Hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tá cở vùng lợ (tiểu vùng II)

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 105)

Qua khảo sát thực tế, vùng lợ của huyện có diện tích khoảng 10.000 ha. Do vùng lợ không có đê bao ngăn mặn, nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của thủy

triều và nồng độ mặn theo mùa. Các mô hình sản xuất nông nghiệp đặc trưng của vùng lợ là kết hợp nuôi thủy sản nước lợ (tôm Sú), đồng thời các biện pháp luân canh và đa dạng hóa cây trồng - vật nuôi trên ruộng lúa cũng được chú trọng. Đối với chuyên canh lúa, khả năng thích nghi khoảng 3.500 - 4.000 ha, chủ yếu ở vùng có địa hình trung bình, đất ít bị nhiễm mặn, có thể phát triển lúa chất lượng cao 1 vụ, kết hợp trồng màu. Mô hình lúa - tôm luân canh là mô hình có tính đặc thù của những vùng nhiễm mặn ở các tỉnh thuộc ĐBSCL. Hiện nay, mô hình này phát triển rất nhanh, đặc biệt ở những vùng mới chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Nuôi tôm luân canh với lúa là hình thức canh tác kết hợp giữa trồng trọt và thủy sản. Phương thức nuôi này không những tận dụng diện tích sản xuất mà còn góp phần tăng thu nhập trên một mảnh đất, nuôi tôm trong ruộng lúa chẳng những không giảm năng suất lúa mà còn có sản phẩm tôm (Nguyễn Thanh Phương, 2004). Theo Đỗ Văn Xê (2010), nếu có đủ nguồn vốn đầu tư thì áp dụng mô hình tôm - lúa sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Đây là mô hình sản xuất sử dụng nhiều lao động nên phù hợp cho gia đình đông con và có thời gian nhàn rỗi.

Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế tình hình nuôi tôm hiện nay đang gặp khó khăn và thách thức như bệnh tôm thường xuyên xảy ra, khó quản lý về chất lượng con giống và môi trường, chưa có quy hoạch cụ thể vùng nuôi, hệ thống thủy lợi chưa đảm bảo và đặc biệt là người nuôi chưa có tính cộng đồng trong phát triển nghề nuôi tôm. Ngoài ra, ở vùng lợ, nông dân có diện tích nhỏ lẻ nên nuôi tôm quảng canh không mang lại hiệu quả kinh tế cao. Một vụ lúa mùa năng suất thấp do xâm nhập mặn, hiệu quả không cao.

Mô hình thử nghiệm tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh

Mô hình được chọn ở vùng II (vùng lợ) là vùng bị nhiễm mặn nhẹ trong mùa khô, nhưng có hệ thống thủy lợi nội đồng tốt. Ruộng có mương bao rộng 3,0 - 4,0 m, sâu 0,8 - 1 m so với mặt ruộng. Diện tích mương bao chiếm khoảng 20 - 25 % tổng diện tích ruộng. Vụ tôm Sú, tiến hành sên vét lớp bùn đáy còn lại khoảng 20 - 25 cm, san lắp hang cua, những tác nhân có thể làm thay đổi chất lượng nước hệ thống nuôi, rãi vôi bột ở trong và xung quanh ao theo tỷ lệ 1 - 1,5 tấn/ha. Bón phân hữu cơ tỷ lệ 20 - 30 kg/100 m2. Ðăng lưới xung quanh bờ ao. Đối với mương bao đăng lưới cả phần ruộng trong khu vực ương nhằm tránh cá tạp các loài cá đồng đi vào ao hay mương ương tôm tôm. Phơi khô đáy ao hay mương bao từ 3 - 5 ngày. Ðối với ao hay mương bao không phơi được, có thể dùng dùng rễ dây thuốc cá để diệt tạp với liều lượng dao động từ 3 - 5 kg/1.000 m2. Tiến hành lấy nước vào hệ thống ương thông qua lưới lọc. Sau khi lấy nước tiến hành bón phân gây màu. Thả giống, thức ăn, quản lý công trình và chất lượng nước hệ thống nuôi. Vụ lúa mùa

