Đánh giá một số đặc tính chất lượng môi trường đất, nước trong các hệ

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 62)

Đề tài được thực hiện từ năm 2011 đến năm 2014 trên vùng nhiễm phèn mặn thuộc huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre, gồm 3 tiểu vùng sinh thái I, II và III (Hình 3.2).

Tiểu vùng I (vùng ngọt): Diện tích khoảng 11.565 ha. Từ xã Bình Thạnh đến thị trấn Thạnh Phú là vùng được ngọt hoá, canh tác được 2 vụ lúa có nơi 3 vụ. Có những xã địa hình cao nhưng vẫn chủ động được nước. Đây là tiểu vùng có tuyến đê bao của Dự án cụm ngọt hóa Quới Điền thuộc Dự án 418 của Chính phủ, tiểu vùng này được quy hoạch ngọt, không đưa nước mặn vào đồng ruộng.

Tiểu vùng II (vùng lợ): Diện tích khoảng 10.000 ha. Từ xã Bình Thạnh hướng trở ra biển đến xã An Điền, An Nhơn là vùng xen lẫn mặn - ngọt, hay gọi là vùng lợ, sản xuất 1 vụ lúa kết hợp nuôi tôm Sú hoặc tôm Thẻ chân trắng.

Tiểu vùng III (vùng mặn): Diện tích khoảng 21.000 ha. Từ xã An Nhơn hướng trở ra biển, sản xuất chuyên tôm, cua, nghêu, tôm nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến, rừng ngập mặn.

Khảo sát đặc tính môi trường đất

Đánh giá môi trường đất trong thời gian bị nhiễm mặn. Đất được thu từ ruộng thử nghiệm trồng lúa - bắp (vùng ngọt) và các ao tại các mô hình nuôi tôm (ngọt, lợ, mặn) ở độ sâu 0 - 20 cm. Mẫu đất được thu bằng dụng cụ trong phòng thí nghiệm, mỗi mô hình tiến hành lấy nhiều điểm khác nhau sau đó trộn đều thành một mẫu lớn mang về phòng phân tích.

Các chỉ tiêu phân tích đất gồm pH, EC, Na+

trao đổi, phần trăm Na+ trao đổi (ESP).

Hình 3.2 Bản đồ hành chính của Huyện với điểm nghiên cứu

Khảo sát đặc tính môi trường nước

Đánh giá sự biến động về hóa, lý và độ mặn trong vụ canh tác. Mẫu nước được thu trong từng tiểu vùng, vị trí thu mẫu nước trùng với các vị trí thu mẫu đất ao nuôi thủy sản. Thu mẫu nước qua chai có dung tích 1 lít, trước khi thu mẫu, chai được rửa sạch, tráng lại một lần bằng nước của ao thu mẫu, đậy nắp chai lại, ấn sâu vào nước khoảng 20 - 30 cm, mở nắp cho nước tràn đầy vào chai và đậy nắp lại, sau đó mẫu được trộn đều và lấy một mẫu tổng hợp, cố định bảo quản mẫu theo yêu cầu của từng chỉ tiêu phân tích. Đối với chỉ tiêu H2S cũng thực hiện quy trình tương tự, tuy nhiên nước được thu sát đáy ao, mẫu nước được cố định bằng chai nút mài có dung tích 50 ml cho vào chai 2 giọt Zinc acetate 2N, sau đó dùng NaOH đưa lên pH = 9 bằng giấy đo pH (Clesceri et al., 1998).

Mẫu nước được thu trong 3 đợt: đầu vụ, giữa vụ, cuối vụ nuôi thủy sản, trong năm 2012. Các chỉ tiêu phân tích gồm pH, EC, đạm hòa tan, lân hòa tan, độ kiềm, H2S, COD.

Một phần của tài liệu Đánh giá chất lượng môi trường đất, nước và xây dựng hệ thống canh tác thích hợp trên đất nhiễm phèn mặn ở huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre (Trang 62)