Đánh giá hiệu quả cải thiện năng suất lúa và bắp qua sử dụng phân hữu

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 71)

phân hữu cơ và vôi trên đất trồng lúa trong hệ thống lúa tôm và đất trồng bắp trong hệ thống một vụ lúa

3.2.4.1 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trên đất trồng lúa trong hệ thống lúa - tôm

Thí nghiệm đồng ruộng được thực hiện tại xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú. Vị trí ruộng thí nghiệm được chọn ở trong đê bao ngọt hóa nhưng gần đây bị nhiễm mặn vào mùa khô nên chỉ trồng lúa được một vụ lúa Mùa/năm. Thí nghiệm được tiến hành vào vụ lúa Hè Thu năm 2013 (từ tháng 6/2013 đến tháng 9/2013).

a. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên 4 nghiệm thức, 4 lần lặp lại, sơ đồ bố trí thí nghiệm (Hình 3.4), diện tích mỗi lô thí nghiệm là 30 m2

(5 m x 6 m), bờ bao giữa các lô được đắp bằng đất sét, nén chặt để ngăn chặn tình trạng thấm lậu giữa các lô thí nghiệm với nhau. Giống lúa sử dụng trong thí nghiệm là giống lúa OM10252 nguyên chủng, lượng giống gieo sạ là 15 kg/1000 m2.

Bảng 3.8 Nghiệm thức phân bón trong các lô thí nghiệm Nghiệm thức Phân bón

Nghiệm thức 1 Phân vô cơ (N 100 kg/ha - P2O5 40 kg/ha - K2O 30 kg/ha). Nghiệm thức 2 Phân vô cơ + phân hữu cơ 5 tấn/ha.

Nghiệm thức 3 Phân vô cơ + phân hữu cơ 5 tấn /ha + vôi 0,5 tấn/ha. Nghiệm thức 4 Phân vô cơ + phân hữu cơ 5 tấn/ha + vôi 01 tấn/ha.

Bảng 3.9 Lượng phân bón được tính ở các lô thí nghiệm Nghiệm

thức

Hữu cơ Lân Vôi Urê Ka li

Bón lót lần 1 lần 2 lần 3 lần 1 lần 2

1 0.00 0.56 0.00 0.13 0.26 0.26 0.08 0.08

2 15.00 0.56 0.00 0.13 0.26 0.26 0.08 0.08 3 15.00 0.56 1.50 0.13 0.26 0.26 0.08 0.08 4 15.00 0.56 3.00 0.13 0.26 0.26 0.08 0.08

Bảng 3.10 Một số đặc tính đất trước khi bố trí lô thí nghiệm

Đặc tính đất Đầu vụ

pH H2O (1:2,5) 5,9

EC (mS/cm) 1,43

CHC (C%) 1,60

N hữu dụng (mg/kg) 7,07

Na+ trao đổi (cmol/kg) 1,66

CEC (cmol/kg) 14,39

Hình 3.4 Sơ đồ bố trí thí nghiệm lúa ngoài đồng

b. Các chỉ tiêu theo dõi:

Mẫu nước: Đo độ mặn trong các ô thí nghiệm và nguồn nước tưới được đo theo chu kỳ hàng tuần kể từ khi sạ đến khi thu hoạch.

Mẫu đất: Được lấy ở độ sâu 0 - 20 cm ở các thời điểm trước khi gieo và 45 ngày sau khi gieo. Các chỉ tiêu theo dõi: pH, ECe, N hữu dụng, Na+

trao đổi, ESP.

Năng suất: mỗi một ô thí nghiệm thu hoạch 5m2

, cân trọng lượng ở ẩm độ 14%. Tính năng suất lúa, sinh khối rơm rạ.

3.2.4.2 Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân hữu cơ và vôi trên đất trồng bắp trong hệ thống một vụ lúa (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Phương tiện thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện ở xã An Thạnh, huyện Thạnh Phú. Vị trí đất chọn thí nghiệm ở vùng chỉ canh tác lúa một vụ trong năm. Thí nghiệm được tiến hành khoảng giữa tháng 5 năm 2012.

Bờ bao ruộng lúa - tôm

NT3 NT4 NT1 NT2 NT3 NT3 NT3 NT1 NT1 NT1 NT2 NT2 NT2 NT4 NT4 NT4 Bờ bảo vệ Bờ bảo vệ

Mương nuôi tôm

b. Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên với 5 nghiệm thức 4 lần lặp lại (Hình 3.5), diện tích mỗi ô thí nghiệm là 50 m2, giống bắp được sử dụng là giống MX10, khoảng cách trồng là 90 x 30 cm. Lượng phân bón cho mỗi nghiệm thức được trình bày ở Bảng 3.11.

Bảng 3.11 Nghiệm thức phân bón (kg/ha) trong các lô thí nghiệm trồng bắp Nghiệm thức Phân bón

Nghiệm thức 1 Bón phân vô cơ: 150N - 60P2O5 - 90K2O Nghiệm thức 2 Bón phân vô cơ + 5 tấn phân hữu cơ Nghiệm thức 3 Bón phân vô cơ + 10 tấn phân hữu cơ

Nghiệm thức 4 Bón phân vô cơ + 5 tấn phân hữu cơ + 500 kg vôi Nghiệm thức 5 Bón phân vô cơ + 10 tấn phân hữu cơ + 500 kg vôi

Phân hữu cơ sử dụng được sản xuất từ bã bùn mía ủ hoai có bổ sung nấm

Trichoderma. Phân bón được chia ra theo các lần bón (Bảng 3.12). Bảng 3.12 Tỷ lệ các lần bón phân

Lần bón Tỷ lệ bón

Lần 1 Bón lót toàn bộ vôi, phân hữu cơ vi sinh và phân super lân trước khi gieo hạt.

Lần 2 1/10 lượng N và K giai đoạn 7 ngày SKG Lần 3 1/10 lượng N và K giai đoạn 15 ngày SKG Lần 4 2/5 lượng N và K giai đoạn 20 – 25 ngày SKG Lần 5 2/5 lượng N và K giai đoạn 35 – 40 ngày SKG

Hình 3.5 Sơ đồ thí nghiệm bắp

c. Các chỉ tiêu theo dõi

Năng suất bắp ở các lô thí nghiệm.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 71)