được trồng thời điểm tháng 8 đến tháng 12; vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch tôm trước khi gieo sạ. Bừa, trục và san bằng mặt ruộng, giống lúa gieo sạ là OM10252 nguyên chủng. Bón phân, quản lý nước, phòng trừ cỏ dại, sâu hại và quản lý bệnh hại theo khuyến cáo. Tận dụng mương ao thả nuôi tôm Càng xanh mật độ 3 PL15/m2.

Hình 4.12 Bố trí mùa vụ mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh

Đánh giá hiệu quả kinh tế

Ở tiểu vùng nước lợ, nông dân đang áp dụng mô hình một vụ tôm Sú trong mùa khô và cấy lúa trong mùa mưa, lợi nhuận hàng năm đạt khoảng 42,6 triệu đồng/ha/năm, kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Duy Cần (2013) khảo sát vùng nhiễm mặn tỉnh Bến Tre hiệu quả mô hình tôm - lúa mang lại thu ngập khoảng 40 - 50 triệu đồng/ha/năm. Trong hệ thống canh tác thử nghiệm, kết quả đạt được lợi nhuận tăng thêm từ vụ tôm Càng xanh nuôi xen trong ruộng lúa, khoảng 15 triệu đồng/ha. Như vậy tổng lợi nhuận của hệ thống canh tác thử nghiệm đạt khoảng 81,4 triệu đồng/ha/năm cao hơn so với mô hình canh tác tôm - lúa hiện tại của nông dân 42,6 triệu đồng/ha/năm (Bảng 4.9). Tỷ suất của lợi nhuận biên tế (MRR) là 268%, lợi nhuận được tính từ phần gia tăng lợi nhuận so với chi phí tăng khi nông dân thay đổi từ mô hình đầu tư tôm - lúa sang đầu tư mô hình thử nghiệm tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh. Trong thực tế, vào mùa khô nước nhiễm mặn, với độ mặn khoảng 8‰, thả tôm Sú nuôi quảng canh cải tiến đạt hiệu quả tốt. Sau khi thu hoạch tôm Sú, lúa được trồng trong mùa mưa, độ mặn giảm thấp, thả nuôi xen tôm Càng xanh. Đây là hệ thống canh tác nuôi rất phù hợp trong vùng sinh thái nước lợ ở khu vực nghiên cứu.

Vùng nước lợ của huyện Thạnh Phú có diện tích khoảng 10.000 ha, trong đó có khoảng 3.500 ha đất nuôi tôm Sú một vụ, vụ còn lại bỏ đất trống hoặc có một số hộ cấy lúa mùa nhưng năng suất rất thấp. Việc nuôi tôm Sú quảng canh liên tục có thể nhanh chóng làm giảm chất lượng đất qua tăng độ mặn, tăng sự sodic hoá. Do đó, cần có hệ thống canh tác tôm - lúa nhằm tạo chất hữu cơ cho đất, vừa tạo điều kiện tăng năng suất lúa, vừa tăng năng suất

Vụ tôm ( tôm Sú) Vụ lúa + tôm Càng xanh

tôm nuôi, tăng hiệu quả kinh tế. Đây là hệ thống canh tác hiệu quả, cần thiết để nhân rộng.

