Nội dung biểu hiện của văn hóa ứng xử công sở

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

1.1.6.1 Ứng xử theo hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh và quy chế hoạt động của nhà nước đối với công chức

Vai trò điều chỉnh hành vi ứng xử đối với công chức nói riêng của hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh và quy chế hoạt động

34

Ý thức pháp luật là xuất phát điểm tạo nên hành vi của mỗi con người, phản ánh quyền lợi và nghĩa vụ của con người đối với xã hội, nhằm đạt được sự cân bằng cho xã hội và cho mỗi người. Vì vậy, việc tuân thủ đúng pháp luật là vô cùng cần thiết, đảm bảo cho sự nghiêm minh, cho sự tồn tại và phát triển của một quốc gia.

Pháp luật là thước đo hành động của toàn xã hội, cán bộ công chức và mọi công dân phải dựa vào pháp luật , phải tuân thủ và thực hiện đúng pháp luật, đồng thời là tấm gương thuyết phục quần chúng noi theo.

Để xây dựng một nhà nước pháp quyền vững mạnh và một xã hội phát triển thì mọi công dân phải tuân thủ và thực hiện pháp luật, trong đó đội ngũ công chức giữ một vai trò quan trọng, nếu công chức nghiêm chỉnh chấp hành, làm đúng pháp luật và làm tấm gương cho người dân noi theo thì xã hội sẽ ngày càng tốt đẹp hơn.

Từ đó cho thấy văn hóa ứng xử công sở đóng vai trò tác động và điều chỉnh ý thức, hành vi chấp hành hiến pháp, pháp luật, pháp lệnh và quy chế hoạt động.

Những nội dung quy định ứng xử tạo cơ sở cho văn hóa ứng xử hình thành:

Tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật. Tuân thủ quy chế, quy tắc của cơ quan, tổ chức

Xác định rõ quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khi thực hiện các quy định của pháp luật.

Mọi cán bộ, công chức, các tổ chức và công dân đều bình đẳng trước pháp luật.

Có hình thức khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ công chức khi thi hành nhiệm vụ và thực thi pháp luật.

35

Nhận thức của cán bộ công sở đa phần đều đã nắm được tinh thần của các đòi hỏi, những tác động và lợi ích của văn hóa ứng xử. Để thực hiện tốt thì điều quan trọng là cần có cách thức triển khai việc thực hiện văn hóa ứng xử công sở.

Tỷ lệ cán bộ đã nghe và hiểu sơ qua về văn hóa ứng xử công sở tương đối cao vì khi được tuyển dụng vào cơ quan, mỗi cán bộ đều nhận được những nội quy, quy chế của cơ quan và đặc biệt trong mấy năm gần đây việc tuyên truyền phổ biến rộng rãi trên các phương tiện thông tin về khái niệm văn hóa ứng xử công sở đã được nhắc đến nhiều lần

Nếu không nhận thức đúng đắn về văn hóa ứng xử công sở thì trong công việc sẽ không tránh khỏi những hạn chế nên để khắc phục và làm tốt công việc của mình bắt buộc người cán bộ phải có sự hiểu biết để thực hiện. Song cũng phải đánh giá thực chất rằng, việc nhận thức và thực hiện là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Trong thực tế thì việc thực hiện văn hóa ứng xử công sở của ở một số nơi còn chưa tốt khiến cho người dân bức xúc. Chính vì vậy, đòi hỏi người lãnh đạo cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao hơn nữa.

Văn hoá giao tiếp, ứng xử của cán bộ trong công sở

Phép ứng xử văn hóa là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Ứng xử văn hóa của người Việt thường biểu hiện sự tế nhị, khoan hòa, nhường nhịn và thẳng thắn. Tùy mỗi hoàn cảnh và mối quan hệ để ứng xử sao cho phù hợp. Trong phép ứng xử của người Việt Nam, bao giờ đối tượng ứng xử cũng được trân trọng.

