Cơ chế hoạt động: Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lí, Nhân dân

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

dân làm chủ

Đảng - Nhà nước - nhân dân là ba bộ phận cơ bản, ba chủ thể chủ yếu tạo nên chế độ xã hội và hệ thống chính trị ở Việt Nam. Mối quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và nhân dân luôn được Đảng ta quan tâm xây dựng phát triển và củng cố.

Dự thảo cương lĩnh (bổ sung và phát triển 2011) đã nêu rõ, trong quá trình thực hiện phương hướng cơ bản xây dựng chủ nghĩa xã hội phải chú trọng nắm vững và giải quyết tốt mối quan hệ giữa "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ". Để tiếp tục giải quyết và xử lý đúng đắn mối quan hệ

50

giữa "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" trong thời kỳ mới của đất nước cần thực hiện tốt những việc sau:

Một là, nhận thức rõ về mối quan hệ "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" phù hợp với đặc điểm của thời kỳ mới ở nước ta. Nhân dân làm chủ là yếu tố trung tâm của mối quan hệ giữa "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ" bởi vì mọi hoạt động của Đảng và Nhà nước đều từ nhân dân, và vì nhân dân. Người dân thực hiện quyền làm chủ của mình không chỉ thông qua bộ máy nhà nước, mà họ còn tự mình thực hiện quyền ấy. Sự lãnh đạo của Đảng chủ yếu phải thông qua Nhà nước chứ không phải lãnh đạo với tư cách là một chủ thể độc lập đứng bên ngoài hay đứng trên Nhà nước bằng mệnh lệnh, quyền uy chỉ đạo cụ thể đối với các cơ quan nhà nước. Điều này có nghĩa rằng, Đảng phải hóa thân vào Nhà nước, nắm giữ các cương vị của bộ máy nhà nước. Đảng phải phát huy vai trò và trách nhiệm cá nhân của từng đảng viên ưu tú của Đảng, được nhân dân tín nhiệm bầu ra, nhân dân chính thức giao quyền. Đảng lãnh đạo nhân dân bằng công tác tuyên truyền, thuyết phục và chứng minh cho nhân dân thấy tính đúng đắn và tính khoa học trong các đường lối, quyết sách của mình. Để có thể thực hiện chức năng quản lý nhà nước của mình, Nhà nước phải được tổ chức thành các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp để đảm bảo "lao động" quyền lực được phân công một cách hiệu quả. Nguyên tắc ở đây là Nhà nước tồn tại để phục vụ nhân dân, chứ không phải nhân dân tồn tại để phục vụ Nhà nước. Trong một xã hội dân chủ thì nhà nước phải là người bảo vệ quyền công dân, quyền con người chứ không phải để tước đoạt và ngăn cấm công dân thực hiện quyền dân chủ của mình. Do vậy, tư duy mới phải đặt "nhân dân" vào trung tâm của mối quan hệ này; sự lãnh đạo của Đảng; sự quản lý của Nhà nước đều xuất phát từ nhu cầu dân chủ của người dân, phục vụ lợi

51

ích của nhân dân và là những đảm bảo quan trọng để nhân dân thật sự là chủ và thật sự làm chủ.

Hai là, cần xác định rõ hơn mối quan hệ giữa Đảng cầm quyền và Nhà nước pháp quyền trong việc thực hiện quyền lực của nhân dân. Đảng và Nhà nước đều là những tổ chức thực hiện các ủy quyền quyền lực của nhân dân. Quyền lực nhà nước và quyền lực của Đảng đều bắt nguồn từ quyền lực của nhân dân, do vậy, Đảng trong vai trò Đảng cầm quyền không bao hàm ý nghĩa Đảng là cấp trên của Nhà nước, đứng lên trên Nhà nước, quyết định các công việc của Nhà nước.

Ba là, tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa mối quan hệ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Cơ chế "Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ" chỉ có thể vận hành và đưa lại kết quả thiết thực khi các quan hệ giữa Đảng, nhân dân, Nhà nước được phân biệt rành mạch về quyền và trách nhiệm của mỗi chủ thể thông qua một hệ thống thể chế xác định. Điều này đòi hỏi phải thể chế hóa vai trò, trách nhiệm lãnh đạo của Đảng, vai trò, trách nhiệm quản lý của Nhà nước và địa vị làm chủ, hình thức, phương thức làm chủ của nhân dân bằng một hệ thống các văn bản pháp luật, các quy chế quan hệ cụ thể giữa Đảng với Nhà nước và nhân dân.

Bốn là, bảo đảm quyền làm chủ và tăng cường năng lực làm chủ của nhân dân trong việc triển khai mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhân dân làm chủ, Nhà nước quản lý. Để bảo đảm được quyền làm chủ của người dân trong mối quan hệ với Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới cần xây dựng cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước của người dân với phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" không chỉ là mô thức thực hiện dân chủ ở cơ sở, mà cần phải trở thành phương châm thực hành dân chủ ở mọi cấp.

52

Để có thể trở thành phương châm dân chủ có tính phổ quát ở tất cả các cấp, nhiều nghiên cứu về dân chủ đã đề xuất thay "dân kiểm tra" bằng "dân giám sát" và bổ sung vào phương châm này nội dung: dân quyết định, dân được hưởng để hoàn thiện mô hình tổng quát về dân chủ của người dân: dân biết, dân bàn, dân quyết định, dân làm, dân giám sát và dân được hưởng. Đó chính là sự đề cao vai trò của nhân dân, và là cách ứng xử có văn hóa của Đảng, Nhà nước với nhân dân.

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)