Bảng 4.12 Hiệu quả kinh tế hệ thống canh tác tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh Đơn vị tính: ngàn đồng/ha

Hạng mục

Hệ thống canh

tác đối chứng Hệ thống canh tác thử nghiệm Tôm - lúa Vụ lúa Tôm Càng

xanh Tôm Sú Mô hình Độ lệch chuẩn Tổng chi phí 44.660 12.458 17.270 29.360 59.088 ±9.911

Năng suất (kg/ha) - 6.580 206 408 - -

Giá bán (ngàn đồng/kg) - 5,50 160 175 - - Tổng thu nhập 87.350 36.190 32.960 71.400 140.550 ±14.22 Lợi nhuận 42.690 23.732 15.690 42.040 81.462 ±4.313 Tỷ số B/C 0,95 1,90 0,91 1,43 1,38 ±0,21 Chi phí biên tế MC 14.428

Lợi nhuận biên tế MR 38.772

Tỷ suất lợi nhuận

biên tế MRR (%) 268

Kết quả phân tích SWOT

Kết quả điều tra 30 hộ tham gia mô hình cho thấy, tổng thu khoảng 18,7 - 123,6 triệu đồng/ha; tổng chi 14,8 - 118,4 triệu đồng/ha; lợi nhuận 2,18 - 51,7 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn 0,4 - 2,18. Mô hình này lợi nhuận thấp hơn mô hình thử nghiệm (lợi nhuận 81,4 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn 1,38). Theo Nguyễn Trọng Lương (2007) cho rằng mô hình lúa - tôm được xem là mô hình thích hợp cho vùng bị nhiễm mặn và được đánh giá là có hiệu quả kinh tế đối với vùng ĐBSCL. Theo Nguyễn Bích Thu và Lê Minh Châu (2009) thực tế quan trắc và nghiên cứu chất lượng đất mặn vùng ĐBSCL nhiều năm cho thấy đất luân canh lúa - tôm có thời kỳ rửa mặn bằng nước ngọt nên sự suy giảm chất lượng đất chậm xảy ra, do đó mô hình luân canh lúa - tôm là có tiềm năng cho phát triển bền vững ở ĐBSCL. Đặc biệt tăng hiệu quả kinh tế, tăng lợi nhuận khi nuôi xen tôm Càng xanh trong ruộng lúa, sau vụ tôm Sú.

Kết quả phân tích SWOT ở Bảng 4.12 cho thấy, đối với mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh, người dân có nhiều kinh nghiệm và kỹ thuật canh tác, đồng thời điều kiện đất đai tại vùng này phù hợp canh tác tôm - lúa do có hai mùa nước ngọt và nước mặn khá rõ rệt, kết hợp với hệ thống kênh nội

đồng hoàn chỉnh tạo điều kiện thuận lợi đề phát triển mô hình nuôi tôm Sú xen lúa. Tuy nhiên, người dân gặp phải vấn đề thiếu vốn đầu tư, chất lượng con tôm giống không đảm bảo, chưa được kiểm dịch. Đồng thời, lịch thời vụ còn phụ thuộc nhiều vào tự nhiên như thủy triều, nước kiệt - nước dâng nên người dân chưa chủ động được thời điểm xuống giống. Bên cạnh đó vấn đề dịch bệnh có thể xảy ra do sự thay đổi bất thường của thời tiết, nguồn nước bị ô nhiễm là vấn đề cần được quan tâm.

Bảng 4.13 Phân tích SWOT với mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh

Nguồn: Điều tra thực tế năm 2014

4.2.3 Hiệu quả kinh tế của mô hình ở vùng mặn (tiểu vùng III)

Qua khảo sát thực tế, tiểu vùng III (vùng mặn) của huyện có diện tích khoảng gần 21.000 ha đất chịu tác động của thủy triều, trong đó có 3.500 - 4.000 ha ngập triều hàng ngày, thích nghi cho rừng ngập mặn. Nuôi thủy sản của các hộ dân ở tiểu vùng III, trong hơn 10 năm qua đã có bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những nước có tốc độ phát triển thủy sản nhanh của tỉnh Bến Tre. Tuy nhiên, qua khảo sát gần đây các hộ nuôi thủy sản cũng gặp không ít trở ngại trong quá trình nuôi, tình hình thời tiết diễn biến bất thường, độ mặn tăng cao trong mùa khô, nhưng độ mặn giảm thấp trong mùa mưa, có thể yếu tố bất lợi về thay đổi độ mặn góp phần ảnh hưởng đến sức khỏe tôm nuôi, tạo điều kiện cho dịch bệnh phát sinh gây thiệt hại cho tôm biển nuôi. Một số bệnh mới xuất hiện trên tôm Sú nuôi (hoại tử gan tụy) đến nay chưa xác định được nguyên nhân và chưa có biện pháp điều trị nên gây rất nhiều khó khăn

