Môi trường văn hóa công sở là sự thống nhất hài hoà giữa các yếu tố không gian và cấu trúc công sở, vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể để triển khai các điều kiện vừa thực hiện chức trách của CBCCVC và chức năng của công sở, vừa tạo điều kiện thuận lợi cho văn hóa ứng xử công sở được thực hiện để đạt hiệu quả công việc ngày càng cao.
Cho đến nay, chỉ có các công sở trung ương hay một số công sở của cấp tỉnh thành phố, một số đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng mới bắt đầu chú ý xây dựng môi trưpng văn hóa công sở hay đã được thừa hưởng môi trường văn hóa công sở. Nhờ đó đã góp phần tích cực giúp CBCCVC hoàn thành tốt trách và chức năng của mình. Tuy thế, do điều kiện còn khó khăn, thiếu thốn, đặc biệt là thiếu không gian để triển khai thực hiện môi trường văn hóa công sở nên hầu như đa số các công sở công quyền, đặc biệt là công sở công quyền chuyen môn, sự nghiệp còn không dồng bộ, thiếu thốn, thậm chí không đủ diện tích để triển khai các phương tiện làm công cuộc cho CBCCVC hoạt động.
66
Không gian công sở là khoảng diện tích của công sở đó được quền sử dụng. Đó là nhà (văn phòng) để cho các CBCCVC thực thi chức trách và chức năng của mình; diện tích đủ đặt các phương tiện cần thiết làm công cụ cho CBCCVC hoạt động; lối đi trong công sở và giữa các công sở (nếu các công sở liền nhau và có liên quan trực tiếp hay có quan hệ nhiều), sân thư giãn giữa giờ làm việc; nơi đỗ các phương tiện cho CBCCVC và khách đến công tác (nếu điều kiện cho phép).
Cấu trúc công sở là kiến trúc của công sở, bảo đảm tính hợp lí, tiện lợi, hữu ích cho CBCCVC của công sở hoạt động. Nếu được thiết kế ban đầu cần phải tính đến các yếu tố đó. Nếu được phân phối hoặc tiếp nhận của đơn vị trước thì bố trí sao cho tối ưu nhất.
Các yếu tố vật chất và tinh thần, vật thể và phi vật thể để chỉ những trang thiết bị cho hoạt động của công sở. Xã hội càng tiến bộ, văn minh thì trang thiết bị cũng thay đổi theo vừa hiện đại, vừa tăng số lượng để đơn giản hoá hoạt động của CBCCVC. Nếu có điều chỉnh khi thiết kế các công sở công quyền hành chính, chúng ta cần dự kiến được sự biến đổi này để định kì có thể bổ sung các yếu tố đó cho các công sở.
Theo nhà nghiên cứu Hồ Sỹ Quý: “Môi trường văn hóa là khái niệm đặc biệt của môi trường xã hội. Khái niệm môi trường văn hóa được dùng với nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ đời sống con người xét về phương diện văn hóa, nghĩa là gần trùng với khái niệm môi trường xã hội về mặt phạm vi, chỉ khác khía cạnh xem xét là văn hóa, chứ không phải là ở các mặt khác. Rất ít khi môi trường văn hóa chỉ được hiểu là gồm các hoạt động thuần túy văn hóa. Trong khi đó, các khái niệm khác thuộc môi trường xã hội lại được sử dụng theo nghĩa hẹp hơn và có phần chặt chẽ hơn, chẳng hạn, môi trường pháp lý, môi trường kinh tế, môi trường giáo dục, môi trường đạo đức… Và môi trường văn hóa là khái niệm chỉ mới được sử dụng phổ biến trong những
67
năm gần đây, là một trong những vấn đề mới, nảy sinh trong đời sống xã hội hiện đại”.
Văn hóa một khi đã hình thành, cũng là môi trường sống của con người. Nếu môi trường tự nhiên và môi trường xã hội là điều kiện cho sự hình thành và phát triển của môi trường văn hóa thì ngược lại môi trường văn hóa mỗi khi đã xuất hiện lại góp phần rất lớn trong việc tạo ra thế ứng xử và lối ứng xử của con người trong việc không ngừng cải thiện môi trường tự nhiên và xã hội.
Môi trường văn hóa quen thuộc của một cộng đồng người bao giờ cũng gắn với các truyền thống đã có ý nghĩa trường tồn của một cộng đồng ấy và với hệ thống các giá trị được toàn thể cộng đồng công nhận.
Xây dựng môi trường văn hóa công sở
Quán triệt Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Các địa phương, các ngành và các cấp đẩy mạnh công tác xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở một cách rộng khắp và thường xuyên. Tổ chức nhiều phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và đã tạo được những kết quả quan trọng trong xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở và xây dựng môi trường sống lành mạnh; đẩy lùi, phòng chống các tệ nạn xã hội nghiêm trọng. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống được giữ gìn, phát huy tốt đẹp; hạn chế, loại bỏ dần những thủ tục; từng bước xây dựng nếp sống văn minh đối với cá nhân, gia đình, cộng đồng dân cư, đơn vị làm việc, sinh hoạt. Các giá trị văn hóa ngày càng thể hiện rõ hơn vai trò tích cực, tác động mạnh vào các lĩnh vực của đời sống xã hội. Sự tham gia rộng khắp, tự giác của đông đảo nhân dân tạo nên những nét đẹp mới trong chuẩn mực văn hóa và trong nhân cách con người Việt Nam như: nếp chào cờ đầu tuần nơi công sở, nếp văn minh công sở, gia đình văn hóa, ấp, khu phố văn hóa, đường phố văn hóa, chợ văn minh, gương người tốt việc tốt...
