Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh là tạo lập một môi trường sống tốt đẹp, trong sạch, lành mạnh, nhân văn, loại bỏ các mặt, yếu tố hiện tượng tiêu cực trong giải quyết các quan hệ xã hội.
Ứng xử văn hóa nơi công sở bị quy định bởi những điều kiện của hoàn cảnh lịch sử và các mối quan hệ cụ thể trong một môi trường xã hội cụ thể. Cần tạo ra sự gương mẫu trong ứng xử văn hóa công sở để tạo thành thói quen ứng xử có văn hóa nơi công sở. Không ngừng hoàn thiện các chuẩn mực về văn hoá ứng xử công sở. Muốn để cho mỗi thành viên trong công sở ứng xử văn hóa một cách thống nhất và có hiệu quả thì phải có một hệ thống chuẩn mực ứng xử và không ngừng được bổ sung hoàn thiện.
Cùng với xây dựng thì đồng thời phải thường xuyên giữ vững và củng cố, phát huy các chuẩn mực giá trị văn hoá ứng xử công sở, làm cho các chuẩn mực về ứng xử văn hóa công sở không ngừng được bổ sung.
Tăng cường và nâng cao văn hoá ứng xử công sở, tạo ra bầu không khí dân chủ, đoàn kết, kỷ luật trong công sở, tạo điều kiện củng cố nhận thức, thái độ, tình cảm của những thành viên trong công sở nhằm loại bỏ, chuyển hoá
81
những hành vi, thói quen giao tiếp không phù hợp, đồng thời tiếp nhận những giá trị mới, tạo nên sự chuyển biến trong lối sống, trong giao tiếp ứng xử nơi công sở.
Thực tiễn cho thấy, khi nền kinh tế thị trường từng bước hình thành, phát triển và hoàn thiện thì các mối quan hệ xã hội, trong đó có quan hệ giữa bộ máy công quyền, người thừa hành công vụ và người dân cũng trở nên đa dạng và phức tạp hơn. Trong khi trình độ dân trí đã được nâng lên thì mức độ, yêu cầu đòi hỏi của nhân dân đối với bộ máy công quyền cũng cao hơn trước rất nhiều.
Việc xây dựng nếp ứng xử có văn hóa ở các cơ quan hành chính Nhà nước thực chất là xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hành xử có văn hóa trong mối quan hệ với người dân, để làm cho bộ máy nhà nước ngày càng có nền nếp văn hóa trong sạch, lành mạnh.
Xây dựng được nền văn hóa công sở trong các bộ máy hành chính các cấp phải thông qua nhiều biện pháp đồng bộ về giáo dục, tư tưởng, tổ chức, con người, chính sách, cơ chế, tài chính... Trong đó, việc quan tâm chăm lo xây dựng con người có ý nghĩa quyết định nhất. Con người ở đây chính là đội ngũ cán bộ, công chức được đào tạo chính quy, cơ bản, có đủ kiến thức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ để làm việc và có những phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tương xứng để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Xây dựng và thực hiện có hiệu quả văn hóa công sở trong các cơ quan hành chính Nhà nước là thiết thực góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; xây dựng Nhà nước ta thực sự là Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân; từng bước nâng cao địa vị quyền là chủ và làm chủ của nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, xây dựng
82
niềm tin và sự gắn bó mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân, tăng cường sự đồng thuận xã hội và tạo động lực thúc đẩy sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
Sự chọn lọc hành vi ứng xử cho phù hợp với công việc, với mọi người hình thành văn hóa công sở, hình thành môi trường văn hóa công sở.
Công sở là nơi cán bộ, công chức (CBCC) hàng ngày tiếp xúc và giải quyết những công việc liên quan đến người dân. Vì vậy, từ nề nếp đến phong cách làm việc và thái độ tiếp cận của đội ngũ CBCC đều ảnh hưởng đến hiệu quả công việc và hiệu lực quản lý nhà nước. Bên cạnh những yếu tố mang tính chuyên môn, kỹ thuật tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc của người dân thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng. Môi trường làm việc, thái độ phục vụ cũng như cách thức giao tiếp, ứng xử đối với người dân của đội ngũ CBCC sẽ tạo nên bầu không khí bình đẳng thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại.
Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa CBCC - người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa CBCC với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Khi văn hóa công sở của CBCC được nâng cao thì nấc thang văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc chắc chắn cũng sẽ được nâng cao. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của một xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nền nếp, kỷ cương; mỗi người công chức đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao.
Một bộ phận cán bộ công chức chưa nhận thức được công việc của họ là phục vụ người dân, những người đang nộp thuế để trả lương cho họ. Mặt
83
khác, công chức nước ta vẫn thiếu các kỹ năng thiết lập giao tiếp phi ngôn ngữ; họ chưa biết nói chuyện bằng ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ thay vì làm cho ánh mắt của mình dễ chịu, thân thiện, họ lại thường mang khuôn mặt lạnh lùng. Còn người dân khi đến các công sở thường e dè, ngượng nghịu, chưa chủ động tìm hiểu quy trình, luật lệ, chính tâm lý thụ động này cũng tác động đến thái độ của công chức.
Thực trạng trên cho thấy, nhận thức về văn hóa công sở của các ngành, các cấp, các địa phương chưa đầy đủ, không thấy được mối liên hệ qua lại giữa trình độ văn hóa công sở với hiệu quả, năng suất của công việc tại công sở.