Vai trò của phân hữu cơ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 57)

2.7.4.1 Hiệu quả của phân hữu cơ lên tích chất vật lý của đất

Bón phân hữu cơ dài hạn có thể cải thiện đặc tính đất (Ginting et al., 2003). Bên cạnh vật liệu hữu cơ được phân hủy và hữu dụng cho cây trồng và cộng đồng vi sinh vật đất (Hadas et al., 1996) thì phân hữu cơ có tác dụng giảm độ mặn trong đất. Bón phân hữu cơ ở đất nhiễm mặn giúp giảm độ mặn của đất, chủ yếu gia tăng sự rửa trôi muối trong đất (Havlin et al., 1999).

Ở đất mặn, Na+

làm phân tán các hạt đất, phá vở cấu trúc vật lý đất (Pernes-Debuysera and Tessier, 2004 ; Bronick and Lal, 2005). Chất hữu cơ giúp gắn kết hạt đất nhỏ thành các khối lớn hơn, giúp gia tăng các tế khổng trong đất và giúp gia tăng sự trao đổi không khí trong đất, cần thiết cho sự sinh trưởng của cây trồng và vi sinh vật (McConnell et al., 1993 và Rasool et al., 2007). Sự tương quan giữa carbon hữu cơ thêm vào và sự giảm dung trọng đất, từ đó giúp gia tăng độ thoáng khí và độ xốp của đất (Tejada et al., 2008). Kết quả là việc cải thiện mặn được dễ dàng hơn do sự rữa trôi muối trong đất mặn. Qadir et al., (2001) và Walker and Bernal (2008) cho rằng sự gia tăng rửa trôi Na+

làm giảm phần trăm natri trao đổi (ESP) và giảm EC. So sánh hai chất mùn, thì chất có khối lượng nguyên tử cao hơn và chậm phân hủy hơn góp phần hiệu quả hơn trong tiến trình kết dính các hạt đất, nhờ đó gia tăng khả năng liên kết của Ca2+

và Mg2+ trong dung dịch đất để thay thế Na+ từ phức hệ trao đổi ở các giá trị pH kiềm cũng như làm giảm ESP ở đất mặn.

2.7.4.2 Hiệu quả của phân hữu cơ lên tính chất hóa học đất

Độ mặn đưa đến hạn chế độ phì nhiêu đất, do thiếu N, P và K (Lakhdar

et al., 2008). Bón phân hữu cơ giúp bổ sung các nguyên tố vi lượng và đa lượng, đáp ứng sự thiếu hụt dinh dưỡng trong đất nhiễm mặn, phân hữu cơ góp phần cung cấp đạm có giá trị, phóng thích lân trong đất (Lakhdar et al., 2008).

Lân là một trong các dinh dưỡng thiết yếu đối với cây trồng. Độ mặn và sodic có thể ảnh hưởng các dạng và động thái của lân trong đất (Dominguez et al., 2001). Độ hữu dụng của P có quan hệ chặt chẽ với pH đất (Hopkins and Ellsworth, 2005). Điều kiện tối hảo cho sự phóng thích lân là khoảng pH từ 5.5 đến 7.0 (Engelstad and Terman, 1980). Sự gia tăng lân hòa tan sau khi bón vật liệu hữu cơ đã được công bố (Sanyal and De Datta, 1991). Theo Muhammad et al.,(2007) cho rằng trong quá trình phân hủy chất hữu cơ P chậm hữu dụng được chuyển thành dạng hữu dụng trong đất.

Chất hữu cơ cũng đóng vai trò quan trọng đối với động thái Kali trong đất. Ở đất mặn, sự khoáng hóa chất hữu cơ (Dhanorkar et al., 1994) làm gia tăng dạng kali hữu dụng cho cây trồng thông qua sự gia tăng khả năng trao đổi cation (CEC).

2.7.4.3 Hiệu quả của phân hữu cơ lên tính chất sinh học đất

Sinh khối của vi sinh vật trong phân hữu cơ góp phần quan trọng cho quần thể vi sinh vật đất và có ý nghĩa đối với chu trình dinh dưỡng (Christenen and Johnston, 1997). Bón phân hữu cơ cho đất mặn giúp gia tăng sự khoáng hóa chất hữu cơ trong đất, tăng hoạt động của enzyme gia tăng sự thoáng khí trong đất (Muhammad et al., 2007). Chandra et al., (2002) cho rằng ở nồng độ muối thấp có sự kích thích sự khoáng hóa carbon, trong khi ở nồng độ muối cao có thể gây độc cho vi sinh vật.

Sự vùi phân hữu cơ vào đất kích thích đáng kể sinh khối và hoạt động vi sinh vật đất do được cung cấp nguồn năng lượng hữu dụng cao. Hoạt động enzyme và sinh học được xem là chất chỉ thị trực tiếp của sự gia tăng độ phì nhiêu đất do sự bón phân hữu cơ (Luo and Sun, 1994 và Lakhdar et al., 2008) từ đó giúp gia tăng sự hút thu N và P của cây trồng.

2.7.4.4 Hiệu quả của phân hữu cơ lên tính đệm của đất

Hiệu quả của chất hữu cơ cải thiện đặc tính lý, hóa và sinh học thì khả năng làm gia tăng tính đệm rất quan trọng trong đất. Khả năng đệm là yếu tố chính trong việc làm giảm nhẹ sự thay đổi về pH và dinh dưỡng trong đất Dương Minh Viễn và ctv., (2011). pH đóng một vai trò lớn đối với sự hữu

dụng của các dưỡng chất đối với cây trồng. Giá trị pH ở ngưỡng acid hoặc baze có thể dẫn đến sự thiếu hụt dinh dưỡng. Phân hữu cơ có khả năng điều tiết pH của đất mặn hoặc kiềm (Ozenc and Caliskan, 2001). pH đất thường giảm khi bón phân hữu cơ do ảnh hưởng của sự nitrat hóa (Henriksen et al.,

(1980). Ngược lại, phân hữu cơ có tiềm năng nâng cao pH của đất chua hoặc làm giảm tiến trình chua hóa của đất bón phân đạm. Khoảng pH thông thường khi bón phân hữu cơ là khoảng 6 đến 7.5.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)