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó có việc xây dựng tư tưởng đạo đức lối sống là nội dung căn bản bao trùm. Văn hóa ứng xử và ứng xử có văn hóa sẽ góp phần tích cực vào việc giữ gìn bản sắc tốt đẹp và xây dựng lối sống văn hóa, bất kỳ ai, bất kỳ lĩnh vực nào cũng rất cần phải quan tâm và không ngừng hoàn thiện.

36

Văn hóa ứng xử công sở là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, giữa con người với công việc được xây dựng trên những giá trị và mục tiêu chung.

Mỗi công sở có văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Văn hóa ứng xử công sở là một trong những nhân tố góp phần tạo nên hình ảnh công sở được thể hiện thông qua cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau, có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, tới sự thành công của đơn vị. Cách cư xử trong công sở được mọi người hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên. Cả đơn vị sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa đơn vị tiến lên phía trước.

Có thể nói văn hoá ứng xử trong công sở là tạo ra các quy tắc, chuẩn mực ứng xử chứ không phải tạo ra các chỉ thị, mệnh lệnh hành chính. Văn hóa ứng xử sẽ giúp cho mỗi cá nhân hoàn thiện mình hơn để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao, tạo dựng được lòng tin đối với lãnh đạo và đồng nghiệp, từ đó sẽ tạo nên sức mạnh chung đưa công sở ngày càng phát triển.

Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp: Việc sử dụng con người như thế

nào, coi cái gì là quan trọng trong đối nhân xử thế của nhà lãnh đạo, chính là yếu tố trực tiếp tạo nên mối quan hệ giữa các cá nhân trong công sở. Vì vậy, xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp không thể chỉ là những câu nói, cử chỉ mang tính chất xã giao, mà phải dựa trên sự hợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung.

Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng tư

duy độc lập, có kinh nghiệm... vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong công sở phải có tinh thần cởi mở, hợp tác với các đồng nghiệp. Sự phối hợp ăn ý sẽ tạo nên hiệu quả công việc cao nhất. Chỉ khi có thái độ cởi mở, chia sẻ thông tin cho nhau, thẳng thắn góp ý

37

và tiếp nhận ý kiến phản hồi của nhau… mới xây dựng được các mối quan hệ tin cậy trong nội bộ.

Để hợp tác ăn ý với đồng nghiệp thì phải xác định mục tiêu chung

Nếu mỗi người một ý và khăng khăng thực hiện theo ý mình, thật khó để công việc có thể hoàn thành đúng hạn. Do đó, trước khi bắt tay vào công việc, nên thảo luận, đặt ra mục tiêu chung về hướng đi, kết quả cần đạt được… nên gặp mặt trực tiếp để thống nhất mọi việc và có thể lập văn bản nếu cần. Điều này sẽ giúp mọi người đi đúng hướng và tránh sự bất đồng không cần thiết trong quá trình thực hiện.

Khả năng hoà hợp với mọi người không chỉ giúp cho công việc trôi chảy hơn mà sự nghiệp cũng được cải thiện. Ngoài ra, các cơ quan luôn tìm kiếm các cá nhân có thể hợp tác thành công với đồng nghiệp, kể cả những người khó tính nhất. Do đó, “tâm đầu ý hợp” với đồng nghiệp sẽ mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bạn.

Trong ứng xử với đồng nghiệp công chức, viên chức hiện nay thiên về tính thẳng thắn, bộc trực. Trong quan hệ ứng xử với người lớn tuổi trong cơ quan, tính bình đẳng trong giao tiếp giữa các thế hệ đã bước đầu thể hiện khá rõ rệt. Thực trạng đó có được là sự điều chỉnh, từ cả hai phía. Phía trước người trẻ tuổi đã học được cách ứng xử của người lớn tuổi theo hướng bình đẳng hơn; còn phía những người lớn tuổi nhìn nhận lớp trẻ không còn theo lối gia trưởng. Quan hệ xã hội ngày một cởi mở hơn đã tạo cho hai lớp trẻ già xích lại gần nhau trong quan hệ giao tiếp. Cách cư xử đối với người lớn tuổi đang có xu hướng cân bằng hơn, để sao người già vẫn được tôn trọng, còn lớp trẻ thì thể hiện được tính năng động của mình.

