể thiếu nước ngọt để tưới. Đồng thời, phù hợp với chủ trương của chính quyền địa phương về qui hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện (UBND huyện Thạnh Phú, 2005), phù hợp đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của huyện (UBND huyện Thạnh Phú, 2014), với hình thức sản xuất nhóm như tổ liên kết, tổ hợp tác, hợp tác xã. Đồng thời, được hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật từ chương trình khuyến nông của tỉnh, huyện cho người nông dân được nâng cao kiến thức, kỹ thuật, nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, an toàn đáp ứng nhu cầu thị trường, được các doanh nghiệp ký kết bao tiêu sản phẩm như Công ty Xuất nhập khẩu lương thực Bến Tre, Công ty Chế biến thức ăn gia súc Tấn Lợi,…
Người dân có nhiều cơ hội để phát triển mô hình với sự quan tâm của chính quyền địa phương trong việc quy hoạch vùng sản xuất, đầu tư cơ sở hạ
(Đơn vị tính: ngàn đồng/ha)
Hạng mục
Hệ thống canh tác
đối chứng Hệ thống canh tác thử nghiệm
Lúa Lúa Bắp Mô hình
Tổng chi phí 16.165 16.440 26.760 43.200
Năng suất (tấn/ha) 3,7 4,8 4,7 -
Giá bán (ngàn đồng/kg) 5,5 5,5 7,5 -
Tổng thu nhập 20.350 26.400 35.250 61.650
Lợi nhuận 4.185 9.960 8.490 18.450
Tỷ số B/C 0,25 0,61 0,32 0,43
Chi phí biên tế MC 27.035
Lợi nhuận biên tế MR 14.265
Tỷ suất lợi nhuận biên tế
tầng giao thông liên vùng để vận chuyển hàng hóa, vật tư nông nghiệp, xây dựng hoàn chỉnh tuyến đê bao ngăn mặn, đầu tư hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất và tập huấn kỹ thuật canh tác, ưu tiên đầu tư vốn tín dụng để mở rộng vùng sản xuất, tạo cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập. Tuy nhiên, hiện nay phần lớn các hộ sản xuất tự phát, nhỏ lẻ, nguồn giống còn hạn chế về chất lượng, chủ yếu sử dụng giống địa phương, đất còn nghèo dinh dưỡng làm ảnh hưởng đến năng suất. Mặt khác, giá cả thị trường về đầu vào, đầu ra không ổn định góp phần làm giảm hiệu quả trong sản xuất mô hình. Bên cạnh đó, việc thiếu nước ngọt (do nguồn nước đầu nguồn còn hạn chế, nguồn nước ngầm ngày càng cạn kiệt) cũng là vấn đề cần được quan tâm; gặp nhiều rủi ro như phân bón giả, kém chất lượng, đất bị thoái hoá, ảnh hưởng của thời tiết bất thường, nước mặn xâm nhập kéo dài là những yếu tố gây bất lợi cho sinh trưởng và năng suất cây trồng.
Bảng 4.5 Phân tích SWOT với mô hình lúa - bắp
Nguồn: Điều tra thực tế năm 2014
b. Hệ thống canh tác nuôi cá Lóc trong bể bạt
Mô hình cá Lóc được chọn trong vùng có đê bao ngăn mặn, diện tích khoảng 15 m2. Điều kiện chọn các hộ có vườn dừa trên 3 năm tuổi, tận dụng dưới tán dừa để xây dựng bể bạt nuôi cá, thời gian bố trí ở Hình 4.9. Cá Lóc là loài cá dữ, có tính ăn động vật điển hình, dễ nuôi nhất là điều kiện ao nổi và nuôi ao đất (Dương Nhật Long, 2012). Thiết kế mô hình nuôi cá Lóc bằng bể lót bạt hình chữ nhật có kích thước 3 x 5 x 1.2 m (15 m2). Khung bể được làm
bằng cây. Bốn vách có thể đóng nẹp tre hoặc ván. Xung quanh bể được lót bạt nhựa chất lượng tốt để có thể sử dụng 2 năm cho 4 - 5 vụ nuôi. Nguồn nước cấp được lấy trực tiếp từ sông, mực nước trong bể từ 0,8 - 1 m. Chọn cá Lóc giống có khối lượng trung bình dao động từ 2 - 3 g/con. Mật độ thả giống 100 con/m2. Quản lý thức ăn, quản lý chất lượng nước và thu hoạch theo khuyến cáo. Dừa trong mô hình được áp dụng biện pháp kỹ thuật chăm sóc.