trong công tác quản lý dịch bệnh. Theo báo cáo của Chi cục Nuôi trồng Thủy sản Bến Tre năm 2011, trên địa bàn tỉnh xảy ra dịch bệnh trên tôm Sú và tôm Thẻ làm chết 1.240 ha gây thiệt hại lớn đến kinh tế của tỉnh và thu nhập của người dân vùng nuôi thủy sản. Giá cả nguyên, nhiên vật liệu chính dùng trong sản xuất thủy sản đang có xu hướng gia tăng trong khi giá thị trường tiêu thụ sản phẩm không ổn định. Kỹ thuật canh tác của người dân còn hạn chế, người dân hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản nhìn chung còn thiếu kinh nghiệm, hạn chế tiếp thu kỹ thuật mới. Do đó, việc nghiên cứu mô hình thử nghiệm tôm Sú mùa khô và tôm Thẻ trong mùa mưa có thể cải thiện được hiện trạng trên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mô hình thử nghiệmtôm Sú - tôm Thẻ

Mô hình thử nghiệm được chọn vùng mặn, diện tích mô hình 1,5 - 1,6 ha, có hệ thống thủy lợi tương đối tốt, bố trí mùa vụ được trình bày ở Hình 4.13. Hệ thống có bờ bao kiên cố, tiến hành sên vét lớp bùn đáy và phơi đáy ao, bón vôi, lấy nước và gây màu nước. Sau khoảng 2 tuần tiến hành thả tôm bột vào hệ thống nuôi. Tôm Sú được thẻ nuôi và thu hoạch từ tháng 01 đến tháng 6; cải tạo ao và thả nuôi tôm Thẻ tháng 8 đến tháng 12. Mật độ thả, tôm Sú là 5 con/m2; tôm Thẻ là 7 con/m2. Chăm sóc và quản lý môi trường nuôi theo khuyến cáo.

Hình 4.13 Bố trí mùa vụ mô hình tôm Sú - lúa xen tôm Càng xanh

Đánh giá hiệu quả kinh tế

Hệ thống canh tác thử nghiệm tôm Sú - tôm Thẻ được nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến, đầu tư thấp hơn nuôi thâm canh. Tôm Sú thả trong mùa nắng, năng suất đạt 365 kg/ha, lợi nhuận đạt 48 triệu đồng/ha/năm. Sau thu hoạch tôm Sú, độ mặn nước ao nuôi giảm, phù hợp cho việc thả nuôi tôm Thẻ, lợi nhuận đạt 28 triệu đồng/ha/năm. Tổng cộng hệ thống canh tác thu lợi nhuận 66 triệu đồng/ha/năm (Bảng 4.14). Tỷ suất của lợi nhuận biên tế là 547%, sau khi thu hồi vốn, lợi nhuận tăng cao được tính từ mô hình tôm Sú - tôm Thẻ so với đầu tư mô hình tôm Sú 2 vụ. Ghi nhận từ phỏng vấn hộ dân nuôi chuyên quảng canh tôm Sú, trước khi tham gia hệ thống canh tác thử nghiệm, lợi nhuận đạt 45,4 triệu đồng/ha/năm. Trong thực tế, vào mùa mưa,

Vụ tôm Sú Vụ tôm Thẻ

độ mặn của nước giảm, nông dân vẫn tiếp tục nuôi tôm Sú vụ 2, môi trường nuôi kém thích hợp hơn, vì thế dễ phát sinh dịch bệnh. Như vậy, hệ thống canh tác chuyên tôm Sú - tôm Thẻ nuôi theo hình thức quảng canh cải tiến là hệ thống canh tác hợp lý, đạt lợi nhuận cao hơn so với mô hình canh tác hiện tại của nông dân là hai vụ tôm Sú.

