Văn hóa công sở được hiểu là những quy tắc, chuẩn mực ứng xử giữa CBCCVC - người đại diện cho cơ quan hành chính nhà nước với công dân và giữa CBCCVC với nhau, nhằm phát huy tối đa năng lực để đạt hiệu quả cao nhất trong hoạt động công vụ. Khi văn hóa công sở của CBCCVC được nâng cao thì văn hóa ứng xử của công dân đến công sở làm việc cũng sẽ được nâng lên. Văn hóa công sở còn là biểu hiện nổi bật của xã hội văn minh, mọi hoạt động công vụ đều có nền nếp, kỷ cương; mỗi người CBCCVC đều thấy rõ trách nhiệm của mình và luôn tự nguyện, tự giác làm tròn nhiệm vụ, hoàn thành tốt phần việc được giao.
Ngoài những yếu tố về trình độ chuyên môn tác động trực tiếp đến hiệu quả giải quyết công việc đối với người dân thì yếu tố văn hóa công sở giữ một vai trò rất quan trọng. Môi trường làm việc, thái độ phục vụ cũng như cách thức giao tiếp, ứng xử đối với người dân của đội ngũ CBCCVC sẽ tạo nên bầu không khí bình đẳng thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa cơ quan hành chính với công
84
dân, tạo nên nét đẹp văn hóa của một nền hành chính hiện đại. Cán bộ công chức phải thể hiê ̣n sự bình đẳng trong giao tiếp với từng cá nhân , từng nhóm và cả tập thể (hô ̣i ho ̣p). Mọi đối tượng tham gia giao tiếp phải được tôn trọng như nhau.
Để quy chế văn hóa công sở đạt hiệu quả cao trước hết cần phải xây dựng quy chế một cách cụ thể, chi tiết, rõ ràng và phải phù hợp với điều kiện của từng cơ quan, tổ chức. Ngoài việc thường xuyên giáo dục nâng cao văn hóa cho các đối tượng giao tiếp ở công sở còn cần phải tăng cường cơ chế kiểm tra, giám sát của cán bộ lãnh đạo, đồng thời phải biết quan tâm đến ý kiến của người dân để có những điều chỉnh kịp thời.