1.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển ứng xử
Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói thích hợp trong quan hệ giao tiếp giữa người với người, giữa người với thiên nhiên. Thuật ngữ văn hóa đặt trước ứng xử có nghĩa là tô đậm chiều cao phẩm chất, chiều rộng quan hệ của người ứng xử. Có con người là có cách ứng xử giữa họ với nhau, giữa họ với môi trường sống. Văn hóa ứng xử được hình thành từ khi văn minh phát triển ở một cấp độ nào đó nhằm diễn đạt cách ứng xử con người đối với thiên nhiên, đối với xã hội và đối với chính mình.
Trong xã hội phong kiến Trung quốc cũng như xã hội Việt Nam: Văn hóa ứng xử chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Nho giáo là học thuyết luân lý nhập thế rất sâu, tạo nên những áp lực tinh thần, tâm lý, niềm tin của con người trong hàng nghìn năm. Đối với vua là “trung quân ái quốc”; đối với cha mẹ là hiếu đễ; thầy giáo là đối tượng được tôn vinh ở vị trí thứ hai sau vua và trước cha (quân, sư, phụ). Nho giáo coi lễ là hạt nhân của tư tưởng thống trị, là danh phận của đẳng cấp phong kiến. Lễ trong quan niệm của Khổng Tử là sửa mình, khôi phục lễ là nhân (khắc kỷ, phục lễ vi nhân). Các nhà tư tưởng nho giáo chủ trương cai trị dân bằng lễ (lễ trị), bởi tiêu chí của giai cấp thống
22
trị bắt mọi người phải làm đúng giáo huấn, những kỷ cương: tam cương, ngũ thường, tam tòng, tứ đức. Song song với học thuyết đạo Nho, nước ta có một nền văn hóa dân gian sáng ngời chủ nghĩa nhân đạo, với triết lý bình dân trong văn hóa ứng xử. Nói về truyền thống nhân nghĩa chúng ta có câu: “Tình sâu nghĩa nặng”, “Tình làng nghĩa xóm”, “Thấu lý đạt tình”. Lý giải về ý thức cộng đồng, người dân viện dẫn: “Chung lưng đấu cật”, “Một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”, “đông tay hơn hay làm”. Giá trị của lòng bao dung, khoan hòa, tâm lý sống bình yên được kết tinh qua nhiều thành ngữ: “Thương người như thể thương thân”, “một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ”, “vì tình, vì nghĩa không ai vì đĩa xôi đầy”, “an cư lạc nghiệp”, “an khang hạnh phúc…”
Là một nhà hiền triết, khi tiếp nhận những giá trị của triết thuyết phương Đông, Bác Hồ là người đầu tiên sử dụng phương pháp biện chứng của chủ nghĩa Mác, thừa nhận những “hạt nhân hợp lý”, gạt bỏ những rào cản phi lý của Nho giáo. Trong ngũ thường (Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), Người không nhắc chữ lễ, bởi phạm trù lễ bao gồm tam cương (Vua tôi, cha con, vợ chồng), tam tòng (phụ nữ ở nhà theo cha, lấy chồng theo chồng, chồng chết theo con). Ngũ thường được Bác Hồ vận dụng gồm năm đức tính của người cách mạng: Trí, Tín, Dũng, Nhân, Liêm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa ứng xử thật phong phú. Nó bao chứa ít nhất ba bình diện: văn hóa ứng xử đối với thiên nhiên, đối với xã hội, đối với chính mình.
Giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa chính là con người, con người có nhân cách văn hóa. Sự hoàn thiện nhân cách là chiến thắng lớn nhất của văn hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy rằng, cuộc chiến đấu vì nhân phẩm và tự do phải đặt lên trên mọi cuộc chiến đấu khác. Tính kinh điển, tính thời sự trong triết lí của Người thật hữu ích đối với chúng ta hôm nay. Văn hóa ứng xử của cá nhân đối với chính mình tóm tắt hai chữ: “tri kỷ” (biết mình), là giá
23
trị làm công dân, mà mỗi người tự xác định, tự giác thực hiện chứ không chờ sự cưỡng bức của luật, sự nhắc nhở của hệ chuẩn xã hội.
Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, quan điểm và cách tiếp cận văn hóa ứng xử ở các nước XHCN Đông Âu và Liên Xô trước đây cũng là một cống hiến vào văn hóa ứng xử. Trong các thập niên 60 - 80 của thế kỷ XX, tại Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu có đến hơn 50 định nghĩa tiêu biểu về lối sống và có thể quy về ba khuynh hướng sau: Khuynh hướng thứ nhất: thường định nghĩa lối sống dựa vào khái niệm hoạt động, hành vi. Ưu điểm khắc họa được đặc điểm cơ bản của lối sống XHCN là coi lao động sáng tạo với tính chất là hạt nhân trong hoạt động sống của con người. Tuy nhiên khuynh hướng này chưa phản ánh đầy đủ được các đặc điểm của lối sống. Khuynh hướng thứ hai: tập trung vào nền tảng của lối sống - đó là các điều kiện vật chất quy định sự tồn tại của con người. Khuynh hướng này không thể hiện rõ được tính chất xã hội, dân tộc, văn hóa cũng như vai trò tích cực của chủ thể trong phạm trù lối sống. Khuynh hướng thứ ba: kết hợp những ưu điểm và khắc phục những nhược điểm của hai khuynh hướng trên. Xem xét lối sống như một dạng hoạt động thực tế của con người trong một xã hội nhất định và cần phải phân biệt nó với những điều kiện của hoạt động sống ấy.
Như vậy, khuynh hướng thứ ba tiếp cận lối sống tương đồng với văn hóa ứng xử.
Ở Việt Nam, theo cách tiếp cận triết học - chính trị thì văn hóa lối sống XHCN nằm trong phạm trù cách mạng tư tưởng - văn hóa và là một đặc trưng cơ bản để phân biệt giữa XHCN với xã hội TBCN. Cơ sở xã hội - kinh tế của lối sống XHCN được xác định là chế độ sở hữu XHCN, tính chất lao động XHCN (lao động tập thể XHCN), quan hệ phân phối XHCN và sự phát triển phúc lợi toàn dân.
Nội dung xây dựng văn hóa lối sống XHCN là quá trình biến thế giới quan, hệ tư tưởng và những tiêu chuẩn đạo đức của giai cấp công nhân thành
24
thế giới quan, hệ tư tưởng và những tiêu chuẩn đạo đức phổ biến đối với tất cả các giai cấp và các tập đoàn xã hội.
Con đường và cách thức xây dựng văn hóa lối sống XHCN là kế hoạch hóa lối sống XHCN, xem đó vừa là tính tất yếu vừa là khả năng, cần phải xây dựng hệ thống các chỉ tiêu phát triển lối sống XHCN.
Ngày nay, trong bối cảnh xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề văn hóa ứng xử cá nhân được xác lập trên cơ sở tôn trọng giá trị bình đẳng giữa giá trị tinh thần với giá trị vật chất, có sự hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng và hiện thực. Ý thức tự giác cá nhân có khi quyết định vận mệnh con người. Không thể một lúc cải tạo được toàn xã hội, nhưng có thể và cần thiết có sự tu dưỡng của mỗi cá nhân. Đòi hỏi cao của bản thân mình là dấu hiệu văn hóa. Ý thức tự giác phải song hành với hành động tự giác. Đó chính là văn hóa ứng xử của cá nhân đối với chính mình một cách hoàn thiện trong bất cứ hoàn cảnh nào.
Ứng xử là từ ghép gồm ứng và xử: ứng là ứng đối, ứng đáp, ứng phó, ứng biến. Xử là xử thế, xử lý, xử sự, hành xử. Ứng xử là phản ứng của con người đối với sự tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định. Ứng xử phụ thuộc vào sự hiểu biết, kinh nghiệm, thói quen và yếu tố văn hóa của xã hội mà cá nhân đang sống. Ứng xử là phản ứng có lựa chọn, tính toán, là cách nói năng cũng như hành động phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt được hiệu quả giao tiếp cao nhất.
Tuy vậy, cách quan niệm ứng xử cũng không ít khác nhau. Dưới góc độ xã hội học: Ứng xử được dùng để chỉ hành động (và nói) như thế nào đó của một vai trò này đối diện với một vai trò khác (vợ-chồng, cha-con, cấp trên-cấp dưới) và đó là những hành động, hoặc gọi là phản ứng, theo một cách tương đối. Từ góc độ tâm lý: Ứng xử được hiểu là cách xử thế nhằm ứng phó với
25
một hoặc nhiều đối tượng nào đó trong mối quan hệ giao tiếp. Trong thực tiễn xã hội: Ứng xử được thể hiện trong một tình huống giao tiếp cụ thể, ứng xử chủ động trong giao tiếp, không chủ động tạo ra hành động, nhưng chủ động trong thái độ, phản ứng trước những thái độ, hành vi, cử chỉ của người khác trong một tình huống cụ thể nào đó.
Cách ứng xử mang tính bản sắc của người Việt Nam là nặng về tình cảm. Đó là đặc trưng của nền văn minh nông nghiệp, lúa nước, làng nghề, thôn dã. Người Việt Nam trọng tình họ hàng, anh em, tình làng nghĩa xóm. Bữa cơm hằng ngày hay ngày giỗ ngày tết của người Việt Nam là một dịp sum họp gia đình. Cả đại gia đình ba, bốn thế hệ quay quần bên mâm cơm chuyện trò thân mật. Người Châu Âu có thể ngạc nhiên với cách sinh hoạt đó, nhưng họ không thể hiểu được đằng sau mâm cơm đó là cả một cơ tầng văn hóa ứng xử của người Việt Nam.
