Ở Việt Nam khi nói đến công sở thường được hiểu: công sở là những tổ chức trong xã hội mà hoạt động của nó được pháp luật quy định mặc dù các tổ chức đó có thể khác nhau về lĩnh vực, nội dung hoạt động và hình thức tổ chức. Thông thường, các tổ chức của chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước, các lĩnh vực của đời sống xã hội được phân cấp từ trung ương đến địa phương, các đơn vị sự nghiệp, cơ quan làm việc của các tổ chức trong hệ thống chính trị được coi là công sở. Nội dung hoạt động của các công sở không chỉ hướng ngoại mà còn hướng nội. Ngoài việc thoả mãn những lợi ích chung của đất nước, của công dân được nhà nước bảo vệ và có cơ chế kiểm tra, kiểm soát hoạt động của các công sở còn nhằm đảm bảo các nhu cầu làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động cũng như những quyền lợi hợp pháp của họ, tạo điều kiện cho họ hoàn thành trách nhiệm và nghĩa vụ của mình. Theo nghĩa cổ điển, công sở là một tổ chức đặt dưới sự quản lý trực tiếp của nhà nước để tiến hành một số công việc chuyên ngành của nhà nước.
28
Ví dụ như các cơ quan hành chính nhà nước, các viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học… Đây là một loại công sở nói chung có tư cách pháp nhân, được điều chỉnh bằng công pháp và phụ trách quản lý một loại công việc hay một loại hoạt động dịch vụ công có tính chất chuyên ngành. Hiện nay, có nhiều loại hình công sở, song, trong luận văn, chúng tôi nghiên cứu loại hình công sở là các công sở công quyền hành chính.
Những đặc điểm chủ yếu của công sở công quyền hành chính:
+ Là một pháp nhân, là cơ sở để bảo đảm công vụ,
+ Có quy chế cần thiết để thực hiện các nhiệm vụ chuyên biệt do nhà nước uỷ quyền (như bảo vệ an ninh, xây dựng ngân sách,…).
Để có cơ sở trong quá trình hoạt động, công sở công quyền hành chính được quy định những thẩm quyền cụ thể và có một đội ngũ cán bộ công chức để thực thi công vụ. Các hành vi diễn ra trong công sở công quyền hành chính được đặt trong những định chế pháp lý thích ứng và được gọi là các hành vi hành chính. Trách nhiệm khi giải quyết các vấn đề hành chính theo luật định được gọi là trách nhiệm hành chính. Những tranh kiện về các hành vi hành chính sẽ được xem xét tại toà hành chính. Mọi công sở công quyền hành chính đều có công quỹ và tài sản công cộng. Quản lý công quỹ và tài sản công cộng để phục vụ cho mục tiêu hoạt động của nhà nước là một trong những nhiệm vụ của công sở. Để thực hiện nhiệm vụ này, các công sở công quyền hành chính đều phải dựa vào các quy định chung của luật pháp, đồng thời trong từng công sở đều phải có những quy định cụ thể phù hợp với yêu cầu hoạt động của mình.
Theo chúng tôi, công sở là trụ sở hành chính của một đơn vị . Đồng thời, công sở còn là nơi đặt cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lí và làm việc của bộ phận công chức hành chính thuộc đơn vị có tư cách pháp nhân. Đơn vị có thể có cấp bậc hành chính cao thấp khác nhau. Bộ phận hành chính bao gồm người đứng đứng đầu cơ quan hành chính, các phòng, các bộ phận
29
chức năng giúp người đứng đầu cơ quan quản lí, triển khai, điều hành thực hiện chức năng của đơn vị.
Trong luận văn này, chúng tôi tập trung chủ yếu nghiên cứu Văn hóa ứng xử công sở tại các công sở hành chính công quyền, tức là thuộc các công sở hành chính trong hệ thống nhà nước.