Trong văn hoá ứng xử với công việc thuộc chức năng của mình thì

chưa thực sự cố gắng hết sức mình. Chưa tạo được niềm hăng say, hứng khởi trong công việc. Thời gian làm việc thì chưa thực hiện đúng theo quy định. Tình trạng đi muộn về sớm là còn phổ biến ở nhiều cơ quan công sở.

38

Nguyên tắc ứng xử đối với công việc

Dù là nhà lãnh đạo hay là nhân viên thì thái độ ứng xử với công việc đều là phải tôn trọng công việc của mình. Chỉ khi đó mới có thể làm việc hiệu quả và mới tìm thấy niềm vui trong công việc.

Thể hiện thái độ tôn trọng công việc bằng tinh thần trách nhiệm với công việc, nhận trách nhiệm khi mắc lỗi, bằng cách làm việc tích cực hơn, đảm bảo điều sai lầm sẽ không xảy ra nữa.

Thực hiện công việc được giao đúng kế hoạch, tiến độ, với sự sáng tạo và nỗ lực cao nhất, để đạt được kết quả cao nhất. Song cũng không nên dừng lại ở công việc được giao, mà phải luôn tìm tòi, phát hiện khả năng của mình ở những lĩnh vực mới.

Thái độ tôn trọng với công việc được thể hiện ở mọi khía cạnh: tôn trọng giờ giấc làm việc, không lãng phí thời gian làm việc vào những việc riêng cá nhân, thực hiện đúng những quy định làm việc của cơ quan...

Những hạn chế nêu trên tồn tại ít hoặc nhiều trong hầu hết các công sở công quyền hành chính của chúng ta hiện nay. Mặc dù mối quan hệ ứng xử giữa các cán bộ hiện nay được đánh giá là chuẩn mực, phù hợp song cũng cần có sự xem xét trong việc tạo dựng môi trường làm việc tốt hơn nữa cho các cán bộ. Điều hoà, quan tâm tới ứng xử của các cán bộ trong các tổ của bộ phận nghiên cứu tổng hợp, các phòng chuyên môn là việc rất cần thiết. Phải tạo ra được tính thiện chí, trung thực trong công tác, phối hợp thực hiện để công việc đạt kết quả tốt nhất.

1.1.6.3 Ứng xử với cấp trên, cấp dưới trong cùng công sở

Trách nhiệm và ảnh hưởng của cấp trên đối với cấp dưới, cách ứng xử.

Người lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa ứng xử trong công sở. Họ phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độ thưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết mâu

39

thuẫn, xung đột nội tại có hiệu quả. Khi thực hiện những nguyên tắc này, nhà lãnh đạo sẽ xây dựng được nét văn hóa ứng xử tốt đẹp trong công sở.

Lãnh đạo và quản lý ở các công sở có tính gián tiếp. Người lãnh đạo, quản lý không trực tiếp tạo ra hiệu quả mà phải thông qua tổ chức, thông qua kết quả thực hiện nhiệm vụ của cấp dưới. Chính vì thế hiệu quả chỉ đạo, tác động, gây ảnh hưởng của người lãnh đạo đối với cấp dưới phụ thuộc rất nhiều vào cách ứng xử của người lãnh đạo đó.

Để có cách ứng xử phù hợp, có hiệu quả đối với cấp dưới đòi hỏi người lãnh đạo phải hiểu cấp dưới, nắm bắt được sở trường, sở đoản, nhu cầu, nguyện vọng, hoàn cảnh của cấp dưới. Thực tiễn cho thấy, tâm lý cấp dưới rất phong phú, phức tạp và đa dạng, bởi vậy, người lãnh đạo cần phải hiểu rõ cấp dưới của mình là người như thế nào để ứng xử cho phù hợp.