Hình 4.9 Bố trí mùa vụ mô hình cá Lóc trong bể bạt
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Huyện Thạnh Phú có diện tích dừa khoảng 4.202 ha, nông dân chủ yếu thu lợi nhuận từ cây dừa, chưa tận dụng dưới tán dừa để nuôi xen. Do đó, đề tài nghiên cứu đưa hệ thống canh tác thử nghiệm nuôi cá Lóc trong bể bạt trên các bờ trồng dừa trên vùng sinh thái ngọt. Kết quả trình bày ở Bảng 4.6 cho thấy cá Lóc nuôi đạt năng suất cao, trung bình là 2,8 tấn/100 m2. Lợi nhuận dao động từ 14,9 - 31,1 triệu đồng/100 m2, lợi nhuận trung bình của mô hình canh tác đạt 25,8 triệu đồng/100 m2. Tỷ suất của lợi nhuận biên tế là 29%, là phần trăm lợi tức tăng lên trên mức gia tăng vốn đầu tư, sau khi đồng vốn được thu hồi, đây là lợi nhuận tăng thêm được tính từ mô hình đầu tư dừa sang đầu tư mô hình cá Lóc nuôi trong bể bạt và vườn dừa. So sánh với lợi nhuận thu được từ các kết quả điều tra về mô hình nuôi cá Lóc là 21,9 triệu đồng/100m2
nuôi bè (Phan Hồng Cương, 2009), thì kết quả thực nghiệm này khá triển vọng, có thể ứng dụng phát triển mở rộng hệ thống canh tác sản xuất không chỉ trong vườn dừa vùng ngọt mà có thể ở vùng lợ và mặn nếu có đủ nước ngọt. Ngoài ra, hệ thống canh tác nuôi cá Lóc trong bể bạt tiết kiệm diện tích đất, tận dụng các vật liệu có sẵn ở địa phương để xây dựng ao nuôi. Hệ thống canh tác này vẫn phát triển được trong điều kiện xâm nhập mặn.
Vụ cá Lóc
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Bảng 4.6 Hiệu quả kinh tế mô hình canh tác cá Lóc nuôi trong bể bạt
(Đơn vị tính: ngàn đồng/100m2
)
Hạng mục
Hệ thống canh
tác đối chứng Hệ thống canh tác thử nghiệm Dừa Dừa Cá Lóc Mô hình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 200 213 85.566 85.779 ±67.976 Năng suất (kg/100m2 hoặc trái) 78 81 2.822 - - Giá bán (ngàn đồng/kg hoặc trái) 8 8 39 - - Tổng thu nhập 624 648 111.007 111.655 ±76.049 Lợi nhuận 424 434 25.440 25.874 ±9.088 Tỷ số B/C 2,12 2,02 0,30 1,16 ±0,120 Chi phí biên tế MC 85.579
Lợi nhuận biên tế MR 25.450
Tỷ suất lợi nhuận biên tế
MRR (%) 29
Kết quả phân tích SWOT
Kết quả trình bày Bảng 4.7 cho thấy, mô hình nuôi cá Lóc có nhiều thuận lợi, sản lượng cao, ít tốn diện tích nuôi, có thể tận dụng diện tích dưới tán dừa để xây dựng bể bạt nuôi rất phù hợp với điều kiện tại địa phương (Dương Nhật Long, 2012); nông dân cần cù sản xuất, được tiếp nhận việc chuyển giao khoa học kỹ thuật, chủ động quản lý chất lượng ao nuôi đây là điểm mạnh của mô hình này. Bên cạnh, mô hình mới, sáng tạo phù hợp cho hộ nghèo thiếu đất sản xuất, được sự quan tâm của chính quyền địa phương, mở nhiều lớp tập huấn kỹ thuật mới, đặc biệt được hưởng các chính sách nông thôn mới (Chính phủ, 2013).
