Các chỉ tiêu đất trong mô hình canh tác

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 34)

2.5.2.1 pH

Theo Boyd (1998), giá trị pH của đất từ 6,5 - 7,5 là thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tôm nuôi và thủy sinh vật. Tại vùng ĐBSCL, các huyện ven biển phát triển mạnh với nghề nuôi thủy sản, kết quả phân tích chất lượng môi trường đất trong ao nuôi thủy sản tại huyện Vĩnh Châu và Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng cho thấy giá trị pH đất đáy ao dao động trong khoảng 7 - 8 có giá phù hợp thủy sản (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010).

2.5.2.2 EC

Tổng muối hòa tan trong đất được xác định bằng cách trích đất bão hòa giúp xác định EC đất. EC đất canh tác lúa - tôm thường thấp hơn so với EC đất bán thâm canh và thâm canh (Tất Anh Thư và Võ Thị Gương, 2010). Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Tuấn Anh (2010) tổng muối hòa tan trong đất trên các mô hình nuôi tôm tại các huyện ven biển tỉnh Sóc Trăng rất cao ở đầu vụ nuôi, dao động từ 5,47 - 12,83‰, tuy nhiên vào cuối vụ tôm, tổng muối hòa tan giảm so với đầu vụ ở mô hình tôm quảng canh cải tiến, bán thâm canh/thâm canh một và hai vụ do độ mặn trong nước giảm vào mùa mưa làm tổng muối hòa tan trong đất cũng giảm. Tuy nhiên khi nuôi tôm liên tục trong một thời gian dài (trên 10 năm) thì đất mỗi ngày một mặn hơn và đất bị sodic hóa, rất khó khăn để cải tạo cho các loại cây trồng phát triển (Võ Thị Gương

và ctv., 2003).

2.5.2.3 Na+ trao đổi

Đất sodic có tỷ lệ hấp thụ của Na+ so với Ca2+

và Mg2+ là trị số tỷ số hấp phụ Natri (SAR - Sodium Adsorbtion Ratio) trong dung dịch đất được kết hợp để đánh giá phải lớn hơn 13 và quan trọng là lượng Na+ dạng trao đổi trên phức hệ hấp thu cao (ESP > 15%). Đất có lượng Na+

cao sẽ gây bất lợi cho sinh trưởng của cây trồng. Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Hữu Kiệt (2008) về chất lượng đất và nước các mô hình canh tác vùng nuôi tôm thuộc huyện Mỹ Xuyên, Long Phú và Vĩnh Châu tỉnh Sóc Trăng thì đất canh tác mô hình hai vụ lúa và ba vụ lúa, mô hình tôm lúa đất chưa bị sodic nhưng đất ở các mô hình canh tác tôm quảng canh cải tiến, tôm thâm canh/bán thâm canh

một vụ, tôm thâm canh/bán thâm canh hai vụ có giá trị ESP > 15% đất đã bị sodic.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)