Theo chúng tôi, ứng xử là cách giao tiếp hay quan hệ giữa hai hay nhiều đối tượng trong sinh hoạt xã hội của con người.
Văn hóa ứng xử là khái niệm để chỉ những sáng tạo về lĩnh vực ứng xử trong xã hội loài người và ứng xử giữa con người với vũ trụ. Ứng xử trong xã hội loài người, hay là giữa con người với con người, bao gồm hàng loạt hệ thống cộng đồng làng xã... cho đến những ứng xử khác nhau, như ứng xử trong gia đình, ứng xử trong họ tộc, ứng xử giữa các dân tộc và các quốc gia với nhau; mỗi hệ thống ứng xử có những nguyên tắc và cung cách riêng, nhằm đạt mục đích chung sống hữu hảo với nhau. Còn ứng xử giữa con người với vũ trụ, với thế giới tự nhiên cũng bao gồm rất nhiều hệ thống và vô cùng phong phú, nhằm đạt mục đích cao cả là chung sống ổn định với tự nhiên.
Có nhiều chuyện để nói văn hóa ứng xử của cá nhân đối với xã hội nhưng cốt lõi vẫn là ý thức tự giác và lấy chữ Thiện làm nền tảng trong văn hóa ứng xử của mỗi người chúng ta.
26
Giá trị cao nhất của mọi giá trị văn hóa chính là con người. Sự hoàn thiện nhân cách là chiến thắng lớn nhất của văn hóa. Ở các nền văn hóa khác nhau có hệ chuẩn không giống nhau, nhưng vẫn có giá trị chung. Đối với nước ta, vấn đề văn hóa ứng xử cá nhân được xác lập trên cơ sở tôn trọng giá trị bình đẳng giữa tinh thần và vật chất, có sự hài hòa giữa lợi ích cộng đồng và lợi ích cá nhân, giữa lý tưởng và hiện thực. Đòi hỏi cao của bản thân mình là dấu hiệu văn hóa. Ý thức tự giác phải song hành với hành động tự giác. Đó chính là văn hóa ứng xử.
Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, lối sống, lối suy nghĩ và hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (xã hội). Văn hóa ứng xử là những quy định thành văn và bất thành văn trong tất cả các xã hội. Quy định thành văn là những văn bản: luật, quy định, quy tắc, nội quy, quy chế, quy ước, nghị quyết, kế hoạch v.v.. Quy định bất thành văn là những tục lệ, tập quán, thói quen truyền thống và uy tín cá nhân.
Cách ứng xử phản ánh trình độ văn hóa, truyền thống của một người hay của một dân tộc. Ứng xử có văn hóa là nét đẹp, nét tiêu biểu trong quan hệ giữa người với người, làm sâu sắc thêm giá trị đời sống tinh thần của cộng đồng.
Nhận thức được những khái niệm cơ bản về ứng xử, văn hóa ứng xử, những biểu hiện cụ thể của văn hóa ứng xử là một trong những yếu tố phản ánh trình độ văn hoá của một cơ quan, tổ chức, cá nhân. Trình độ văn hoá lại là một trong những thước đo đặc biệt để đánh giá giá trị của một cá nhân hay cộng đồng. Mặt khác, văn hóa ứng xử cũng là biểu hiện dễ nhận biết nhất, dễ gây ấn tượng tốt hoặc không tốt về cá nhân, cơ quan ngay từ những tiếp xúc đầu tiên, do đó, ảnh hưởng khá lớn đến kết quả công việc của cá nhân hay tập thể đó.
27
Văn hóa ứng xử theo nghĩa rộng: Là thái độ, hành vi ứng xử của con người, thể hiện triết lý sống, lối sống, lối suy nghĩ trong giải quyết các mối quan hệ với mình, với tự nhiên và xã hội theo giá trị, chuẩn mực văn hóa nhất định.
Văn hóa ứng xử theo nghĩa hẹp: Là thái độ, hành vi ứng xử của con người trong giải quyết các mối quan hệ với mình, với tự nhiên và xã hội và ứng xử với mình theo những giá trị, chuẩn mực văn hóa phù hợp với yêu cầu và lợi ích xã.
Trên cơ sở đó , chúng tôi cho rằng, văn hóa ứng xử là phong cách ứng xử giữa mọi đối tượng nhằm thoả mãn nhu cầu giao tiếp hay quan hệ giữa họ hay giữa con người với tự nhiên để tạo sự hứng thú cho các đối tượng đó cùng đạt mục đích mong muốn trong quá trình tồn tại và phát triển theo hướng cân bằng, bình đẳng, văn minh.