Ngoài hiệu quả về kinh tế, thì hệ thống canh tác còn mang lại hiệu quả về môi trường. Theo hệ thống canh tác nuôi truyền thống một vụ tôm Sú mùa nắng, sau thu hoạch và tiếp tục thả nuôi mùa mưa, nên không có thời gian cắt vụ để cải tạo ao, bùn đáy ao có lượng H2S cao, gây bất lợi cho môi trường sống của tôm (Koopmanschap and Vullings, 1996; Benthem, 1998). Đối với hệ thống canh tác thử nghiệm này, sau vụ nuôi thu họach tôm Sú cải tạo ao, sau đó thả nuôi tôm Thẻ ở mùa mưa, độ mặn thấp phù hợp cho sự phát triển của tôm Thẻ. Vì thế hệ thống canh tác tôm Sú - tôm Thẻ cần thiết được phổ biến nhân rộng.

Bảng 4.14 Hiệu quả kinh tế mô hình tôm Sú - tôm Thẻ

Đơn vị tính: ngàn đồng/ha

Hạng mục

Hệ thống canh

tác đối chứng Hệ thống canh tác thử nghiệm Tôm Sú 2 vụ Tôm Sú Tôm Thẻ Mô hình

Tổng chi phí 39.560 24.290 21.000 45.290

Năng suất (kg/ha) 680 585 300 -

Giá bán (ngàn đồng/kg) 125 125 130 -

Tổng thu nhập 85.000 73.125 39.000 112.125

Lợi nhuận 45.440 48.835 18.000 66.835

Tỷ số B/C 1,14 2,01 0,85 1,47

Chi phí biên tế MC 5.730

Lợi nhuận biên tế MR 31.395

Tỷ suất lợi nhuận biên tế

MRR (%) 547

Kết quả phân tích SWOT

Qua kết quả điều tra 20 hộ tham gia mô hình tôm Sú - tôm Thẻ cho thấy, tổng thu khoảng 96,3 - 167,5 triệu đồng/ha; tổng chi 10,1 - 119,7 triệu đồng/ha; lợi nhuận 6,8 - 71,3 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn -0,7 đến 1,12. So với mô hình canh tác thử nghiệm thì cao hơn (lợi nhuận 76,8 triệu đồng/ha; hiệu quả đồng vốn 1,69).Đối với mô hình tôm Sú - tôm Thẻ kết hợp, phù hợp với điều kiện đất đai, người dân có kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi tôm nên

năng suất khá ổn định, kết hợp nhiều loài thủy sản tạo nên hệ thống canh tác khá bền vững, ít rủi ro.

Tuy nhiên, người dân vẫn gặp khó khăn trong vấn đề tiếp cận nguồn vốn vay, thiếu nguồn tôm giống có chất lượng, hạn chế trong việc áp dụng kỹ thuật mới nên không xử lý kịp thời dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng. Bên cạnh đó, thị trường không ổn định, nguồn nước bị ô nhiễm, dịch bệnh ngày càng tăng là những rủi ro lớn mà người dân phải đối mặt.

Với những thách thức trên, chính quyền địa phương có chính sách quy hoạch các vùng nuôi, thành lập các trung tâm giống đạt chất lượng cao nhằm cung cấp nguồn giống tốt và sạch bệnh cho người dân, hạn chế dịch bệnh trên diện rộng. Ngoài ra, địa phương thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn kỹ thuật cho người dân, đặc biệt là các kỹ thuật phòng và trị các loại bệnh phổ biến ở con tôm để ổn định năng suất cho người dân. Bên cạnh đó, việc hỗ trợ vốn đầu tư và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng giúp cho người dân chủ động nguồn nước mặn không bị ô nhiễm là những biện pháp thiết thực để hỗ trợ người dân

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 105)