68
Vai trò của môi trường văn hóa công sở đối với văn hóa ứng xử:
Ngày nay, hầu hết chúng ta đều coi văn phòng công sở là ngôi nhà thứ hai của mình. Làm thế nào để những người đồng nghiệp là đồng chí thân thiện của nhau, để công sở trở thành môi trường tốt cho phát triển nhân cách con người? Văn hóa công sở đang là mối quan tâm chính của nhiều cán bộ, công chức hiện nay.
Văn hóa công sở có thể được hiểu là những quy tắc, các chuẩn mực ứng xử của các cán bộ, công chức với nhau và với các công dân tới cơ quan hành chính, nhằm phát huy tối đa năng lực của những người giao tiếp để đạt hiệu quả cao nhất trong công việc tại công sở. Khi văn hóa công sở của cán bộ, công chức được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc cũng sẽ cao hơn.
Văn hóa nơi công sở không chỉ thể hiện đạo đức, phẩm chất của cán bộ công chức, viên chức trong thực thi nhiệm vụ, mà còn thể hiện trình độ văn hóa của mỗi người. Văn hóa công sở không đồng nghĩa với trình độ học vấn và đáng tiếc là, không phải lúc nào cũng tỉ lệ thuận với học vấn. Bởi thế, số công chức, viên chức có trình độ học vấn chiếm tỉ lệ cao, nhiều người bằng cấp đầy mình, nhưng vẫn bị coi là "vô học" bởi thiếu văn hóa trong cách làm việc, cách ứng xử với đồng nghiệp, với người dân.
Thay vì là những người có trách nhiệm phục vụ nhân dân, cái tư duy cửa quyền, phong cách "ban phát" khi tiếp xúc với người dân dường như đang "mặc định" trong đầu nhiều cán bộ Nhà nước.
Quy chế văn hóa công sở tại các cơ quan hành chính Nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành đã quy định từ thái độ tiếp dân, đến việc bố trí nơi để phương tiện giao thông của người đến giao dịch, làm việc, mà không thu phí, nhưng không phải nơi nào và người nào cũng tôn trọng pháp luật, quy định của cơ quan, công sở, để là công bộc của dân đúng nghĩa. Thái độ ban phát không là "đặc quyền" của nhiều người có chức vị trong cơ quan.
69
Sự tùy tiện nơi công sở của nhiều cán bộ thể hiện đầu tiên là đi muộn, về sớm. Có những người chả mấy khi không đi muộn với điệp khúc do "tắc đường", dù ai cũng biết mười mươi không phải thế. Để rồi, giữa lúc mọi người đang tập trung làm việc, thì bỗng lại bị xáo trộn vì cửa mở toang, mang theo sự ồn ào của một người đi muộn.
Qua thực tiễn khảo sát xã hội học cho thấy, có đến 70% nhân viên trong các công sở không cảm thấy vui vẻ khi làm việc. Có hai nguyên nhân chính: một là, họ thấy không được đánh giá cao và không được tôn trọng; hai là, họ cảm thấy phải làm việc trong một môi trường văn hóa không có sức sống.
Xây dựng văn hóa công sở thực chất là xây dựng con người mới. Và chỉ có những cá nhân có năng lực, tài năng, có thái độ cầu tiến, hợp tác vì lợi ích chung... mới được coi là tài sản. Để làm tốt vấn đề này, không chỉ tập trung làm tốt các vấn đề tiền lương, chế độ đãi ngộ mà còn tạo lập môi trường và động cơ làm việc. Cụ thể như tạo ra không gian cho các hoạt động tập thể cả trong chuyên môn, cũng như các hoạt động giao lưu giữa các cá nhân, tổ, nhóm với nhau với mục tiêu tăng cường sự hợp tác, trao đổi sáng kiến, kinh nghiệm... để hoàn thành nhiệm vụ chức năng của tổ chức. Qua đó, tạo được cơ hội để mỗi thành viên có thể khẳng định vị thế và thăng tiến trong tổ chức. Như vậy, công sở muốn hoạt động có hiệu quả, phát huy hiệu lực và phát triển ngày càng tốt thì phải dựa vào trình độ học vấn, trình độ văn hóa ứng xử giữa người với người của các quan hệ trong công sở. Các thành viên trong công sở gắn bó với nhau bằng sự chi phối của cơ cấu tổ chức, công việc, lợi ích, tình cảm mang tính nhân văn phục tùng, tôn trọng, tự nguyện làm việc, trách nhiệm. Hoàn thiện xây dựng văn hóa công sở hiện nay có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt, nó thể hiện đến chất lượng, hiệu quả khi xử lý và giải quyết mọi công việc, xây dựng lề lối làm việc khoa học của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm góp phần vào quá trình cải cách hành chính mà Nghị quyết Trung ương 5 (khoá X) của Đảng đã đề ra.
70