1.2.4.1 Vai trò của người đứng đầu công sở
Theo quy định của pháp luật về người đứng đầu công sở
Người đứng đầu công sở ngoài yếu tố năng khiếu ra thì cần phải có tri thức về chuyên môn, con người, xã hội,…người đứng đầu công sở luôn là những nhân vật tạo nên hình ảnh của cơ quan. Đấy là những nhân vật nòng cốt góp phần tạo nên hình ảnh khác biệt của mỗi cơ quan công sở. Vì vậy mà người đứng đầu công sở được coi là giỏi cần phải có Tài, có Tâm.
Sự tồn tại, phát triển của các công sở phụ thuộc vào người đứng đầu công sở có tài giỏi hay không. Việc xây dựng một nền văn hoá công sở có sự kết hợp hài hoà các giá trị văn hoá vào chiến lược phát triển, phụ thuộc rất lớn vào tài trí, tầm nhìn và tính nhất quán của người đứng đầu công sở..
56
Người đứng đầu công sở phải biết dẫn dắt, tập hợp mọi người tham gia thực hiện các công việc một cách tích cực nhất, khám phá ra những năng lực của cấp dưới và sử dụng chúng trên tinh thần kết hợp hài hòa các lợi ích, tạo cho mọi người những cơ hội để họ làm được những điều tốt đẹp, định hướng sự phát triển của cơ quan, làm cho cơ quan ngày càng phát triển đáp ứng yêu cầu của người dân và của toàn xã hội. Đồng thời, người đứng đầu công sở luôn là chỗ dựa, là nơi mọi người đặt niềm tin, là điểm mà mỗi cán bộ nhân viên nhìn vào mà điều chỉnh hành vi của mình.
Chi phối của người đứng đầu công sở đối với công chức
Để tạo môi trường văn hóa tốt trong công sở, vấn đề quan trọng nhất là người đứng đầu công sở phải tạo được cơ chế tốt để các nhân viên có điều kiện phát triển, một môi trường hòa đồng, thân thiện có tính đoàn kết cao. Có thể tóm tắt như sau:
. Người lãnh đạo cần phải có năng lực chuyên môn cao biết tạo môi trường làm việc năng động cho nhân viên phát huy hết khả năng của mình.
. Người lãnh đạo cần phải biết tôn trọng ý kiến của nhân viên, việc này giúp cho cán bộ nhân viên nhận thấy công việc của họ có ý nghĩa như thế nào đối với cơ quan; họ đã sử dụng kỹ năng nào; họ mong muốn có thay đổi gì trong công việc hiện tại.
. Người lãnh đạo cần phải biết quan tâm đến đời sống của cán bộ nhân viên, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho họ yên tâm công tác, cống hiến hết mình vì công việc.
. Người lãnh đạo cần phải đánh giá, ghi nhận chính xác, kịp thời những thành quả lao động mà nhân viên đạt được, nhằm khuyến khích động viên cán bộ nhân viên phát huy trí tuệ của mình trong công việc.
1.2.4.2. Tác động của người đứng đầu công sở
57
Vai trò của người đứng đầu ở các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị... là rất quan trọng bởi họ phải hội tụ tất cả những phẩm chất cần có mới đủ khả năng đảm nhiệm trọng trách được giao
Việc thực hiện và duy trì nếp sống văn minh, lành mạnh nơi công sở phụ thuộc rất nhiều vào người đứng đầu công sở. Nếu người đứng đầu công sở quan tâm chỉ đạo và thực thi tốt quy chế của văn hóa công sở thì đơn vị sẽ phát triển, đáp ứng yêu cầu của CBCC.
Người đứng đầu phải tuân thủ các nguyên tắc chung, không thể độc đoán hoặc nhân danh "người đứng đầu" để áp đặt, thao túng, triệt tiêu vai trò của tập thể.
Người đứng đầu phải thể hiện được vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình, dám làm, dám chịu trách nhiệm, công tâm, sáng suốt, có uy tín, Các năng lực, có khả năng quy tụ mọi người, nhưng không vì thế mà coi nhẹ việc thực hiện dân chủ và vai trò của tập thể.
Tác động tiêu cực đối với công chức trong ứng xử
Nếu người đứng đầu thiếu trách nhiệm, cẩu thả trong quản lý, lãnh đạo cơ quan thì ở đó chắc hẳn sẽ nảy sinh nhiều điều phiền toái, sai sót. Người đứng đầu không chỉ gương mẫu chấp hành mà còn phải có trách nhiệm tổ chức, triển khai các biện pháp cần thiết để tất cả các thành viên trong cơ quan nghiêm chỉnh thực hiện.
Bên cạnh những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam nói chung và của đội ngũ cán bộ công chức nói riêng như: chủ nghĩa yêu nước, tinh thần đoàn kết, dũng cảm, lối sống trung thực, tình nghĩa, khiêm tốn, giản dị… thì ảnh hưởng của những hạn chế trong văn hóa truyền thống cũng tác động tới tâm lý, lối sống của một bộ phận CBCC như thói gia, quan hệ cấp trên và cấp dưới được coi như quan hệ cha chú với con cháu… Những người mắc bệnh gia trưởng rất ngại làm việc với những cấp dưới khó bảo nhưng lại có trình độ. Hiện tượng cán bộ lãnh đạo khinh thường cấp dưới, sợ cấp dưới hơn
58
mình, tiến bộ hơn mình thực chất là thiếu tin tưởng vào thế hệ trẻ, không muốn họ hơn mình vì sợ mất ghế, lép vế so với thế hệ trẻ, nên họ tham quyền, cố vị. Một số người khi còn là nhân viên bình thường thì chăm chỉ làm việc để phấn đấu trở thành người lãnh đạo, nhưng khi có quyền lực trong tay thì lại có biểu hiện xa rời quần chúng, lời nói và việc làm không thống nhất. Nếu người lãnh đạo có xu hướng áp đặt, hách dịch, kiểm soát gắt gao, xa cách đối với cấp dưới thì cấp dưới sẽ có thái độ không đồng tình, xa lánh và ác cảm với cấp trên. Vì vậy, cấp trên cần có thái độ hòa nhã, thân thiện tạo điều kiện cho việc hoàn thành tốt nhất công việc được giao.