Thực trạng đời sống văn hóa của công chức

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

Việc xây dựng văn hóa ứng xử công sở ở các cơ quan hành chính nhà nước thực chất là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức ứng xử có văn hoá với tất cả các mối quan hệ.

Ngoài những tiêu chí, đức tính chung của con người mới XHCN như Hội nghị Trung ương 5 (khoá VIII) đã nêu ra, đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính nhà nước cần phải có một số yêu cầu khác như đức tính tận tâm, tận tụy, chu đáo trong quá trình phục vụ nhân dân; công tâm, công bằng, minh bạch trong giải quyết các lợi ích của công dân; ý thức, tinh thần, trách nhiệm làm việc đến nơi đến chốn. Theo đó, những gì người dân chưa biết, chưa hiểu, chưa rõ và cả những gì người dân yêu cầu, đòi hỏi “vượt mức,” thì phải biết lựa lời tuyên truyền, giải thích kỹ lưỡng, thấu đáo với thái độ hoà nhã, ân cần, niềm nở.

Cán bộ, công chức là những người thay mặt nhà nước thực hiện quyền lực của nhà nước, đưa luật pháp vào cuộc sống, trực tiếp giao tiếp và đáp ứng mọi nguyện vọng chính đáng của người dân. Khi giao tiếp với công dân, tổ chức, văn hóa ứng xử công vụ thể hiện qua việc nói năng nhỏ nhẹ, thân thiện; hướng dẫn các thủ tục giải quyết công việc cho công dân, tổ chức tận tình, cụ thể; biết lắng nghe những thắc mắc, kiến nghị và phúc đáp một cách rõ ràng, lịch sự.

Hiện nay, đa số các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện giao dịch với công dân, tổ chức trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận và trả kết quả. Ở những nơi này, cán bộ cần có thái độ mềm mỏng, nắm vững các thủ tục để hướng dẫn cặn kẽ cho người dân, tổ chức để đỡ mất công đi lại nhiều lần. Cán bộ tiếp dân cần làm việc đúng giờ, tránh tình trạng khách đã chờ mà cán bộ, công chức còn tán gẫu với nhau. Và đặc biệt phải đảm bảo đúng hẹn trong việc trả kết quả để tạo uy tín và niềm tin cho công dân, tổ chức.

71

Văn hoá ứng xử công sở thể hiện bởi đạo đức phẩm chất của cán bộ, công chức và lòng nhiệt tình phục vụ nhân dân, lịch sự, tôn trọng người dân; giải quyết công việc theo đúng chức năng, thẩm quyền, không thiên vị, cơ hội, tư lợi cá nhân. Bên cạnh đó, cán bộ, công chức cần phải có tác phong hiện đại, phù hợp nếp sống văn minh, giải quyết công việc đến nơi đến chốn; tôn trọng và làm theo pháp luật, thực hiện nội quy cơ quan, công sở... để thực sự là công bộc của dân.

Bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động xây dựng đời sống văn hóa trong CNVCLĐ vẫn còn những yếu kém, bất cập: Việc đầu tư chỉ đạo về cơ sở vật chất cho phong trào xây dựng đời sống văn hóa, nhất là ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, ở các doanh nghiệp ngoài nhà nước chưa được quan tâm đúng mức; việc xây dựng đời sống văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động có nơi, có lúc còn hình thức, chưa đi vào chiều sâu, chất, chất lượng chưa cao; cơ sở vật chất kỹ thuật cho việc xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở trong công nhân, viên chức, lao động còn nghèo nàn và thiếu thốn; những tiêu cực xã hội và tệ nạn xã hội trong công nhân, viên chức, lao động còn diễn biến phức tạp, chưa được ngăn chặn kịp thời; đội ngũ cán bộ quản lý, tổ chức các hoạt động văn hóa trong công nhân, viên chức, lao động còn thiếu, năng lực trình độ, nghiệp vụ còn yếu.

Nói đến công sở là nói đến văn minh công sở, là nói đến nếp sống, đến ý thức và bản lĩnh sống của mỗi người. Công sở - ấy là chỗ để mọi người cùng lao động, suy nghĩ để hoàn thành chức năng, công việc được giao. Do vậy, yêu cầu tối thượng đặt ra đối với mỗi thành viên trong cộng đồng ấy là lòng tự trọng, ý thức tự giác, phục tùng kỷ luật, tôn trọng lẫn nhau để sao cho mỗi cá nhân phát huy hết được năng lực sáng tạo, tính độc lập, tự chủ trong công việc, giúp cho công việc cơ quan đạt chất lượng cao nhất.

Do những đặc điểm trên mà yêu cầu đặt ra đối với mỗi công sở rất khắt khe. Một công sở đạt tiêu chuẩn phải là nơi có môi trường tốt về ngoại cảnh,

72

về nội thất và cả về phương tiện làm việc. Đặc biệt, đó phải là nơi môi trường văn hoá được đề cao; ở đấy mỗi thành viên sống, làm việc trên tinh thần tự giác chấp hành quy định của cơ quan, sống có văn hóa, có kỷ cương, tôn trọng pháp luật.

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề văn hoá công sở ở nhiều nơi còn bị xem nhẹ. Có những công sở để cỏ mọc đầy cả lối đi; lại có nơi công việc chung lẫn lộn với việc riêng, người thì cắm cúi làm việc, người lại nói chuyện riêng, tiếng oang oang. Lại có nơi phòng làm việc chung, phòng họp đông người nhưng rồi một đấng nam nhi hút thuốc lá, liên tục nhả khói mù mịt khắp phòng. Rồi thì có những CBCC,VC thiếu ý thức tôn trọng tập thể, sống theo kiểu tự do cho cá nhân nên mạnh ai nấy sống, gặp dồng nghiệp, nhân dân chẳng chào, đi trễ về sớm không báo cáo người có trách nhiệm đơn vị, khiến người chung quanh khó chịu, vân vân và vân vân... Nơi nào cách làm việc như vậy, hiệu quả công việc kém chất lượng là điều khó tránh khỏi.

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)