Tuy nhiên, hiện tại người dân vẫn còn khó khăn trong việc tìm giống cá tại địa phương, tỷ suất lợi nhuận cá nuôi bằng thức ăn cá tạp cho lợi nhuận cao hơn các thức ăn khác (Lam Mỹ Lan và ctv, 2008). Mô hình này chưa phổ biến đối với người dân nơi nghiên cứu, nông dân còn sản xuất với diện tích nhỏ lẻ, manh mún, giá cả vật tư thuốc, thức ăn chưa có công ty phân phối, phải mua vận chuyển từ tỉnh Trà Vinh nên tốn nhiều chi phí vận chuyển, chưa chủ động đầu ra sản phẩm, chưa có kỹ thuật xử lý nước nuôi khi bị ô nhiễm. Mặt khác, dịch bệnh trên cá xảy ra do diện tích ao nuôi nhỏ môi trường khó kiểm soát, giá cả không ổn định. Mặc dù nông dân được sự hỗ trợ của chính quyền địa phương về vốn và kỹ thuật, tuy nhiên chất lượng nguồn giống vẫn chưa như
mong muốn, chi phí đầu vào chưa ổn định, việc tìm đầu ra cho sản phẩm còn gặp khó khăn, dịch bệnh diễn biến phức tạp trên mô hình cá Lóc nuôi.
Bảng 4.7 Phân tích SWOT với mô hình cá Lóc trong bể bạt
Nguồn: Điều tra thực tế năm 2014
c. Mô hình canh tác tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh
Mô hình được chọn thử nghiệm trong vùng ngọt hóa nhưng có nhiễm mặn nhẹ trong mùa khô, có hệ thống thủy lợi nội đồng tốt, thời điểm bố trí mùa vụ thể hiện ở Hình 4.10. Ruộng được thiết kế có bờ bao để chủ động nước trong hệ thống, ao nuôi được cải tạo sên vét lớp bùn đáy ở ao nhưng còn lại khoảng 20 cm để tránh xảy ra hiện tượng xì phèn, bón vôi, phơi đáy ao. tôm Càng xanh được thả trong thời gian tháng 1 - 6, đăng lưới xung quanh bờ nhằm hạn chế xâm hại vào ao, cấp nước vào ao nuôi và gây màu nước, tôm Càng xanh thả mật độ trong ao là 15 PL15/m2, kích cỡ giống 1,2 - 1,5 cm. Quản lý chăm sóc, quản lý hệ thống nuôi, phòng một số bệnh thường gặp và cách trị bệnh theo khuyến cáo. Vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch tôm, trước khi gieo sạ. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng. Vụ lúa mùa được trồng thời điểm tháng 8 đến tháng 12; tận dụng mương ao thả nuôi tôm Càng xanh mật độ 3 PL15/m2. Giống lúa gieo sạ là OM10252 nguyên chủng. Bón phân, quản lý nước, phòng trừ cỏ dại, sâu hại và quản lý bệnh hại theo khuyến cáo.
Hình 4.10 Bố trí mùa vụ mô hình tôm Càng xanh - lúa xen tôm Càng xanh
Đánh giá hiệu quả kinh tế
Kết quả trình bày ở Bảng 4.8 cho thấy, mô hình canh tác tôm Càng xanh mùa khô luân canh lúa xen tôm Càng xanh được thử nghiệm ở vùng sinh thái ngọt. Qua kết quả được ghi nhận, tôm Càng xanh phát triển rất tốt, năng suất đạt 364 kg/ha trong vùng sinh thái ngọt, có nhiễm ít mặn, độ mặn thấp hơn 5‰. Theo Dương Nhật Long (2013) với độ mặn từ 2 - 5‰ tôm Càng xanh phát triển tốt. Trong mùa mưa, ruộng lúa được thiết kế mương thả tôm Càng