Nhìn chung, theo các nhà nghiên cứu, khi giao tiếp và ứng xử với cấp dưới, người lãnh đạo cần lưu ý thực hiện những yêu cầu sau:

. Nhìn vào ưu điểm sở trường hơn là khuyết điểm, sở đoản. . Thăm hỏi động viên khi khó khăn.

. Lắng nghe cấp dưới tâm sự, trình bày.

. Thành thật quan tâm, đặt mình vào địa vị của họ. . Không trách mắng, phê bình trước mặt mọi người. . Tôn trọng, quan tâm đến lợi ích cấp dưới.

. Tăng cường giao tiếp với cấp dưới . Tin tưởng và có thành ý khi giao tiếp.

Có nhiều lý do khiến không ít nhân viên tránh mặt để không phải chào thủ trưởng. Có người nghĩ rằng họ chào trước thủ trưởng là biểu hiện nịnh bợ. Tuy nhiên, nếu được thủ trưởng chào họ thì họ coi đó là sự trân trọng.

Một điều tối kỵ là thủ trưởng không đáp lại lời chào hỏi của nhân viên. Dù thủ trưởng vô tình không nghe thấy lời chào của nhân viên thì ông ta vẫn

40

bị nhân viên lan truyền nhận định rằng thủ trưởng là người coi thường cấp dưới.

Thăm hỏi, chúc tụng cấp trên là việc không lạ tuy nhiên thăm hỏi cấp dưới là việc không phải thủ trưởng nào cũng quan tâm.

Khi được thủ trưởng thăm hỏi, cấp dưới rất cảm động vì sự quan tâm đó. Đối với cấp dưới, lời thăm hỏi của cấp trên có tác dụng như một lời khen. Bạn nên thật lòng quan tâm đến cấp dưới. Khi thăm hỏi, bạn nên nhìn thẳng vào mắt người được thăm hỏi với cái nhìn ấm áp và thực tâm muốn biết tình cảm của họ.

Nếu bạn làm việc đó không thật lòng như đóng kịch thì tác dụng sẽ phản lại. Nếu thủ trưởng thỉnh thoảng lại hỏi một nhân viên nào đó: "Anh tên là gì? Quê ở đâu?" nghe câu hỏi đó, nhân viên sẽ coi thủ trưởng là người giả dối.

Vì vậy, nếu người lãnh đạo biết lắng nghe, quan tâm, tin tưởng, động viên, khuyến khích, hòa nhã, thân thiện… với cấp dưới thì sẽ thu phục được cấp dưới, tạo được mối quan hệ tốt đẹp, hài hòa nơi công sở, góp phần thực hiện tốt nhất công việc được giao, đồng thời tạo môi trường thuận lợi cho sự thăng tiến.

Trách nhiệm và ảnh hưởng của cấp dưới đối với cấp trên, cách ứng xử

Những nhà lãnh đạo thành công đều là những người trao quyền và tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưới quản lý được cấp trên, tạo sự thấu hiểu giữa hai bên. Để đạt được điều này, ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo.

Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn thành tốt chức trách được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo. Sự cố gắng đó không phải chỉ

41

cho cơ quan, cho cấp trên của mình, mà trước hết là cho chính bản thân mình. Khi thể hiện được vai trò của mình, mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình. Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà phải thể hiện là người trợ lý đắc lực, hiệu quả cho cấp trên của mình trong quá trình giải quyết công việc.

Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo: Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà mỗi nhân viên hãy trở thành những người hỗ trợ, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của mình. Hãy đưa ra ý tưởng và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng của mình. Tất nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiểu được nhà lãnh đạo mong muốn điều gì.

Muốn ứng xử với cấp trên có hiệu quả thì phải tuân theo các nguyên tắc sau đây:

. Hiểu được vị trí, vai trò, phương pháp của cấp trên,

Một phần của tài liệu Vấn đề văn hóa ứng xử công sở ở Việt Nam hiện nay (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)